3 Lợi ích nổi bật khi tích hợp ERP và MES để quản lý sản xuất

31/10/2023

Chuỗi cung ứng thay đổi liên tục, hệ thống nội bộ rời rạc, dữ liệu sản xuất không nhất quán là những lý do chính khiến việc quản lý đơn hàng của doanh nghiệp sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những điều này đều có thể được khắc phục khi doanh nghiệp tích hợp ERP và MES để quản lý hoạt động sản xuất.

Tích hợp ERP và MES giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất toàn diện, hiệu quả

Tích hợp ERP và MES giúp doanh nghiệp quản lý sản xuất toàn diện, hiệu quả

Để công tác quản lý sản xuất đạt hiệu quả tối ưu nhất, doanh nghiệp nên tích hợp hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) và hệ thống điều hành – thực thi sản xuất (MES). Mặc dù ERP là công cụ mạnh mẽ có thể quản lý tổng thể các vấn đề liên quan đến đơn đặt hàng, hàng tồn kho, nhu cầu sản xuất,… song nếu không kết nối với phần mềm MES thì doanh nghiệp khó có được bức tranh chính xác về tồn kho sản phẩm, tồn kho nguyên vật liệu và lịch trình sản xuất không thể tính toán được theo thời gian thực.

Thay vào đó, khi tích hợp ERP và MES, hai hệ thống này có thể trao đổi và sử dụng dữ liệu của nhau, mang đến cho doanh nghiệp bức tranh toàn cảnh về mọi hoạt động sản xuất, hỗ trợ theo dõi dữ liệu sản xuất theo thời gian thực và lập kế hoạch sản xuất linh hoạt, có thể tùy chỉnh khi nhu cầu sản xuất và nguồn lực sẵn có thay đổi.

Sự bổ trợ của hai giải pháp sẽ mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong công tác quản lý đơn hàng sản xuất:

Lập kế hoạch chi tiết và tối ưu nguồn lực sản xuất

Lập kế hoạch sản xuất đóng vai trò xương sống cho các hoạt động diễn ra sau này trong chuỗi cung ứng nội bộ. Một kế hoạch hiệu quả đòi hỏi sự phối hợp của nhiều yếu tố như: Thời gian hoạt động của máy móc/thiết bị, tính sẵn có của các nguồn lực và số lượng nguyên vật liệu. Khi tích hợp ERP với MES, những yếu tố này sẽ được MES ghi nhận và truyền thông tin tới hệ thống ERP; giúp nhà quản lý tính toán, điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với thực trạng dưới nhà máy; đảm bảo tận dụng tối ưu tất cả các nguồn lực cần thiết như: Thiết bị/máy móc, nguyên liệu thô và người vận hành, từ đó giảm thiểu những tác động tiêu cực có thể gây gián đoạn sản xuất.

Xem thêm: Hoạch định năng lực sản xuất với sự kết hợp của hệ thống ERP & MES

Hệ thống ERP và hệ thống MES giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết và tối ưu nguồn lực sản xuất

Hệ thống ERP và hệ thống MES giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chi tiết và tối ưu nguồn lực sản xuất

Loại bỏ lỗi quy trình

Công việc quản lý sản xuất đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ và độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu không có công cụ hỗ trợ, người quản lý sẽ phải thường trực 24/7 tại nhà máy để có thể nắm bắt tình hình sản xuất và chủ động điều chỉnh lịch sản xuất khi có vấn đề phát sinh như: Đơn hàng chen ngang, máy dừng hoạt động, chất lượng không đảm bảo,…

Mặt khác, quản lý sản xuất bằng phương pháp thủ công cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến kế hoạch và lịch sản xuất thường bị xung đột với nhau. Nguyên do là bởi thông tin giữa bộ phận kế hoạch và bộ phận sản xuất bị “đứt đoạn”.

Tích hợp MES và ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu lỗi sai do quy trình thủ công gây ra

Tích hợp MES và ERP giúp doanh nghiệp giảm thiểu lỗi sai do quy trình thủ công gây ra

Việc tích hợp ERP và MES sẽ giúp doanh nghiệp tự động hóa các tác vụ quản lý dưới nhà máy, hỗ trợ lên lịch sản xuất nhanh chóng đến từng công đoạn, từng giờ, từng máy,… chính xác theo kế hoạch được thiết lập trước đó, đồng thời tự động phân bổ lệnh sản xuất theo lịch.

Ngoài ra, hệ thống còn có thể loại bỏ nhiều lỗi sai phổ biến và sự kém hiệu quả trong quản lý sản xuất thủ công, cho phép thu thập dữ liệu về nhà máy theo thời gian thực. Điều này giúp doanh nghiệp cải tiến năng suất, tiết kiệm chi phí và loại bỏ thời gian chết.

Lưu trữ dữ liệu sản xuất tự động

MES sẽ giúp doanh nghiệp tự động thu thập dữ liệu sản xuất theo thời gian thực, từ thông tin lô, việc sử dụng nguyên vật liệu thô cho đến tiến độ sản xuất đơn hàng,… và phản hồi lại hệ thống ERP.

Các dữ liệu này sau đó sẽ được bộ phận kế hoạch, bộ phận kho và các bên liên quan khác sử dụng để phục vụ cho công việc. Nhờ loại bỏ các bước làm thủ công, doanh nghiệp có thể ngăn ngừa sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu và các lỗi khi tạo báo cáo.

Sử dụng ERP tích hợp với MES giúp người dùng lưu trữ dữ liệu sản xuất tự động

Sử dụng ERP tích hợp với MES giúp người dùng lưu trữ dữ liệu sản xuất tự động

Đọc thêm: Phần mềm ERP có thay thế được MES trong doanh nghiệp sản xuất?

Dễ dàng nhận thấy, khi tích hợp ERP và MES, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về mọi hoạt động trong sản xuất, đảm bảo thông tin giữa các bộ phận từ khối quản trị đến khối sản xuất được liên kết đồng bộ với nhau, giúp nâng cao tốc độ vận hành, cải thiện chất lượng và tối ưu chi phí.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng