Vai trò của hệ thống ERP trong nền tảng sản xuất thông minh

14/08/2020

Hệ thống ERP – hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp là giải pháp giúp nhà quản trị “rảnh tay” trong quá trình quản lý và kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, vai trò của hệ thống này càng không thể thay trong nền tảng sản xuất thông minh ngày nay.

Hệ thống ERP là gì?

ERP là viết tắt của Enterprise Resource Planning được hiểu là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. Một cách khái quát, ta có thể hình dung ERP là một phần mềm khổng lồ cho phép quản lý tổng thể doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tự kiểm soát được  mọi hoạt động từ sản xuất đến kinh doanh. Hệ thống này cung cấp một cơ sở dữ liệu khổng lồ  được chia sẻ đồng bộ trong doanh nghiệp, có thể được sử dụng cùng lúc bởi nhiều bộ phận khác nhau. Trong thực tế, điều này có nghĩa là các nhân viên trong các bộ phận khác nhau — ví dụ, kế toán và bán hàng — có thể truy cập vào cùng một hệ thống thông tin và trích xuất dữ liệu cho các nhu cầu cụ thể của mình.

hệ thống erp

Hệ thống ERP giúp lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp hợp lý nhờ vào các quy trình nghiệp vụ được thiết lập trong hệ thống cũng như quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên.

Đọc thêm: Định hình giải pháp ERP 4.0

Ứng dụng của hệ thống ERP trong sản xuất thông minh

Nâng cấp các giải pháp kỹ thuật tự động để giải quyết các vấn đề kinh doanh truyền thống đã tạo nên bước phát triển nhảy vọt cho rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới. Cụ thể, bằng cách tích hợp các hệ thống ERP với các công nghệ mới nổi như IoT và AI, doanh nghiệp có thể tạo ra các hoạt động thông minh hơn và tối ưu hóa hơn nữa năng suất..

Dưới đây là một số lợi ích của việc triển khai ứng dụng ERP cho sản xuất thông minh:

# 1 | Cải thiện tự động hóa kinh doanh

Ứng dụng ERP giúp tạo ra một môi trường hoạt động liền mạch bằng cách thu thập dữ liệu từ các bộ phận khác nhau, tập trung chúng tại một cơ sở dữ liệu chung. Ví dụ, một hệ thống ERP có thể phát hiện nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu sản xuất bất kỳ tăng lên, ngay lập tức các thông báo tự động được gửi đến bộ phận kho để đặt các nguyên liệu cần bổ sung, đồng thời chuẩn bị sắp xếp lại kho để nhường chỗ cho nguyên liệu cần thiết đó. Hơn nữa, các hoạt động thanh toán cho các nhà cung cấp, phát hành hóa đơn và các nhiệm vụ thông thường khác cũng có thể được tự động hóa kiểm tra hoặc thực hiện nhờ vào hệ thống ERP. 

# 2 |  Nâng cao trải nghiệm khách hàng

Khi các hoạt động có tính chất tự động hóa được áp dụng ngày càng nhiều trong các khu vực sản xuất, dẫn đến dịch vụ/sản phẩm được thực hiện trong thời gian nhanh hơn và tiết kiệm chi phí hơn, mức độ hài lòng của khách hàng hay đối tác của doanh nghiệp sẽ được cải thiện nhiều bởi chất lượng cả quá trình sản xuất và sản phẩm sau cùng.

Phân hệ CRM trong hệ thống ERP lúc này vô cùng quan trọng bởi nó có thể được triển khai để lên lịch theo dõi khách hàng định kỳ, nghiên cứu sâu về cách ứng dụng dịch vụ phục vụ khách hàng. Bên cạnh đó, các nghiệp vụ mua/bán hàng trong ERP sẽ hỗ trợ nhà quản lý doanh nghiệp theo dõi các nhà cung cấp và phát hiện nhà cung cấp hoạt động kém chất lượng để để đưa ra cảnh báo.

Một khoản đầu tư vào ứng dụng ERP cũng có thể được coi là một khoản đầu tư vào trải nghiệm của khách hàng, bởi chất lượng sản xuất tăng lên cũng dẫn đến các sản phẩm/dịch vụ chất lượng hơn được chuyển đến tay khách hàng.

hệ thống erp

# 3 | Đưa ra các quyết định toàn diện

Về bản chất, hệ thống ERP là một bộ phần mềm tích hợp tạo điều kiện cho sự tương tác chức năng chéo trong doanh nghiệp, hỗ trợ lưu trữ, quản lý và xử lý dữ liệu về các hoạt động của công ty. Vì thế, hệ thống ERP có thể cung cấp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp một nguồn dữ liệu thực tế chính xác và quan trọng hơn là đồng nhất. Từ nguồn dữ liệu tổng hợp này, ban lãnh đạo có thể có cái nhìn tổng quát nhất về hiệu suất và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp. Các dữ liệu đó cũng được hệ thống ERP phân tích cụ thể, từ đó cho phép nhà quản trị đưa ra các quyết định chiến lược và kinh doanh sáng suốt hơn. Bên cạnh đó, nguồn thông tin trên ứng dụng ERP được chia sẻ tới tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp. Mọi nhân viên đều có cơ hội truy cập vào nguồn thông tin chính xác và thống nhất để có thể dễ dàng xử lý các công việc liên quan một cách trơn tru nhất. 

Nhìn chung, khi các công nghệ như IoT, AI và ML có thể giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán mang tính cục bộ, thì một hệ thống ERP có khả năng kết nối cùng lúc các tiện ích của các công nghệ trên là vô cùng cần thiết cho chiến lược phát triển dài hạn.

Đọc thêm: Tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp sản xuất trong nhà máy hiệu quả

Kết

Hệ thống ERP cùng với những ứng dụng công nghệ 4.0 như Internet Vạn vật, Trí tuệ nhân tạo (AI) hay Máy học (Machine Learning) đang tạo nên nền tảng vững chắc cho mô hình sản xuất thông minh ngày nay. Với tầm ảnh hưởng rộng trong nền tảng sản xuất thông minh, cũng như tính hiệu quả cao, hệ thống ERP chính là sự lựa chọn tiên quyết cho doanh nghiệp muốn chuyển đổi mô hình sản xuất. Nếu doanh nghiệp của bạn quan tâm đến các sản phẩm ERP, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua Hotline: 0986.196.838 để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng