Định hình giải pháp ERP 4.0

29/07/2020

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh mà cụ thể là ứng dụng ERP. Tuy nhiên trong thời đại công nghiệp 4.0 đang phát triển nở rộ, giải pháp ERP cũng được định hình lại để phù hợp hơn với nhu cầu thực tế của thị trường.

giải pháp ERP

ERP là viết tắt của Enterprise resource planning – Hệ thống hoạch định tài nguyên doanh nghiệp, là giải pháp quản lý doanh nghiệp tổng thể, tích hợp các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp lên cùng một hệ thống. Qua đó, giúp thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích dữ liệu từ nhiều nguồn lực trong doanh nghiệp.

Cách mạng công nghiệp 4.0 với xu hướng vạn vật kết nối và sự đột phá của Internet, cùng trí tuệ nhân tạo đang tác động mạnh mẽ đến cách thức xây dựng và triển khai giải pháp ERP trong doanh nghiệp. Dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể các yếu tố trên tác động đến giải pháp ERP như thế nào. 

>>> Đọc thêm: Thế nào là hệ thống ERP phù hợp với nền sản xuất thông minh?

1. Định hình giải pháp ERP 4.0 bằng Internet of Things

Internet of Things – Internet vạn vật là khái niệm đề cập đến nền tảng kỹ thuật số, nơi mà hàng tỷ thiết bị vật lý trên khắp thế giới hiện được kết nối với mạng internet để thu thập và chia sẻ dữ liệu. Điều này bổ sung sự “thông minh kỹ thuật số” cho các thiết bị, cho phép chúng giao tiếp mà không cần có con người tham gia và hợp nhất thế giới kỹ thuật số và vật lý. Khi nói tới ứng dụng của IoT dĩ nhiên không thể bỏ qua tác động của nó tới hoạt động quản trị sản xuất nói riêng và quản trị doanh nghiệp nói chung. Các bộ cảm biến được gắn vào các thiết bị, máy móc, nhằm thu thập và cung cấp dữ liệu trở lại các ứng dụng được lưu trữ lên hệ thống lưu trữ và xử lý dữ liệu tập trung của doanh nghiệp.. 

Mạng lưới kết nối rộng khắp của IoT trong mọi khu vực sản xuất giúp các tính năng trong giải pháp ERP 4.0 phát huy được hiệu quả tối đa. Cụ thể là, các thông tin như vị trí, tình trạng vận hành và hiệu suất thiết bị có thể dễ dàng truy cập tức thì, cho phép các tổ chức xác định các vấn đề như nơi tài sản không được sử dụng hoặc nếu cần bảo trì. Như vậy, doanh nghiệp có thể theo dõi, nắm bắt được các thông tin dữ liệu quan trọng trong vận hành và duy trì điều hành ổn định giúp doanh nghiệp phát triển.

Đọc thêm: Các lợi ích khi kết hợp IoT và ERP

2. Định hình giải pháp ERP 4.0 bằng công nghệ phân tích dữ liệu

Ngày nay, một trong số các chỉ tiêu đánh giá quan trọng về hiệu quả quản trị của doanh nghiệp là ứng dụng dữ liệu. Để xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ được thu thập thông qua nền tảng IIoT, giải pháp ERP 4.0 cũng cần phải trang bị khả năng phân tích dữ liệu mạnh mẽ. Với hệ thống ERP 4.0, doanh nghiệp có thể đưa ra dự đoán chính xác, tạo cơ sở cho chiến lược kinh doanh thông minh và đúng trọng tâm hơn.

Bên cạnh đó, trong thế giới đa kênh như ngày nay, doanh nghiệp có thể sử dụng công nghệ tích hợp chức năng nhận biết các tình huống nhằm dự đoán nhu cầu của người dùng và cải thiện hiệu quả của các công việc hàng ngày. Ví dụ, một kỹ sư bảo trì sẽ được gửi các thông tinh như dữ liệu tài sản, hướng dẫn công việc, lịch sử mối quan hệ khách hàng ngay khi đến địa điểm sửa chữa.

giải pháp ERP

3. Định hình giải pháp ERP 4.0 bằng trí tuệ nhân tạo 

Trí tuệ nhân tạo đang dần thay đổi các tính năng của giải pháp phần mềm ERP truyền thống và biến. chúng trở thành công cụ quản lý kinh doanh mạnh mẽ hơn. Dưới đây là ba lợi ích chính mà giải pháp ERP được tích hợp công nghệ Trí tuệ nhân tạo mang lại cho doanh nghiệp:

  • Xác định các vấn đề ngay cả trước khi chúng xảy ra

Tích hợp AI cải thiện khả năng dự báo của một phần mềm ERP. Bằng cách này, một hệ thống dựa trên AI có thể xác định chính xác hoặc phát hiện các vấn đề có thể xảy ra, cho phép người dùng chuẩn bị trước và thậm chí ngăn chặn chúng. Hệ thống ERP do AI điều hành cho phép bạn mở khóa tiềm năng tiềm ẩn của dữ liệu doanh nghiệp của bạn và sử dụng nó để quản lý các chức năng với hiệu quả tối ưu.

giải pháp ERP

  • Tự động hóa các quy trình trong hệ thống sản xuất thông minh

Công nghệ Trí tuệ Nhân tạo (AI) có thể phát hiện các quy trình không hiệu quả và đề xuất một giải pháp giúp cắt giảm chi phí. AI cũng có thể xác định các quá trình sử dụng quá nhiều năng lượng. Nó cho phép chẩn đoán, dự đoán giúp giảm thiểu lãng phí các tài nguyên.

Do đó, các hệ thống ERP được AI hỗ trợ tự động hóa các quy trình thông thường và khiến chúng trở nên dễ dàng sử dụng nhất có thể; giải phóng nhân viên của bạn, thời gian quý báu để tập trung vào các nhiệm vụ sẽ tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn.

  • Cải thiện trải nghiệm người dùng thông qua tương tác

Hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể đọc dữ liệu lịch sử và học hỏi từ các mô hình hành vi trước đó của người dùng. Điều này cho phép phần mềm CRM trong hệ thống ERP cung cấp trải nghiệm được cá nhân hóa cho lượng lớn người dùng cũng như hoạt động nhanh hơn và theo cách hữu ích hơn.

>>> Đọc thêm: Xu hướng phát triển của phần mềm ERP trong năm 2020

Kết

Hệ thống giải pháp ERP đang được ứng dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực trên toàn thế giới. Dẫu vậy, nó không thể nằm ngoài guồng quay của thị trường với những đòi hòi cao về công nghệ trong thời đại 4.0. Việc thay đổi và ứng dụng giải pháp ERP 4.0 sẽ giúp các doanh nghiệp phát huy và đồng bộ các giải pháp công nghệ với thiết bị thông minh trong doanh nghiệp nhằm mang đến hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng