Định mức gia công cơ khí chế tạo là gì? Lợi ích đối với doanh nghiệp

29/05/2024

Định mức gia công cơ khí chế tạo là một khái niệm quan trọng trong ngành công nghiệp cơ khí, đóng vai trò then chốt trong việc quản lý và tối ưu hóa quy trình sản xuất. Không chỉ giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, định mức gia công còn hỗ trợ tối ưu hóa chi phí, nâng cao hiệu suất làm việc và đưa ra những quyết định quản lý chính xác. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết về định mức gia công cơ khí chế tạo, các yếu tố ảnh hưởng, lợi ích cũng như các thách thức trong việc thiết lập và áp dụng định mức này trong thực tế sản xuất.

Định mức gia công cơ khí chế tạo là gì?

Trước khi đi vào tìm hiểu định mức gia công cơ khí chế tạo, chúng ta cần nắm được khái niệm định mức và gia công cơ khí chế tạo là gì.

Định mức gia công cơ khí chế tạo

Nắm rõ định mức gia công cơ khí chế tạo là điều cần thiết đối với doanh nghiệp

Theo đó, gia công cơ khí chế tạo là quá trình sử dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để gia công vật liệu kim loại hoặc phi kim loại thành các sản phẩm hoặc bộ phận có hình dạng, và kích thước theo yêu cầu thiết kế. Còn khái niệm định mức dùng để chỉ những quy định về mức hao phí vật liệu, máy móc, nhân công trong quá trình sản xuất để hoàn thành một đơn vị khối lượng cụ thể.

Dựa vào hai khái niệm ở trên, ta có thể hình dung được định mức gia công cơ khí chế tạo là mức tiêu hao nhiên liệu, vật liệu, lao động, thời gian sử dụng máy cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm cơ khí. Những yếu tố này sẽ được sử dụng để lập kế hoạch sản xuất, ước tính chi phí, và đánh giá hiệu suất công việc.

Xem thêm:

Định mức gia công cơ khí gồm những hạng mục nào?

Các hạng mục trong định mức gia công cơ khí chế tạo thường bao gồm:

Định mức gia công cơ khí chế tạo

Định mức gia công cơ khí chế tạo bao gồm định mức nguyên vật liệu và định mức gia công

Định mức nguyên vật liệu

Ngành cơ khí chế tạo thường không có định mức nguyên vật liệu chung cố định do tính chất đa dạng của sản phẩm. Thông thường, các nguyên liệu chính được sử dụng để gia công cơ khí là kim loại đã định hình, có thể dạng tấm, dạng hộp, dạng ống. 

Tùy vào mục đích sử dụng, công nhân sẽ lựa chọn loại nguyên vật liệu phù hợp để chế tạo, đảm bảo sản phẩm hoàn thành đáp ứng đầy đủ tính năng và đảm bảo an toàn. Hoặc nếu doanh nghiệp cơ khí sản xuất theo đơn đặt hàng, việc lựa chọn nguyên vật liệu sẽ được thực hiện theo yêu cầu của khách hàng.

Đơn vị tính định mức tiêu hao nguyên vật liệu gia công cơ khí thường yêu cầu song song hai đơn vị tính là kích thước và trọng lượng của vật liệu. Trong đó, nguyên vật liệu khác nhau, cách tính kích thước sẽ khác nhau: Kích thước kim loại tấm và kim loại hình hộp được tính theo độ dày, kích thước dài, rộng; kim loại ống được tính dựa trên độ dày và tiết diện). Còn trọng lượng nguyên vật liệu thường sẽ được quy đổi sang kg, tấn…

Định mức gia công (máy, nhân công và chi phí sản xuất khác)

Không có công thức tính định mức gia công chung cho mọi doanh nghiệp cơ khí bởi điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Trình độ công nghệ, mức độ tự động hóa, trình độ sản xuất, năng suất lao động, chất lượng và số lượng máy móc, điều kiện nhà xưởng…

Với các doanh nghiệp có mức độ tự động hóa cao, việc áp dụng máy móc – công nghệ mới vào quá trình sản xuất sẽ giúp tự động thống kê và hiển thị định mức số lượng sản phẩm gia công chính xác.

Trong khi đó, các doanh nghiệp gia công cơ khí sử dụng máy móc cũ, trình độ tự động hóa thấp, thường tính định mức gia công dựa theo kinh nghiệm nên không tránh khỏi sai số.

Đọc thêm: Giải pháp nhà máy thông minh cho ngành Gia công cơ khí

Lợi ích khi xác định chính xác định mức gia công cơ khí

Định mức gia công cơ khí chế tạo mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, giúp cải thiện hiệu quả sản xuất và quản lý. Dưới đây là một số lợi ích chi tiết:

Định mức gia công cơ khí chế tạo

Xác định chính xác định mức gia công cơ khí mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

  • Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Định mức gia công cung cấp các tiêu chuẩn rõ ràng về thời gian và các bước thực hiện, giúp doanh nghiệp tổ chức và điều hành quy trình sản xuất một cách hiệu quả. Điều này giảm thiểu tình trạng lãng phí thời gian và tài nguyên, đồng thời tối ưu hóa năng suất lao động và máy móc.
  • Kiểm soát chi phí: Bằng cách xác định chính xác lượng vật liệu và thời gian cần thiết cho mỗi công đoạn, định mức gia công giúp doanh nghiệp kiểm soát và dự báo chi phí sản xuất chính xác hơn. Điều này rất quan trọng trong việc lập kế hoạch ngân sách và giảm thiểu các chi phí phát sinh không mong muốn.
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm: Định mức gia công bao gồm các tiêu chuẩn về chất lượng và kỹ thuật, giúp đảm bảo sản phẩm cuối cùng đáp ứng các yêu cầu chất lượng. Việc này không chỉ nâng cao uy tín của doanh nghiệp mà còn giảm thiểu tỷ lệ sản phẩm lỗi, hỏng, từ đó giảm chi phí liên quan đến sửa chữa và bảo hành.
  • Tăng cường khả năng quản lý và lập kế hoạch: Với các định mức rõ ràng, nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi tiến độ sản xuất, đánh giá hiệu suất làm việc và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết, giúp doanh nghiệp linh hoạt và chủ động hơn trong quản lý sản xuất.
  • Đánh giá và cải tiến liên tục: Định mức gia công tạo ra cơ sở dữ liệu quan trọng để doanh nghiệp có thể phân tích, đánh giá và cải tiến quy trình sản xuất liên tục. Khi xây dựng được định mức (BOM) gia công cơ khí, doanh nghiệp có thể thực hiện gia công thử nghiệm sản phẩm mẫu. Khi sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn mới tiến hành xây dựng định mức và sản xuất hàng loạt. Trong quá trình vận hành, định mức có thể được điều chỉnh phù hợp hơn, để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và giảm thiểu chi phí sản xuất.

Nhờ những lợi ích này, định mức gia công cơ khí chế tạo không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững và khả năng cạnh tranh trong ngành công nghiệp cơ khí.

Tối ưu định mức gia công cơ khí chế tạo cùng phần mềm 3S ERP

Trong công việc định mức gia công cơ khí chế tạo, trở ngại lớn nhất chắc chắn nằm ở công việc tính toán các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất. Phần mềm 3S ERP giúp doanh nghiệp cơ khí quản lý toàn diện mọi hoạt động trong doanh nghiệp, từ mua hàng, bán hàng, kho đến sản xuất, kế toán. 

Khi dữ liệu giữa các phòng ban được kết nối và đồng bộ trên cùng một hệ thống, nhà quản lý có thể dễ dàng tính toán được định mức nguyên vật liệu và định mức gia công từ chi phí nhân công, công suất của máy móc, số lượng nguyên vật liệu tiêu hao trong quá trình sản xuất… từ đó lên kế hoạch quản lý chi phí sản xuất, dòng tiền, ngân sách cho doanh nghiệp.

Nhờ các tính năng hỗ trợ quản lý toàn diện của phần mềm 3S ERP, các doanh nghiệp gia công cơ khí chế tạo có thể thiết lập và duy trì các định mức gia công một cách hiệu quả hơn, từ đó nâng cao hiệu suất sản xuất, kiểm soát chi phí và chất lượng sản phẩm.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng