Điểm khác biệt giữa điện toán biên và điện toán đám mây

29/02/2024

Nhắc đến những công nghệ mang tính đột phá trong sản xuất thời kỳ 4.0 thì không thể bỏ qua điện toán biên và điện toán đám mây. Vậy điểm khác biệt của hai công nghệ hiện đại này là gì? Thế mạnh cũng như hạn chế còn tồn tại cụ thể ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết.

So sánh sự khác nhau giữa điện toán biên và điện toán đám mây

So sánh sự khác nhau giữa điện toán biên và điện toán đám mây

Điện toán biên là gì?

Điện toán biên (Edge Computing) được hiểu là mô hình kiến trúc điện toán phân tán, hỗ trợ xử lý, phân tích, tính toán dữ liệu tại vùng biên – nơi gần nguồn phát sinh dữ liệu và nhận yêu cầu xử lý nhất (các thiết bị IoT). Thay vì tập trung ở khu vực trung tâm máy chủ. Công nghệ này sẽ mang khả năng điện toán, lưu trữ thông tin đến gần với người sử dụng và các thiết bị ngoại vi.

Ưu điểm của điện toán biên (Edge Computing)

Một số luồng ý kiến cho rằng, nếu so sánh điện toán biên và điện toán đám mây thì trong tương lai điện toán biên sẽ thay thế điện toán đám mây. Bởi mô hình này có cách tiếp cận mới, đồng thời sở hữu những ưu điểm để cải thiện độ an toàn, trải nghiệm người dùng cũng như hiệu năng sử dụng tốt hơn.

Edge Computing truyền tải dữ liệu nhanh và có tính bảo mật cao

Edge Computing truyền tải dữ liệu nhanh và có tính bảo mật cao

  • Giảm độ trễ: Bằng cách chuyển khả năng tính toán, xử lý dữ liệu đến gần hơn với người dùng và thiết bị, hệ thống điện toán biên có thể tăng tốc độ cung cấp thông tin và phản hồi theo thời gian thực 
  • Bảo mật cao: Điện toán biên có thể xử lý dữ liệu gần nguồn và chỉ gửi đi những thông tin phù hợp giúp giảm số lượng dữ liệu phải truyền lên đám mây. Bên cạnh đó, các thông tin được gửi về trung tâm dữ liệu đều được mã hóa. Điều này giúp giảm các lỗ hổng tiềm ẩn, tăng cường khả năng bảo mật cho hệ thống.
  • Tối ưu chi phí: Chỉ những dữ liệu quan trọng mới được chuyển đến và lưu trữ tại trung tâm đám mây. Nhờ đó, doanh nghiệp giảm được chi phí cho lượng băng thông cần sử dụng. 
  • Tăng hiệu năng: Mô hình này được sử dụng ở cả những khu vực vùng sâu, vùng xa, còn nhiều hạn chế về kết nối mạng nên không làm gián đoạn hoạt động phân tích lưu trữ dữ liệu của doanh nghiệp.

Đọc thêm: Phần mềm quản lý sản xuất cho nhà máy

Nhược điểm của Edge Computing

Nhiều doanh nghiệp vẫn ngần ngại áp dụng kiến trúc biên do những nhược điểm còn tồn đọng như:

Điện toán biên Edge Computing có chi phí đầu tư cao

Điện toán biên Edge Computing có chi phí đầu tư cao

  • Phức tạp: Hệ thống đòi hỏi các kiến thức, kỹ năng sâu rộng để tiến hành triển khai cũng như thực hiện bảo trì. 
  • Khả năng tương thích kém: Tình trạng không tương thích giữa các hệ thống biên có thể xảy ra khiến việc tích hợp nhiều hệ thống gặp khó khăn. 
  • Khó giám sát và xử lý các vấn đề an ninh: Khi năng lực bảo mật của các nút biên không đồng đều, việc giám sát và kiểm soát trở nên khó khăn hơn so với điện toán tập trung
  • Thất thoát dữ liệu: Để tối ưu hóa khối lượng công việc gửi lên đám mây, các dữ liệu bị đánh giá là thừa thường sẽ bị loại bỏ trong quá trình xử lý tại vùng biên. Tuy nhiên, nếu các thiết bị biên đánh giá sai về tầm quan trọng của dữ liệu, việc truy vết và khôi phục dữ liệu sẽ rất phức tạp và mất nhiều thời gian.
  • Chi phí đầu tư cao: Chi phí để xây dựng mạng lưới biên khá lớn. Việc phải đầu tư số lượng thiết bị lớn và phân tán theo vị trí địa lý sẽ tiêu tốn lượng ngân sách khổng lồ. Điều này gây khó khăn cho cả những doanh nghiệp lớn.

Ứng dụng của điện toán biên trong sản xuất

Công nghệ điện toán biên được sử dụng để đưa tự động hóa vào sản xuất, hỗ trợ thu thập dữ liệu tại chỗ, cải thiện hiệu suất và nâng cao khả năng giao tiếp giữa các máy móc/thiết bị. 

Một số ứng dụng phổ biến của điện toán biên trong sản xuất có thể kể đến như: 

  • Xe tự hành: Xe tự hành có bộ xử lý không cần dựa vào máy chủ từ xa, thiết bị tiếp nhận – xử lý thông tin để di chuyển theo lộ trình sẵn có. Trong nhà máy, thiết bị có thể nâng, đẩy, kéo hàng hóa giúp tối ưu sức lao động và thời gian của con người. 
  • Hệ thống giám sát: Thông qua việc xử lý và phân tích hình ảnh, video, thiết bị giám sát sẽ phát cảnh báo khi nhận diện có chuyển động hoặc sự xâm nhập bất thường để kịp thời bảo vệ tài sản và dữ liệu trong nhà máy. 
  • Cảnh báo lỗi: Dọc theo dây chuyền sản xuất thường đặt các bộ cảm biến, đo lường, nhằm phát hiện lỗi hoặc sản phẩm không đạt yêu cầu và đưa ra khỏi dây chuyền sản xuất.

Xem thêm: Xe tự hành AGV – Giải pháp hoàn hảo trong kho hàng 4.0

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây (Cloud Computing) là mô hình cho phép người dùng truy cập các tài nguyên công nghệ thông tin (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) qua internet. Chính vì vậy, để truy cập hệ thống và thực hiện tác vụ xử lý, thiết bị chỉ cần đảm bảo kết nối mạng là có thể sử dụng tài nguyên dù ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào.

Ưu điểm của điện toán đám mây 

Điện toán đám mây lưu trữ và chia sẻ tài nguyên thông qua môi trường Internet, mang lại nhiều ưu điểm khi sử dụng như:

Điện toán đám mây có chi phí triển khai thấp hơn điện toán biên

Điện toán đám mây có chi phí triển khai thấp hơn điện toán biên

  • Tối ưu chi phí: Giảm thiểu tối đa các chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, mua phần cứng, phần mềm, chi phí vận hành,… cho doanh nghiệp. 
  • Sử dụng liên tục: Sử dụng nhanh chóng mà không mất thời gian cài đặt hay dựa vào phần cứng, phần mềm. Từ đó, duy trì vận hành liên tục ngay cả khi ổ cứng hư hỏng, phục vụ nhu cầu làm việc từ xa. 
  • Khả năng sao lưu: Người dùng không lo lắng việc mất các dữ liệu quan trọng khi gặp sự cố vì cơ chế sao lưu thường xuyên, có thể phục hồi sau sự cố.

Nhược điểm 

Giống như điện toán biên, điện toán đám mây cũng tồn tại một số hạn chế như:

  • Phụ thuộc Internet: Tuy đem lại sự linh hoạt để người dùng ở bất cứ đâu, nhưng mô hình này yêu cầu có kết nối Internet. Trong trường hợp kết nối mạng chập chờn sẽ làm gián đoạn công việc. 
  • Tính bảo mật: Hạn chế rõ ràng nhất là tính bảo mật của kiến trúc đám mây thấp do việc chia sẻ, lưu trữ chung dữ liệu, khiến hacker có thể xâm nhập vào dễ dàng hơn.
Cloud Computing bị phụ thuộc vào Internet

Cloud Computing bị phụ thuộc vào Internet

Ứng dụng của điện toán đám đám mây trong sản xuất

Công nghệ đám mây đang được tận dụng triệt để nhằm phát thúc đẩy lĩnh vực sản xuất như:

  • Phát triển sản phẩm đi liền với sản xuất trên chuỗi cung ứng. 
  • Cân đối quá trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho.
  • Quản lý năng suất sản xuất tùy từng thời điểm.

Đọc thêm: Phân biệt Image Classification vs Object Detection trong sản xuất

Sự khác biệt của điện toán biên và điện toán đám mây

Thông qua những thông tin trên, có thể thấy tầm quan trọng của Cloud Computing và Edge Computing khi ứng dụng vào công nghiệp sản xuất là không nhỏ. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn tích hợp điện toán biên và điện toán đám mây để phục vụ cho những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, trong trường hợp phải đưa lên “bàn cân” thì công nghệ nào đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp nhất?

Sự khác nhau giữa Cloud Computing và Edge Computing

Sự khác nhau giữa Cloud Computing và Edge Computing

TIÊU CHÍĐIỆN TOÁN BIÊNĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
Vai tròXử lý dữ liệu trên thiết bị ở gần người dùng nhằm giảm độ trễ và tăng tốc độ phản hồi. Cung cấp tài nguyên tính toán, lưu trữ,… thông qua internet để người dùng truy cập từ mọi nơi. 
Vị trí triển khaiXử lý tại biên, gần biên của mạng, các thiết bị ngoại vi. Xử lý trong cụm máy chủ hoặc tại trung tâm dữ liệu.
Độ trễỞ gần nguồn nên độ trễ thấp hơn.Truyền dữ liệu từ xa đến một điểm nên có độ trễ cao hơn.
Tính tập trungCao hơn do xử lý và lưu trữ dữ liệu gần người dùng và thiết bị tạo dữ liệuThấp hơn do xử lý và lưu trữ dữ liệu trên máy chủ.
Tính phân tánThấp hơn do dữ liệu được xử lý tại vị trí gần nguồnCao hơn do máy chủ có thể phân bổ khắp thế giới.
Tính bảo mậtBảo mật cao vì dữ liệu không được truyền qua mạng và được xử lý gần nguồnBảo mật thấp do dữ liệu được truyền qua mạng đến vị trí trung tâm để xử lý
Tính mở rộngKhó khăn trong việc mở rộng vì cần thêm các tài nguyên điện toán bổ sung ở biên.Dễ dàng tăng hoặc giảm quy mô tài nguyên CNTT (mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ) dựa trên nhu cầu của người dùng
Ứng dụngPhù hợp với những ứng dụng yêu cầu độ trễ thấp và ra quyết định theo thời gian thực (Xe tự hành, thiết bị IoT, hệ thống AR/VR,…).Phù hợp với những trường hợp cần lưu trữ, xử lý tài nguyên lớn và không có yêu cầu cao về độ trễ (Ứng dụng web, email và lưu trữ tệp,…)
Chi phí triển khaiChi phí triển khai cao hơn vì cần có phần cứng và phần mềm chuyên dụng ở biênÍt tốn kém hơn vì người dùng chỉ cần trả phí cho những tài nguyên thực sự sử dụng.

Cloud Computing và Edge Computing – Xu thế của sản xuất tương lai

Điện toán biên và điện toán đám mây là bước tiến vượt bậc cho sự phát triển của thời kỳ công nghệ mới. Nếu như mô hình điện toán biên giúp giảm thiểu độ trễ và tăng tính bảo mật dữ liệu, thì kiến trúc đám mây lại cấp quyền truy cập từ xa, người dùng sử dụng tài nguyên một cách tiện lợi. 

Không chỉ dừng lại ở đó, biết cách tận dụng và tích hợp triệt để hai mô hình sẽ giúp quản trị dữ liệu hiệu quả, tạo ra những giải pháp nổi bật trở thành xu thế sản xuất tương lai. 

Thông qua những thông tin mà ITG chia sẻ, có thể thấy điện toán biên và điện toán đám mây sở hữu những ưu – nhược cụ thể. Dù vậy, chắc chắn hai kiến trúc này sẽ song hành cùng sự phát triển của tất cả các lĩnh vực trong xã hội, đặc biệt là ngành công nghiệp sản xuất. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng