Ứng dụng Internet of things ở Việt Nam để phát triển bứt phá

06/12/2018

Trong bối cảnh Internet of things (IoT) bùng nổ trên toàn Thế giới làm tác động mạnh mẽ đến nhiều quốc gia, đòi hỏi chính phủ, lãnh đạo các nước phải hết sức quan tâm và có những chính sách, chiến lược phát triển phù hợp. Cùng chuyển mình trong xu thế toàn cầu hóa, Internet of things ở Việt Nam đang được các nhà khai thác viễn thông và các công ty thuộc các ngành công nghiệp khác nhau nắm bắt cơ hội một cách triệt để.
Internet of things ở Việt Nam là xu hướng tất yếu
Thế giới đã trải qua 3 cuộc cách mạng công nghiệp tất yếu và xã hội sẽ không thể vận hành nếu thiếu các yếu tố như điện, máy tính, tự động hóa… Cuộc cách mạng 4.0 cũng là sự phát triển tất yếu của công nghệ và nó sẽ diễn ra nhanh hơn và bùng nổ hơn bao giờ hết. Internet of things chính là sự kết hợp của các công nghệ với nhau, nó làm mờ ranh giới của kỹ thuật, cơ khí, vật lý, sinh học và con người”.
“ Vạn vật kết nối”- Internet of things là một hệ thống mạng lưới các thiết bị từ những con chip siêu nhỏ đến những cỗ máy đồ sộ được kết nối internet, có thể thu thập và trao đổi dữ liệu với nhau, đồng thời có thể kết nối với con người. Nhờ vậy mà chúng ta có thể điều khiển chúng ở bất cứ mọi nơi và bất cứ khi nào. Vậy hiện nay Internet of things ở Việt Nam đã phát triển đến mức nào và trong tương lai gần sẽ ra sao?

Theo như tính toán, vào năm 2020 thế giới sẽ có khoảng hơn 25 tỉ hệ thống nhúng và hệ thống thông minh, 25 triệu ứng dụng, 50 ngàn tỉ Gigabytes dữ liệu được kết nối với Internet. Cùng với dân số 7,6 tỉ người trên toàn thế giới lúc bấy giờ, tức là mỗi người sẽ sở hữu xấp xỉ 7 vật dụng được kết nối với nhau.
Internet of things đang diễn ra một cách mạnh mẽ khi các nhà doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai những dự án về IoT vào sản xuất, xem nó như một công cụ để mang lại những cơ hội tăng doanh thu cho rất nhiều ngành và những giải pháp đó bắt đầu thương mại hóa với tốc độ rất nhanh. Ngành dịch vụ tiện ích, giao thông, tòa nhà thông minh và các ngành bán lẻ là những ngành nên đi đầu trong việc ứng dụng IoT.
Nhờ vào thế mạnh sản xuất và xuất khẩu các thiết bị điện tử Việt Nam đang trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh trên thế giới. Muốn nền kinh tế nói chung và ngành công nghiệp nói riêng phát triển bền vững thì việc triển khai, ứng dụng công nghệ Internet of things vào trong các lĩnh vực sản xuất là một điều tất yếu.
Những tiềm năng khi triển khai Internet of things ở Việt Nam
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là một tiềm năng lớn có thể mang lại cho kinh tế Việt Nam một cơ hội để bứt phá. Để tận dụng được cơ hội này, chúng ta cần phải có một tầm nhìn dài hạn, một cách tiếp cận tốt nhất so với những cuộc cách mạng công nghiệp trước đó.
IoT có ứng dụng rộng trên tất cả các ngành, có thể kể ra một số ứng dụng nổi bật về các lĩnh vực  như:
Quản lý chất thải
Quản lý và lập kế hoạch quản lý đô thị
Quản lý môi trường
Phản hồi trong các tình huống khẩn cấp
Mua sắm thông minh
Quản lý các thiết bị cá nhân
Đồng hồ đo thông minh
Tự động hóa ngôi nhà
Với những ứng dụng nêu trên chúng ta có đầy đủ các yếu tố để phát triển cộng đồng Internet of things ở Việt Nam. Đó là các công ty hỗ trợ, các Co-working, cùng với đó là những hệ thống Fablab… Do đó các doanh nghiệp ở nước ta có thể  kết nối với nhau một cách chặt chẽ. Vì vậy, chúng ta cần có những giải pháp kết nối sức mạnh của các doanh nghiệp IoT, từ đó lan tỏa tầm ảnh hưởng của Internet of Things lên nền kinh tế.

Tại Việt Nam có rất nhiều lĩnh vực khác nhau để triển khai IoT, chẳng hạn như chế tạo các máy móc, tín hiệu đèn giao thông, nhà ở thông minh,… chính xác là tích hợp các hệ thống cảm biến, cung cấp các giải pháp phần mềm IoT. Các hãng phần mềm lớn trên thế giới trước đó mới chỉ viết phần mềm cho con người sử dụng. Họ cũng mới chỉ bắt đầu bước vào sân chơi IoT, nên cơ hội tham gia vào thị trường phần mềm IoT cho Việt Nam là rất lớn.
Ngoài ra, nước ta có những yếu tố như dân số trẻ, nền kinh tế tăng trưởng hằng năm và con người khát khao khởi nghiệp. Với những yếu tố đó, chúng ta sẽ có rất nhiều bước nhảy vọt ở giai đoạn bắt đầu vì ở giai đoạn mới áp dụng mọi thứ đang còn hoàn toàn mới không bị chi phối bởi những vấn đề đã cũ. Với nguồn nhân lực ấy, với ý chí đam mê công nghệ đó là những cơ hội rất lớn để chúng ta thành công.
Mặt khác, Việt Nam có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể tiếp cận nhanh, hiệu quả những thành tựu công nghệ của thế giới. Chúng ta không chỉ phát minh và sáng tạo, mà kèm theo đó là biết cách học hỏi một cách hiệu quả những thành tựu của các nước đi trước. Cùng với đó là sự vận dụng “mượn sức” của thế giới bằng việc liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới. Quan trọng nhất là: Nhà nước có chính sách mới để giúp nền kinh tế có thể thích ứng một cách tốt nhất với cuộc cách mạng công nghệ Internet of things.
Internet of things ở Việt Nam và những thách thức phải đối mặt
Những lợi ích của IoT đem lại ở khắp mọi nơi trên tất cả các lĩnh vực- đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, việc áp dụng ở mỗi quốc gia là khác nhau và không phải quốc gia nào cũng có thể thuận lợi để triển khai mô hình này vào trong sản xuất. Với một nền kinh tế còn nhiều khó khăn việc triển khai Internet of things ở Việt Nam cũng đặt ra rất nhiều thách thức lớn:

  •    Chi phí đầu tư lớn dẫn đến các doanh nghiệp chưa sẵn sàng đầu tư áp dụng.
  •    Tiêu chuẩn chung: việc thiếu các tiêu chuẩn trong khi lại có rất nhiều giao thức kết nối được sử dụng như hiện nay là một cản trở cho IoT phát triển.
  •    Nhu cầu của người dùng: Việt Nam là một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa, đời sống người dân còn nhiều khó khăn, dẫn đến nên việc áp dụng IoT đến từng cá nhân là điều vô cùng khó khăn.
  •    Vùng phủ kết nối: Ngày nay, những thiết bị thông minh như smartphone, ipad, macbook,…có thể kết nối internet ở khắp mọi nơi. Đòi hỏi một vấn đề cấp thiết đặt ra là các nhà cung cấp mạng phải có phương án nâng cao nỗ lực quản lý và vận hành.
  •    Năng lượng pin: Càng nhiều thiết bị thông càng đòi hỏi mức tiêu thụ năng lượng pin lớn. Các nhà sản xuất hiện nay cũng chú trọng đến yếu tố giảm thiểu mức tiêu hao năng lượng thấp nhất cho các thiết bị.
  •    An ninh và bảo mật: Đối với các thiết bị cá nhân có khả năng kết nối internet thì vấn đề về an ninh, bảo mật thông tin lại là mối quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, việc bảo đảm sự riêng tư là điều khó khăn hơn nhiều. Đây cũng chính là vấn đề khiến người dùng e ngại khi tiếp cận các phương pháp mới của ứng dụng IoT.

Internet of things ở Việt Nam hiện nay đang được nhắc rất nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng và được Chính phủ chú trọng đầu tư như một cơ hội để thúc đẩy nền kinh tế phát triển tạo nền tảng đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng