Hiểu sao cho đúng về thời đại công nghệ 4.0

09/11/2019

Chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ 4.0 hay Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Khác hoàn toàn với ba cuộc cách mạng công nghiệp trong quá khứ chỉ thay đổi cách thức hoạt động của ngành công nghiệp, cuộc CMCN lần này dấy lên rất nhiều câu hỏi cho nhân loại về vị trí và vai trò của con người trong thế giới.

Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp làm thay đổi sản xuất như thế nào?

Công nghệ 4.0 là gì?

Nền tảng của Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Công nghệ 4.0 là tập hợp bao gồm tất cả các công nghệ liên quan tới hệ thống vật lý không gian mạng, Internet vạn vật và hệ thống mạng Internet. Nếu định nghĩa như vậy, nhiều người có thể cho rằng, đây chỉ là một phần mở rộng của của Cách mạng công nghiệp lần thứ 3 (Cách mạng kỹ thuật số). Tuy nhiên, thực tế là do những ảnh hưởng to lớn với phạm vi rộng khắp lên tất cả các ngành, và lĩnh vực trong đời sống, cùng tốc độ phát triển thần tốc của công nghệ, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư được coi là một kỷ nguyên khác biệt. 

Cuộc cách mạng này dự kiến ​​sẽ tác động đến tất cả các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế của nhân loại. Đối với ngành công nghiệp, khởi nguồn của cuộc cách mạng kể trên, Công nghệ 4.0 đang phá vỡ hầu hết nền tảng sản xuất truyền thống ở mọi quốc gia và tạo ra sự thay đổi lớn theo cách phi tuyến tính với tốc độ chưa từng thấy. Khi triển khai các công nghệ thông minh trong nhà máy và môi trường làm việc, các máy móc sẽ được kết nối để tương tác với nhau và với con người trên một không gian mạng duy nhất. Hệ thống điều khiển nhà máy thông minh cho ta khả năng trực quan hóa toàn bộ chuỗi sản xuất và, thậm chí có thể đưa ra quyết định một cách tự chủ.

Sự khác biệt giữa cách mạng 4.0 và các cuộc cách mạng trước đó

Những công nghệ 4.0 mang tính đột phá sẽ thay đổi thế giới

  • Trí tuệ nhân tạo

Trí tuệ nhân tạo AI( Artificial Intelligence) có khả năng nhận thức và hành động một cách thông minh, có nghĩa là chúng có thể đưa ra các quyết định, thực hiện các nhiệm vụ và thậm chí dự đoán kết quả trong tương lai dựa trên những gì chúng thu nhận được từ các nguồn dữ liệu đầu vào.

Trong tương lai AI sẽ biến đổi thế giới của chúng ta và làm thay đổi cách chúng ta sống trong đó. AI cung cấp cho máy móc khả năng thực hiện một loạt các quy trình giống như con người, như nhìn (ứng dụng nhận dạng khuôn mặt), viết (thiết bị chatbot) và nói (ứng dụng Alexa). Hiện tại, một số ứng dụng AI được sử dụng trong cụ tìm kiếm của Google, cung cấp các đề xuất sản phẩm trên Amazon sử dụng AI để đề xuất các sản phẩm được cá nhân hóa…Mới đây Hua Zhibing, “sinh viên” vừa nhập học tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, Trung Quốc được tạo thành dựa nhờ hệ thống AI và hệ thống máy học. Cô gái gây ấn tượng vì có ngoại hình xinh xắn, giọng nói truyền cảm. Zhibing tự giới thiệu bản thân thích hội họa, thư pháp, có thể sáng tác thơ và nhạc, đồng thời có một số khả năng về lý luận và tương tác cảm xúc.

Đọc thêm: Hua Zhibing – Sinh viên ảo đầu tiên được tạo thành từ hệ thống AI

Hua Zhibing – Sinh viên ảo được tạo thành từ hệ thống AI

  • Internet vạn vật (IoT)

Internet vạn vật (IoT: Internet of Things) là đề cập đến hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới được kết nối với internet, thu thập và chia sẽ dữ liệu nhờ bộ xử lý mạng không dây. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho các thiết bị thụ động; cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý.

  • Dữ liệu lớn (Big data)

Trong kỷ nguyên kỹ thuật số hiện nay, thế giới của chúng ta chứa đầy dữ liệu. Càng có nhiều dữ liệu, chúng ta càng dễ dàng có được những hiểu biết mới và thậm chí dự đoán được những gì sẽ xảy ra trong tương lai. Bằng cách phân tích khối lượng dữ liệu bằng các thuật toán thông minh, có thể phát hiện ra các vấn đề và các mối quan hệ mà trước đây chúng ta chưa biết. Và khi chúng ta có thể hiểu mối quan hệ giữa các điểm dữ liệu, chúng ta có thể dự đoán tốt hơn các kết quả trong tương lai và đưa ra quyết định thông minh hơn về những việc cần làm tiếp theo.

  • Blockchains

Blockchain hay còn gọi là chuỗi khối là hệ thống cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải các khối thông tin được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Công nghệ blockchain như là một dạng sổ cái phân tán, dạng mở, hứa hẹn một giải pháp thiết thực và siêu an toàn cho vấn đề này. Do đó, blockchain là một công cụ ngày càng hấp dẫn cho các ngành như ngân hàng và bảo hiểm. Nó sẽ biến đổi cách các ngân hàng hoạt động và cách chúng ta giữ tài sản của mình.

  • Điện toán đám mây và điện toán biên

Điện toán đám mây hay còn gọi là Cloud Computing, là mô hình cung cấp các tài nguyên máy tính cho người dùng thông qua internet. Nguồn tài nguyên này bao gồm rất nhiều thứ liên quan đến điện toán và máy tính. Ví dụ như: phần mềm, dịch vụ, phần cứng,… và sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám mây) trên mạng. Người dùng có thể truy cập vào bất cứ tài nguyên nào trên đám mây. Vào bất kỳ thời điểm nào và ở bất kỳ đâu, chỉ cần kết nối với hệ thống internet. Trong khi đó, điện toán biên đề cập đến việc xử lý dữ liệu trên các thiết bị như điện thoại thông minh.

Các nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon, Google và Microsoft cho phép các công ty lưu trữ tất cả cơ sở hạ tầng CNTT quan trọng trong đám mây của họ thay vì trong các thiết bị kỹ thuật số của một tổ chức để giảm chi phí để duy trì và vận hành các hệ thống, phần mềm và dữ liệu riêng lẻ. Điện toán biên nằm ở gần các thiết bị đầu cuối chứ không phải ở xa trong các trung tâm dữ liệu từ xa. Thay vì gửi mọi thông tin được thu thập bởi máy ảnh, máy quét, thiết bị đầu cuối cầm tay hoặc cảm biến đến đám mây để xử lý, các thiết bị biên sẽ tự thực hiện một số hoặc tất cả quá trình xử lý, tại nguồn nơi dữ liệu được thu thập.

  • Mạng 5G

5G là mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 kết hợp với sự đổi mới sáng tạo trong công nghệ mạng sẽ cho chúng ta một mạng di động nhanh hơn và ổn định hơn, cũng như khả năng kết nối nhiều thiết bị hơn và cho phép truyền tải luồng dữ liệu lớn hơn.

Công nghệ mạng là xương sống của xã hội trực tuyến và nhờ đó nó tạo ra một thế giới thông minh hơn. Khi băng thông và vùng phủ sóng tăng lên, việc gửi, nhận nhiều email trở nên khả thi hơn, các dịch vụ dựa trên vị trí và phát trực tuyến video và trò chơi sẽ được cải thiện đáng kể. Mạng 5G sẽ cung cấp cho chúng ta không chỉ tốc độ truyền tải dữ liệu cao hơn mà còn có thể cho phép kết nối nhiều thiết bị hơn trong một khu vực địa lý.

  • Robot và Cobots

Robot ngày nay có thể được định nghĩa là những cỗ máy thông minh có thể hiểu và phản ứng với môi trường của chúng và thực hiện các nhiệm vụ thông thường hoặc phức tạp một cách tự động.

Trong thời đại dựa trên dữ liệu này, đó là trí thông minh và khả năng hoạt động một cách tự động của các robot. Sự nổi lên của loại robot hợp tác, hay còn gọi là cobots, là thế hệ robot mới nhất được thiết kế để hoạt động cùng với con người như những đồng nghiệp, nhằm hỗ trợ con người, tương tác an toàn và dễ dàng với con người.

  • Các phương tiện tự lái

Một phương tiện tự lái có thể là một chiếc xe hơi, xe tải, tàu hoặc phương tiện khác mà có thể cảm nhận được những gì đang diễn ra xung quanh nó và hoạt động mà không có sự tham gia của con người.

Các nhà sản xuất ô tô lớn đang đầu tư mạnh vào công nghệ tự lái và xe tự lái, điều đó có thể thay đổi bộ mặt của các thành phố của chúng ta trong tương lai. Chúng có khả năng sẽ làm giảm ô nhiễm, cải thiện đáng kể việc đi lại hàng ngày và hơn thế nữa.

Những hứa hẹn của thời đại công nghệ 4.0: Cải tiến quy trình và tạo ra xu thế mới về việc làm

Trên thực tế, một trong những kì vọng lớn nhất của thời đại công nghệ 4.0 là tiềm năng cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao mức thu nhập cho dân số thế giới, với sự chuyển dịch dần cơ cấu lao động, từ lao động chân tay sang lao động trí óc. Hiện tại, đối với một số quốc gia phát triển, một vài mô hình đầu tiên ứng dụng thành quả của cuộc CMCN lần thứ 4 đã được ứng dụng trong thực tế và chứng minh được hiệu quả. 

Đã có rất nhiều câu chuyện về ứng dụng công nghệ 4.0 để cải thiện quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp hàng đầu thế giới, như Siemen, Hugo Boss,…. Không chỉ áp dụng riêng cho những doanh nghiệp sản xuất, đối với khối dịch vụ, môi trường làm việc và cách thức quản lý, tổ chức cũng đang dần trở nên ‘thông minh hơn’. Khi máy móc và con người bắt đầu giao tiếp với nhau, người ta ghi nhận được những hiệu quả rõ rệt.  Ngoài ra, các công nghệ của CMCN lần thứ tư thậm chí có thể giúp con người chuẩn bị tốt hơn cho các thảm họa tự nhiên và cũng có khả năng hoàn tác một số thiệt hại do các cuộc CMCN trước đây gây ra như cải thiện môi trường, tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu mới, giảm thiểu bất bình đẳng trong cơ cấu việc làm,….

Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra xu hướng mới về việc làm

Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng thể hiện bước tiến vượt bậc trong việc nâng cao năng suất nhờ biến đổi phương thức vận hành và mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình sản xuất. Đồng thời sinh ra một hình thức kinh tế mới, đó là “nền kinh tế chia sẻ” với sức ảnh hưởng rộng và mang tính cách mạng như một số nền tảng gọi xe trực tuyến hay các Workspace, thông qua hình thức B2B và B2C.

Ngoài ra, Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều đột phá về công nghệ mới trong các lĩnh vực như sản xuất trí thông minh nhân tạo, chế tạo robot, phát triển mạng internet, công nghệ in 3D, công nghệ nano, công nghệ sinh học… Theo đó, các công nghệ mới ra đời sẽ là sự liên kết các lĩnh vực lý – sinh; cơ – điện tử – sinh… hình thành các ngành nghề mới, đặc biệt là những ngành nghề có sự liên quan đến tương tác giữa con người với máy móc.

Ví dụ như tại Đức, ước tính đến năm 2025, cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tạo thêm khoảng 350.000 việc làm, tăng 5% so với lực lượng lao động 7 triệu người trong 23 ngành sản xuất hiện đang tham gia nghiên cứu. Việc phổ biến robot và công nghệ máy tính sẽ làm giảm khoảng 610.000 công việc lắp ráp và sản xuất, nhưng sẽ có 960.000 công việc bổ sung. Các lĩnh vực CNTT, phân tích và R&D đòi hỏi thêm 210.000 nhân sự có tay nghề cao…tất cả đều là những nguồn cung cấp cơ hội việc làm mới.

Không những vậy, CMCN 4.0 cũng sẽ tạo ra những ngành nghề mới lần đầu tiên xuất hiện như các nhà phân tích pháp y dữ liệu điện tử và quản lý khí thải carbon, kỹ sư phần cứng thông minh, nhân viên vận hành và bảo trì hệ thống thị giác công nghiệp, kỹ sư mạch tích hợp, nhân viên tư vấn bán hàng trực tuyến, giảng viên online, cùng với một nghề khá đặc biệt là chuyên viên dinh dưỡng calo và đánh giá khả năng tự chăm sóc của người cao tuổi dựa trên một hệ thống AI. Ngoài ra có rất nhiều ngành nghề mới khác cũng đã được công nhận và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng, xã hội.

Theo “Báo cáo về các loại hình mới của ngành dịch vụ và số người hành nghề mới vào năm 2020” của Viện Nghiên cứu Mission Institute (Mỹ), có 53,9% người chọn nghề mới vì thu nhập và 50,4% chọn nghề mới vì đam mê. Trong đó, nhận thức chung của nhiều người là muốn tận dụng cơ hội từ nghề nghiệp mới để phát triển nhanh về năng lực chuyên môn, nâng cao mức thu nhập và khả năng gặp gỡ đối tác cùng chí hướng.

thời đại công nghệ 4.0

Đọc thêm:Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 – Industry 4.0 là gì?

Những lo ngại xung quanh thời đại công nghệ 4.0

Đối với một biến chuyển mới mang tính nhân loại, việc dấy lên nhiều nghi ngại là hệ quả tất yếu. Những thách thức phổ biến dành cho các nhà chức trách toàn cầu là:                    

  • Căng thẳng xã hội leo thang do thay đổi bước ngoặt của nền kinh tế trong thời đại Công nghệ 4.0
  • Thị trường việc làm tách biệt giữa lao động không có trình độ và lao động trình độ cao
  • Gia tăng khoảng cách kinh tế giữa những ông lớn có khả năng tài chính để đầu tư phát triển công nghệ mới với những doanh nghiệp có nền tảng tài chính – công nghệ yếu hơn
  • Một bộ phận người dân (người già, thậm trí tầng lớp trung niên hoặc dân số nông thôn) không theo kịp được sự phát triển của công nghệ.

Đọc thêm: Cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Để chuẩn bị tốt nhất cho thời đại công nghệ 4.0, chúng ta cần làm gì?

Như đã nói ở trên, cuộc CMCN lần thứ 4 sẽ tác động tới tất cả mọi khía cạnh và mọi người trên thế giới. Vì thế, với mỗi người, mỗi vai trò khác nhau sẽ có những cách thức khác nhau để chuẩn bị thật tốt cho thời đại số này.

Đối với những người bình thường, bạn nên và cần phải định hình được vị trí của mình ở đâu trong thời đại số: Con người hoàn toàn làm chủ công nghệ bởi, nó được con người chế tạo ra để phục vụ cho đời sống. Đứng dưới góc độ doanh nghiệp, các công ty nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật và khả năng phân tích dữ liệu của mình. Tất cả các doanh nghiệp nên bắt đầu chuyển dịch, áp dụng công nghệ để trở thành các tổ chức thông minh, được kết nối hoặc họ sẽ sớm tụt hậu so với đối thủ.

>>>Đọc thêm: Kết hợp IoT và ERP: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0

Ngay cả đội ngũ lãnh đạo các quốc gia cũng cần trau dồi các kỹ năng để quản lý các tổ chức thông qua nền tảng công nghệ mới. Hệ thống giáo dục và đào tạo cũng cần thích nghi để chuẩn bị tốt hơn cho thế hệ tương lai với sự linh hoạt và kỹ năng tư duy phê phán sẽ cần cho công việc tương lai. Đối với đội ngũ chuyên gia công nghệ, ngay từ bây giờ cần nắm bắt sự thay đổi và nhận ra rằng những công việc của chúng ta ngày nay có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể trong tương lai không xa. 

Là một trong những doanh nghiệp Việt tiên phong trong việc ứng dụng thành tựu của thời đại công nghệ 4.0 vào quản trị và điều hành Doanh nghiệp, ITG Việt Nam đã thành công xây dựng bộ giải pháp doanh nghiệp thông minh và nhà máy thông minh. Đây là bộ giải pháp phần mềm toàn diện, hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết mọi bài toán nổi cộm trong quá trình điều hành và quản trị, từ cấp văn phòng đến nhà máy sản xuất. Để nhận được tư vấn, vui lòng liên hệ Hotline: 092.6886.855
5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng