công nghệ 4.0 là gì ? Công nghệ này thay thế con người như thế nào?
Công nghệ 4.0 ám chỉ một sự thay đổi lớn về cách thế giới vận hành dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, cách thức sản xuất. Cùng với đó là những hứa hẹn về cuộc “đổi đời” của các doanh nghiệp nếu đón được làn sóng này. Tuy nhiên, công nghệ 4.0 là gì? Công nghệ này đem lại những lợi ích gì cho cuộc sống con người?” là điều khiến nhiều người thắc mắc.
Công nghệ 4.0 là gì?
Công nghệ 4.0 là gì là từ khóa được tìm kiếm rất nhiều hiện nay. Công nghệ 4.0 là quá trình tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa các quy trình và phương thức sản xuất, kinh doanh. Nền tảng của cách mạng công nghiệp 4.0 là các công nghệ, sản phẩm số đã, đang và sẽ được phát triển trong tương lai.
Công nghệ 4.0 diễn ra trên mọi lĩnh vực của đời sống, tuy nhiên các nền tảng khởi nguồn của công nghệ này là công nghệ sinh học, kỹ thuật số và vật lý. Trong đó, kỹ thuật số với những sản phẩm như: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (Internet of Things – IoT) và dữ liệu lớn (Big Data), sẽ chi phối, hỗ trợ các lĩnh vực còn lại thay đổi.
Tác động của công nghệ 4.0 đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh
- Thay đổi cơ cấu hệ thống sản xuất
CMCN 4.0 sẽ góp phần chuyển dịch sản xuất công nghiệp quốc gia theo hướng từ nền kinh tế năng suất thấp (với ít cơ hội cho cải tiếng công nghệ và đạt được giá trị gia tăng cao trong sản xuất) sang nền kinh tế năng suất cao (với nhiều cơ hội hơn cho các sáng kiến và giá trị gia tăng cao hơn). Thay đổi đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của công nghệ 4.0 là máy móc sẽ thay thế con người trong khâu sản xuất.
Nếu như trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần 3, hệ thống tự động hóa chỉ có thể làm những công việc nặng như khuân vác, lắp ráp những bộ phận lớn, nặng nề thì giờ đây, các robot có thể được lập trình để hoàn thành các công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo như bàn tay con người. Lúc này, vai trò của con người là thực hiện những công việc đòi hỏi nhiều sự sáng tạo hoặc các yếu tố mà trí thông minh nhân tạo chưa đạt được.
>>>Đọc thêm: Bên trong nhà máy sản xuất ô tô Vinfast và ứng dụng công nghệ 4.0?
- Giảm thiểu sai sót trong quá trình sản xuất
Hơn nữa, robot hoạt động vô cùng chính xác theo những gì được lập trình. Ví dụ như, nếu quy định độ dài sản phẩm là 10cm thì máy móc sẽ cắt gọt vừa đủ 10cm, không dư cũng không thiếu một li nào. Như vậy, áp dụng công nghệ 4.0 giúp sản xuất hàng loạt những sản phẩm có chất lượng đồng đều và chính xác. Đây là điều rất khó thực hiện được bởi sai số do con người là lớn hơn nhiều.
Tính chính xác của máy móc cũng giúp nhà sản xuất kiểm soát mọi chi tiết của sản phẩm. Bạn sẽ không sợ một công nhân nào đó sơ ý làm sản phẩm thiếu hụt hoặc dư thừa các chi tiết, tạo ra những sản phẩm sai lỗi và không thể sử dụng được. Không dừng lại ở đó, nhà sản xuất có thể dễ dàng điều chỉnh chi tiết sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng chỉ với vài thao tác thiết lập đơn giản.
- Tối ưu hóa vận hành nhà máy
Một ứng dụng khác của công nghệ 4.0 cũng đem lại nhiều hiệu quả cho vận hành doanh nghiệp sản xuất là AI (Trí thông minh nhân tạo). AI có khả năng phản ứng, xử lý thông tin rất nhanh chóng. Nếu lỗi xảy ra trong dây chuyền sản xuất được phát hiện sớm thì các phương án sửa chửa, thay thế sẽ ngay lập tức được kích hoạt. Trong trường hợp sự cố nghiêm trọng, hệ thống thông minh có thể phát ra cảnh báo để ngay lập tức dừng cả hệ thống, đảm bảo ít tổn thất và sai sót nhất có thể.
Không những vậy, thông qua công nghệ máy học (machine learning), AI có thể quan sát và học tập cách làm việc và xử lý vấn đề của con người, từ đó nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất.
- Cải thiện khả năng quản lý
Với các công ty, doanh nghiệp, họ có thể ứng dụng các công nghệ số hiện đại để cải thiện hiệu suất làm việc và quản lý. Ví như việc liên lạc giữa các phòng ban với nhau khi xưa chỉ bằng cách nói chuyện trực tiếp hoặc điện đàm, thì ngày nay có thể thông qua các phần mềm chat nhóm. Hoặc có thể sử dụng các công nghệ quản lý khác để thúc đẩy hiệu suất làm việc của nhân viên.
- Giảm chi phí, tăng lợi nhuận
Khi thay thế nguồn lực con người bằng máy móc và công nghệ, về lâu dài, nhà sản xuất có thể giảm được nhiều chi phí vận hành, cũng như làm giảm giá thành sản phẩm. Một robot có thể làm được khối lượng công việc của nhiều người cộng lại và làm việc với công suất cao.
Máy móc hiển nhiên có sức bền cao hơn con người. Các robot và máy tính có thể hoạt động hàng giờ liên tục không ngừng nghỉ, có thể làm việc trong lúc con người đi ngủ. Và robot cũng mắc ít sai lầm hơn, giảm thiểu tổn thất trong quá trình sản xuất.
Ngoài ra, bạn cũng không cần trả các khoản phí bảo hiểm lao động, tiền thường hoặc tiền bồi dưỡng lao động. Bạn chỉ cần phí duy trì, bảo trì máy móc mà thôi.
>>>Đọc thêm: Học Hugo Boss triển khai nhà máy máy thông minh
- Cải thiện môi trường làm việc, tăng cường sức khỏe người lao động
Các công việc nặng nhọc, có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe đều được máy móc và công nghệ đảm nhiệm thay cho con người. Máy móc có thể làm việc trong các điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao hoặc áp suất thấp, hoặc các điều kiện bất lợi như nhiệt độ cao hoặc địa hình hiểm trở. Trên thực tế, hiện nay, công việc dọn dẹp các khu hóa chất độc hại hay những nơi nhiễm phóng xạ đã được giao toàn bộ cho robot điều khiển từ xa để đảm bảo an toàn cho con người..
- Nâng cao chất lượng cuộc sống
Lợi ích thiết thực nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 là giá thành sản phẩm sẽ được giảm xuống do chi phí sản xuất đã bớt đi. Trong bối cảnh vật giá leo thang ngày nay thì đây quả là một lợi ích vô giá, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống cho mỗi người dân.
Ngoài ra, một yếu tố chính của cách mạng công nghiệp 4.0 đã được nhắc tới chính là Internet kết nối vạn vật (IoT). IoT chính là sử dụng nền tảng khoa học công nghệ, sử dụng phần mềm để kết nối tất cả mọi thiết bị công nghệ trong cuộc sống. Công nghệ này giúp chúng ta sử dụng các dịch vụ hàng ngày theo cách mới, tốt hơn và tiện lợi hơn.
- Xuất hiện mô hình nhà máy thông minh (Smart Factory )
Về cơ bản, Smart Factory là một môi trường mà máy móc và các thiết bị sản xuất được kết nối với nhau và hoạt động theo quy trình tự động hóa tối đa. Trong đó, nhờ ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 như Internet vạn vật (IoT), AI, Big data, toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất đều được ghi nhận và kiểm soát một cách đồng bộ trong thời gian thực.
Mô hình nhà máy thông minh được xây dựng trên nền tảng của 5 thành tố: BI (Business Interligent) – Báo cáo thông minh; ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp; MES (Manufacturing Execution System) – Hệ thống điều hành sản xuất, IIOT và PLC (Bộ điều khiển Logic lập trình).
>>>Đọc thêm:[Video] Smart factory – Nhà máy thông minh là gì?
Qua bài viết trên hi vọng đã giúp các bạn hiểu khái niệm cơ bản công nghệ 4.0 là gì và lợi ích của Công nghệ 4.0 trong thực tế sản xuất. Bạn có thể theo dõi trang page của Ifactory để cập nhật những xu hướng ứng dụng công nghệ 4.0 nổi bật ở Việt Nam và trên thế giới.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved