Các bước để chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất

28/09/2021

Vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp sản xuất đau đầu hiện nay đó là làm thế nào để gia tăng chất lượng sản phẩm? tối ưu hóa vận hành nhà máy để đạt năng suất cao hơn từ đó hướng tới chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất. 

Dịch bệnh COVID-19 đã làm bộc lộ những rủi ro khi chuỗi cung ứng các sản phẩm, thiết yếu bị gián đoạn do quá phụ thuộc vào các trung tâm sản xuất tại một số quốc gia.  Xu hướng dịch chuyển đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu mạnh mẽ, mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội và lợi thế để tiếp cận thị trường quốc tế đầy tiềm năng. Hiện nay chuyển đổi số chính là chìa khóa để doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội mang lại từ hội nhập quốc tế.

Trong quá trình chuyển mình từ phương thức sản xuất truyền thống sang sản xuất tự động hóa với Nhà Máy Thông Minh thì các các chủ doanh nghiệp hầu hết đề đồng ý với quan điểm: Chuyển đối số chính là chìa khóa mở đầu cho việc triển khai Nhà Máy Thông Minh. Số hóa chính là bước đệm trong việc triển khai nhà máy thông minh. Việc số hóa dữ liệu giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề nhức nhối trong việc quản lý và vận hành.

Các bước để chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất 

1. Thiết lập hạ tầng số

Doanh nghiệp cần trả lời được hai câu hỏi: Quy mô của hệ thống thế nào và nhu cầu số hóa của doanh nghiệp ra sao? Từ đó mới có kế hoạch để chuẩn bị cơ sở hạ tầng số.

Có hai lựa chọn về lưu trữ cho doanh nghiệp đó là dịch vụ đám mây tập trung hoặc server vật lý. Sau đó sẽ đầu tư máy móc điện tử, cơ sở dữ liệu, công nghệ, xây dựng quy trình, cách vận hành.

Cùng với đó, việc chuyển đổi về mặt con người cũng vô cùng cần thiết để phụ vụ cho chuyển đổi số. Tất cả nhưng bộ phận như: Công nghệ thông tin, vận hành sản xuất và tư vấn pháp lý đều cần phải được xây dựng và đào tạo một cách bài bản.

Trong quá trình chuẩn bị triển khai nhà máy thông minh doanh nghiệp sẽ phải tiêu tốn rất nhiều cho nhân lực và vật lực. Vì thế việc kiên trì là điều cần thiết trong quá trình triển khai.

2. Số hoá tư liệu sản xuất

Sau khi xây dựng xong hạ tầng số phục vụ cho triển khai nhà máy thông minh, doanh nghiệp cần tiến hành các hình thức kết nối phù hợp. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 như IoT giúp doanh nghiệp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Ngoài ra, việc đánh giá các thiết các thiết bị hiện tại còn phù hợp để kết nối không cũng rất quan trọng. Toàn bộ các thông tin, dữ liệu thu thập được từ các thiết bị cảm biến, đo đạc sẽ được xử lý và chuyển tới hệ thống phân tích dữ liệu trung tâm.

3. Số hoá hệ thống quản trị trong doanh nghiệp

Việc số hóa hệ thống thông tin quản trị cơ bản nhất là số hóa tài liệu để hạn chế in ấn giấy tờ. Tiếp theo, doanh nghiệp cần liên kết các dữ liệu thu được để có cái nhìn tổng quan về hoạt động của doanh nghiệp. Để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cần phải tích hợp thêm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)hệ thống điều hành sản xuất (MES). Bởi nếu như hệ thống MES hầu như tập trung hoàn toàn vào khía cạnh sản xuất thì hệ thống ERP hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp. Giúp liên kết các sự kiện của khu vực sản xuất với các sự kiện kinh doanh, bán hàng, mua hàng, bảo trì máy móc thiết bị và tài chính kế toán.
Trong mô hình nhà máy thông minh, dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm kể trên bổ trợ cho nhau, giúp nhà quản lý có cái nhìn tổng quát nhất về toàn bộ quá trình sản xuất, hoạt động và quản lý từ đó đưa ra các quyết định chính xác nhất liên quan đến hoạt động sản xuất. Việc triển khai nhà máy thông minh như thế nào phụ thuộc vào tình hình thực tế và định hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc số hóa toàn bộ dữ liệu trong doanh nghiệp là điều cần thiết. Dữ liệu từ IoT cùng các hệ thống phần mềm tích hợp hỗ trợ cho nhau, giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát nhất về các hoạt động sản xuất và quản lý. Từ đó đưa ra các quyết định, chiến lược tối ưu cho hoạt động sản xuất.

>>>Đọc thêm: “Ông lớn” ngành gia dụng Việt Nam Sunhouse triển khai giải pháp nhà máy thông minh

Chọn giải pháp công nghệ nào góp phần thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp sản xuất ?

Chia sẻ về mô hình chuyển đổi số phù hợp với doanh nghiệp Ông Nguyễn Xuân Hách – với 18 năm trong tư vấn hệ thống công nghệ và chuyển đổi số doanh nghiệp chia sẻ: Hiện tại, các nhà máy lớn trên thế giới đang bước vào Cách mạng công nghiệp 4.0. Tuy nhiên với những nước còn đang phát triển, phần lớn còn đang ở cấp độ 2.0, 3.0, và Việt Nam là một điển hình. Theo ông, các yếu tố dây chuyền sản xuất tự động, AI hay Robot đều có thể cấu thành nhà máy thông minh. Nhưng những yếu tố này có thể chưa phù hợp với điều kiện nhà máy ở Việt Nam.
Ông lý giải: Từ nhà máy 1.0 lên 2.0, phải đầu tư nhiều cho yếu tố công nghệ. Từ nhà máy 2.0 lên 3.0, phải đầu tư cho quy trình. Và từ nhà máy 3.0 lên 4.0 phải đầu tư thêm về công nghệ, quy trình và con người.

Ông Hách cũng chỉ ra một thực trạng đang diễn ra ở nhiều nhà máy truyền thống hiện nay đó là phần lớn mọi thông tin trong quá trình sản xuất phụ thuộc hoàn toàn vào con người, khiến luồng thông tin trong toàn doanh nghiệp bị đứt gãy, luồng thông tin không được thông suốt ở cả 3 tầng quản lý chiến lược, tầng quản trị hoạch định nguồn lực, tầng quản lý vận hành sản xuất. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt dữ liệu để nhà quản trị phân tích và đưa ra các quyết định kịp thời.

Hiện nay có nhiều giải pháp công nghệ góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp. Trong bài viết này chúng tôi muốn giới thiệu tới độc giả giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY do ITG Technology phát triển. Giải pháp được xây dựng dựa trên tham chiếu kiến trúc công nghệ ISA-95 của Hiệp hội Tự động hóa quốc tế. Đây là bộ giải pháp chuyển đổi số toàn diện có sự kết hợp giữa tầng IT (công nghệ thông tin) và tầng OT (là công nghệ vận hành), Ngoài ra, 3S iFACTORY cũng ứng dụng những thành tựu của CMCN 4.0 như IIoT, AI, Big Data,…, để tạo nên xương sống công nghệ vững chắc, hình thành luồng thông tin thông suốt trong toàn doanh nghiệp.

Kiến trúc giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY

4 tầng lõi của giải pháp bao gồm: 3S IIoT Platform cho phép thu thập dữ liệu vận hành của máy móc tại nhà xưởng sẽ được kết nối với hệ thống điều hành sản xuất 3S MES để để trực quan hóa và kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất trong thời gian thực. Những dữ liệu trực quan từ tầng điều hành sản xuất 3S MES sẽ được đẩy lên hệ thống 3S ERP để giải quyết triệt để bài toán lập kế hoạch sản xuất (MPS) và lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP), giúp doanh nghiệp chủ động trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất sao cho không chỉ đảm bảo hạn chế tối đa tồn kho do sản xuất thừa mà còn rút ngắn tiến độ giao hàng.

Cuối cùng, 3S Business Hub – Hệ thống Báo cáo quản trị thông minh dưới dạng dashboard bằng biểu đồ sẽ giúp tổng hợp các luồng dữ liệu phân mảnh từ các tầng dưới đẩy lên. Hơn hết, hệ thống còn đưa ra các dự báo mang tính xu hướng, hỗ trợ nhà quản trị rút ngắn thời gian thống kê, phân tích và hỗ trợ lãnh đạo cấp cao đưa ra các quyết định chiến lược nhanh hơn.

Giải pháp 3S iFACTORY đã được trao giải thưởng Sao Khuê 2021 dành cho phần mềm xuất sắc.

Để biết thêm chi tiết về phần mềm 3S iFACTORY hãy liên hệ với bộ phận tư vấn giải pháp ua số Hotline: 092.6886.855 để được tư vấn nhanh nhất.

>>>Đọc thêm: 12 Đặc trưng của nhà máy thông minh

5/5 - (3 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng