Vai trò của Just in Time trong triển khai phương pháp Six Sigma
Just in Time (JIT) hiện là một trong những phương thức quản trị sản xuất hiệu quả thay vì chỉ dừng lại là một khái niệm. Các chỉ số do phương thức JIT mang lại cho phép doanh nghiệp hướng đạt được tỷ lệ Six Sigma như đúng kỳ vọng.
Nguồn gốc của Just In Time (JIT)
Bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước, Just in Time (JIT) hay còn được gọi là Hệ thống kéo được sáng tạo bởi Kiichiro Toyoda và Taiicho Ohno và được áp dụng rất thành công trong mô hình sản xuất của Toyota. Chính tại đây, Just in Time đã được nâng tầm lên thành một trong những phương thức quản trị sản xuất hiệu quả thay vì chỉ dừng lại là một khái niệm.
Đọc thêm: Mọi điều bạn cần biết về JIT trong Six Sigma
Trong sản xuất hiện đại, Just In Time (JIT) hay còn gọi là sản xuất tức thời được hiểu ngắn gọn là: “Đúng sản phẩm – Đúng số lượng – Đúng nơi – Đúng thời điểm cần thiết”. Phương pháp JIT giải quyết nhiều thách thức mà doanh nghiệp phải đối mặt, như:
- Hạn chế hàng tồn kho
- Hạn chế chi phí lưu kho của hàng tồn kho
- Giảm dần tới triệt tiêu thời gian trễ giữa các bước trong một quy trình
- Khả năng xoay vòng nhanh chóng và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng yêu cầu
- Giảm thiểu sự xuống cấp của hàng tồn kho được lưu trữ trong nhà kho quá lâu
Mọi doanh nghiệp dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất nào, với quy mô bao nhiêu, đều có thể ứng dụng JIT, bởi đây là một trong giải pháp cho phép doanh nghiệp hướng tới tỷ lệ Six Sigma cao nhất.
Vai trò của JIT trong Six Sigma
Trước khi nói về vai trò của JIT trong Six Sigma, chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm này. Theo CEO Jack Welch, Six Sigma là một hệ phương thức chất lượng, khi tất cả được lên ý tưởng và thực hiện nhằm cải thiện trải nghiệm của khách hàng, giảm chi phí và giúp các nhà lãnh đạo xây dựng doanh nghiệp của mình tốt hơn. Như vậy, Six Sigma đảm bảo quy trình sản xuất được diễn ra thuận lợi với số lượng lỗi ít nhất có thể.
Hiệu quả hoạt động của một công ty cũng được đo bằng mức sigma công ty đó đạt được khi thực hiện các quá trình sản xuất kinh doanh. Thông thường các công ty thường đặt ra mức 3 hoặc mức 4 sigma tương ứng xác xuất sai lỗi Six.897 tới Six.210 trên một triệu sản phẩm. Nếu đạt tới Six Sigma, con số này sẽ còn là 3,4 lỗi trên một triệu sản phẩm. Tỷ lệ xuất hiện lỗi là 3.4/1 triệu cơ hội là mục tiêu cuối cùng của Six Sigma.
Phương pháp JIT cung cấp quy trình đánh giá hiệu quả của mọi giai đoạn trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất để hướng tới mục tiêu Lean Six Sigma. Về bản chất, JIT buộc một doanh nghiệp phải đảm bảo các quy trình của họ phát sinh ít lỗi nhất có thể. Điều đó có nghĩa là họ được khuyến khích tạo ra các quy trình tốt hơn và các sản phẩm chất lượng để trở nên hiệu quả hơn. Cụ thể hơn, các mục sau đây của JIT làm cho doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa các khiếm khuyết và đạt được tỷ lệ Six Sigma cao nhất.
Một tổ chức Just in Time / JIT trong Six Sigma có một số đặc điểm cụ thể, bao gồm:
- Dòng chảy sản xuất – liên tục trong sản xuất, làm cho máy móc được sử dụng hiệu quả từ đó có thể giúp làm tăng sản lượng.
- Luồng hàng hóa không bị gián đoạn – Điều đảm bảo thành công của phương pháp JIT trong sản xuất là luồng hàng hóa phải được duy trì liên tục 24/7, không bị gián đoạn.
- Hợp tác với nhà cung cấp – nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chất lượng quy trình. Các nhà cung cấp là mắt xích không thể thiếu trong sự thành công trong chuỗi sản xuất trong doanh nghiệp. Dòng nguyên liệu đầu vào liên tục sẽ đảm bảo được dây chuyền sản xuất diễn ra liên tục.
- Sự tham gia của nhân viên – hệ thống JIT cần được giới thiệu và đào tạo cho nhân viên đúng cách, nếu không JIT sẽ không thể được thực hiện một cách đồng nhất. Doanh nghiệp cần phải nhận thức rõ ràng sự đồng hành cùng lúc của nhân viên cũng là giải pháp giảm các lãng phí trong sản xuất.
Một ví dụ đơn giản là các nguồn cung cấp văn phòng phẩm cho một doanh nghiệp. Hầu hết bộ phận mua hàng của các doanh nghiệp sẽ có xu hướng tích trữ những món văn phòng phẩm thiết yếu, đề phòng trường hợp ai đó cần văn phòng phẩm. Tuy nhiên, chi phí có thể được tiết kiệm bằng cách xem xét nhu cầu thực tế của nhân viên, sau đó chỉ đặt hàng đủ để đáp ứng những nhu cầu đó trong một thời gian cụ thể, chẳng hạn như một quý tài chính. JIT yêu cầu các tổ chức không cho phép những sai lầm và sai sót xảy ra, mà phải xem xét quá trình và tìm cách giảm thiểu khả năng những sai sót đó xảy ra ngay từ đầu. Như vậy, có thể hiểu trọng tâm của hoạt động JIT là chuyển từ dự phòng sang đảm bảo chất lượng.
Kết
Thực tế, phương pháp JIT cho phép các doanh nghiệp một cách tiếp cận với môi trường sản xuất hiệu quả và hạn chế các khiếm khuyết một cách tối đa. Với trọng tâm là cải thiện chất lượng kinh doanh và sản xuất, đây là phương pháp đặc biệt lý tưởng để doanh nghiệp hướng tới một tỷ lệ Six Sigma hoàn hảo.
Đọc thêm: Six sigma là gì? Doanh nghiệp có thể tiết kiệm hàng tỷ USB nhờ Six sigma
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved