Xu hướng của các giải pháp IoT cho nhà máy
Theo số liệu của IDC, chỉ trong năm 2016, ngành công nghiệp sản xuất chiếm tới 102,5 tỷ đô la (trên tổng số 178 tỷ đô la tổng doanh thu của IoT). Như vậy, ta có thể thấy, IoT trong sản xuất mà đặc biệt là giải pháp IoT cho nhà máy chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu phát triển IoT toàn cầu.
Giải pháp IoT cho nhà máy: Cơ hội và bối cảnh
Nếu xem sản xuất là sản xuất công nghiệp trong bất kỳ giai đoạn nào mà nguyên liệu thô được chế tạo thành sản phẩm hoặc thành bộ phận được sử dụng để xây dựng các sản phẩm khác thì rõ ràng đây sẽ là một mảnh đất màu mỡ để phát triển IoT. Sản xuất rõ ràng bao gồm nhiều loại sản phẩm, hoạt động, quy trình được liên kết chặt chẽ giữa các thành phần cấu tạo nên nó: máy móc, con người, đối tác, hệ thống thông tin,…. Không chỉ dừng lại ở một quá trình biến đổi từ nguyên liệu thô đến hàng hóa thành phẩm mà chắc chắn nó còn liên quan đến chuỗi cung ứng, hậu cần và vận chuyển.
Không chỉ đem lại lợi ích cho các nhà phát triển công nghệ, ở khía cạnh khác, các doanh nghiệp hiện nay đều coi IoT là chìa khóa cho ngành sản xuất trong kỉ nguyên 4.0. Những cách tiếp cận công nghệ phổ biến gồm có: phân tích dữ liệu lớn, điện toán đám mây, robot và quan trọng nhất có lẽ là tích hợp CNTT (Công nghệ thông tin) và OT (Công nghệ vận hành).
Mở rộng khái niệm, trong một số ngành công nghiệp khác, có rất nhiều cơ hội để tận dụng Internet of Things trong việc kết nối vật lý và kỹ thuật số. Đây là một yếu tố quan trọng vì với sản xuất chúng ta thường có xu hướng nghĩ về hàng hóa và sản phẩm nhưng cơ hội lớn hơn cho các nhà sản xuất nằm ở các hệ thống vật lý không gian mạng, mô hình kinh tế dịch vụ và cơ hội thông tin.
>>> Đọc thêm: Tại sao ứng dụng IoT trong công nghiệp là bài toán sống còn của doanh nghiệp sản xuất
Các lĩnh vực áp dụng giải pháp IoT cho nhà máy
Tuy phức tạp và nhiều thành tố như đã đề cập ở trên, nhưng nhìn chung hiện nay IoT đang tập trung giải quyết bài toán tối ưu hoạt động sản xuất, quản lý và bảo trì trang thiết bị, phát triển dịch vụ khách hàng.
- Hoạt động sản xuất
Một số chức năng điển hình trong Phần mềm Quản lý điều hành thực thi sản xuất (MES) có thể ứng dụng giải pháp IoT cho nhà máy như quản lý tài sản, sản xuất thông minh, tối ưu hóa và giám sát hiệu suất, lập kế hoạch sản xuất tự động, tương tác máy người, khả năng theo dõi và báo cáo quy trình sản xuất. Các doanh nghiệp hiện nay đã dành tới hơn 57% chi phí đầu tư để ứng dụng giải pháp IoT cho các hoạt động kể trên.
Không dừng lại ở đó, một số quy trình liên quan trước và sau quá trình sản xuất như các hoạt động chuẩn bị cho lô hàng, đóng gói và kiểm soát chất lượng của hàng hóa sản xuất cũng ghi nhận những kết quả bước đầu khi áp dụng giải pháp IoT cho nhà máy.
- Quản lý và bảo trì tài sản sản xuất
Đây là lĩnh vực ứng dụng giải pháp IoT trong nhà máy lớn thứ 2 trong cơ cấu ngành công nghiệp. Trong một dự báo cập nhật về chi tiêu IoT vào tháng 6 năm 2017, IDC dự đoán rằng việc sản xuất sẽ chiếm 183 tỷ đô la cho trong đó, chi phí dành cho lĩnh vực quản lý tài sản sản xuất sẽ đạt 45 tỷ đô.
Vai trò lớn nhất của IoT trên phương diện này là kiểm soát hiệu suất và tối ưu hóa hoạt động của trang thiết bị. Nó bao gồm giám sát và theo dõi tài sản sản xuất, từ vị trí đến giám sát các thông số trong một số lĩnh vực như chất lượng, hiệu suất, thiệt hại tiềm tàng hoặc sự cố, tắc nghẽn,…. Ngoài ra, IoT cũng giúp cải thiện khả năng bảo trì thiết bị theo phương pháp mới: Bảo trì dự đoán.
- Lĩnh vực dịch vụ
Ở khía cạnh này, ta có thể ghi nhận đóng góp của IoT trong khả năng kết nối dữ liệu từ các bộ phận tiếp xúc trực tiếp với khách hàng như marketing, sales, với bộ phận sản xuất. Mạng lưới siêu thông tin của IoT sẽ phối hợp rất tốt với các công cụ lập kế hoạch, lên lịch và đem lại nhiều chuyển biến tích cực cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
- Các trường hợp sử dụng IoT sản xuất khác
Mặc dù 3 lĩnh vực được đề cập bên trên chiếm phần lớn định mức đầu tư vào IoT của doanh nghiệp sản xuất, nhưng như đã nói, IoT công nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn, có thể khai thác được ở rất nhiều khía cạnh. Một số trường hợp sử dụng IoT sản xuất khác ở tiếp cận vấn đề ở các cấp độ của quy trình, tài sản và cả con người.
An toàn, bảo mật, bảo vệ công nhân, đảm bảo năng suất lao động và nhiều mối liên kết giữa sản xuất theo nghĩa chặt chẽ nhất với các dịch vụ/hoạt động/ngành được kết nối như vận tải, quản lý nhà cung cấp,…. đều có sự góp phần của các giải pháp sản xuất liên quan đến IoT.
Ngoài ra, IoT còn giúp quản lý chất lượng không khí thông minh, đo lường tác động môi trường thông minh, kiểm soát truy cập (an ninh), đo lường thông minh về sự hiện diện/mức độ của chất độc và các vật liệu nguy hiểm trong nhà máy (tùy thuộc vào loại hình hoạt động), bảo vệ tài sản, quản lý cơ sở, đo lường rủi ro,….
Đọc thêm: Vì sao doanh nghiệp Việt nên ứng dụng IoT trong sản xuất?
Có thể thấy rằng, sự thay đổi trong sản xuất công nghiệp khi ứng dụng giải pháp IoT cho nhà máy không chỉ đơn giản là nhúng các cảm biến cung cấp thông tin về mức độ cung cấp hoặc trạng thái máy. Mục tiêu của một dự án IoT toàn diện là một hệ thống sản xuất tự vận hành, xây dựng các sản phẩm theo từng đợt một và làm cho việc sản xuất hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều.
Liên hệ tìm hiểu về giải pháp nhà máy thông minh tại: https://www.itgvietnam.com/ hoặc liên hệ hotline: 0986.196.838
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved