Thực trạng triển khai IoT tại Việt Nam

27/12/2018

IoT- mạng lưới vạn vật kết nối Internet gần đây xuất hiện khá nhiều và thu hút không ít sự quan tâm chú ý của giới công nghệ. Vì sự bùng nổ của IoT sẽ có tác động mạnh mẽ tới cuộc sống, công việc và xã hội loài người. Việc ứng dụng IoT tại Việt Nam đang thể hiện rõ nhất ở lĩnh vực sản xuất và sẽ phổ biến đến tất cả các ngành khác và trong toàn xã hội trong những năm tới. Sự xuất hiện của IoT sẽ góp phần không nhỏ thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Vậy thực trạng của ứng dụng IoT tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.

>>>Đọc thêm: Cách mạng công nghiệp 4.0 và những điều cần biết

IoT tại Việt Nam

IoT đang là thứ mà các tập đoàn công nghệ lớn đặc biệt quan tâm và giờ họ vẫn đang đầu tư hàng tỷ đô la vào đây. Có thể ví IoT như là một nông trại cực kỳ rộng lớn và trù phú, nơi họ có thể gieo trồng và thu lại lợi nhuận gần như lớn gấp chục lần những gì mà họ bỏ ra. Những người đam mê công nghệ, những chuyên viên máy tính và kỹ sư lập trình cũng là các đối tượng không thể bỏ qua IoT. Đơn giản là vì cái họ được tiếp cận, được thực hành đều là những ứng dụng, nền tảng của tương lai và đó sẽ là trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với họ.

Tại Việt Nam IoT đã được ứng dụng từ lâu dưới các hình thức tự động hóa như hệ thống điều khiển đèn giao thông, hệ thống tưới tiêu tự động,… Tuy nhiên chỉ đến những năm gần đây thì khái niệm IoT tại Việt Nam mới được nhắc đến nhiều thông qua các hội thảo, hội nghị về xu hướng công nghệ của Cisco, Intel, Hội Tin học TP HCM và một số công ty trong nước như Mobiphone, DTT, Sao Bắc Đẩu. Trước đó, IBM có chiến dịch “Hành tinh thông minh hơn” và nhấn mạnh vào các thành phố thông minh trong đó Đà Nẵng được chọn thực hiện thí điểm này từ năm 2012-2013.

Ở thời điểm hiện tại Việt Nam đang có rất nhiều công ty tập trung phát triển giải pháp và sản phẩm công nghệ thông minh với nền tảng IoT. Có thể kể đến những cái tên quen thuộc và được thị trường dần đón nhận trong thời gian vừa qua như: Lumi, BKAV, SmartHome,…Một điểm chung dễ nhận thấy ở các nhà cung cấp này là họ tập trung vào thiết bị nhà ở thông minh (SmartHome) hướng tới đối tượng khách hàng là những người sẵn sàng bỏ chi phí để tiện dụng hóa các hoạt động trong gia đình. Các sản phẩm này được đầu tư khá bài bản về mặt hình thức nhằm giúp cho căn nhà trở nên sang trọng hơn.

Dự tính trong tương lai IoT tại Việt Nam sẽ diễn ra một cách mạnh mẽ khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai những dự án về IoT. IoT mang lại một cơ hội doanh thu cho rất nhiều ngành và những giải pháp đó bắt đầu thương mại hóa với tốc độ rất nhanh. Ngành dịch vụ tiện ích, giao thông, tòa nhà thông minh và các ngành bán lẻ là những ngành đi đầu trong việc ứng dụng IoT. Và để có thể triển khai IoT thành công và bền vững cần phải cân nhắc đến bốn yếu tố đó là nền tảng phần mềm, hệ sinh thái giữa các ngành, quy trình chuẩn hóa về công nghệ và giải quyết được những lo lắng của khách hàng liên quan đến đảm bảo tính riêng tư và an toàn.

>>>Đọc thêm: Ứng dụng Smart Factory – hướng đi mới cho ngành sản xuất công nghiệp

Lưu ý cho doanh nghiệp muốn tiếp cận IoT tại Việt Nam

Việt Nam đang bước vào cuộc cách mạng 4.0 và IoT là chìa khóa đầu tiên để mở ra cánh cửa đó. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ là những đối tượng hàng đầu áp dụng giải pháp IoT họ nhận ra có 3 cách mà IoT giúp họ cải thiện kinh doanh. Thứ nhất là IoT giúp giảm vận hành chi phí, thứ hai tăng năng suất và thứ ba là mở rộng sang các thị trường mới hoặc phát triển sản phẩm mới. Tác giả của quyển sách về IoT bán chạy của nước Mỹ đưa ra có đưa ra lưu ý cho doanh nghiệp Việt Nam khi bắt đầu tiến cận IoT để vươn lên trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Một nghiên cứu gần đây của Cisco mang tên “Ready, Steady, Unsure”  (Sẵn sàng, Ổn định, Không chắc chắn) cho biết: Hơn một nửa công ty ở Việt Nam được hỏi đã xếp IoT là một trong ba công nghệ hàng đầu sẽ tác động đến tương lai kỹ thuật số của doanh nghiệp họ. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng 36% công ty tham gia trả lời đã bắt đầu sử dụng các giải pháp IoT. Đây là tỷ lệ cao nhất ở Đông Nam Á, ngang với đất nước Singapore.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại các doanh nghiệp còn ngại ứng dụng công nghệ này bởi  các lý do như: cơ sở hạ tầng yếu kém (31%), đội ngũ nhân viên chưa đủ nhân lực (20%), thiếu ngân sách (44%) và chưa chắc chắn vào lợi ích cũng như tác động của IoT đối với doanh nghiệp (48%).

Ông Maciej Kranz- Phó chủ tịch, phụ trách Nhóm giải pháp Đổi mới chiến lược sáng tạo tại Cisco nhận xét:  “Các quốc gia trên khắp châu Á như Việt Nam từ lâu đã được hưởng lợi từ chi phí lao động tương đối thấp, điều này ban đầu đã giúp họ trở thành các trung tâm sản xuất toàn cầu. Tuy nhiên, sự ra đời của IoT kết hợp với các công nghệ kết nối tiên tiến như phân tích dữ liệu, trí thông minh nhân tạo, tiền điện tử và điện toán sương mù, khiến các quốc gia này và công ty hoạt động ở đó cần phát triển các chiến lược khác vượt khỏi chi phí lao động thấp.” Ông Maciej Kranz cũng là tác giả quyển sách “ Thiết lập Internet vạn vật trong doanh nghiệp” chuyên gia này cũng là người chia sẻ về những việc quan trọng mà doanh nghiệp Việt cần lưu ý.

Lợi ích của IoT thì đã rõ nhưng điều khó khăn là vẫn còn một số bộ phận doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, chính quyền vẫn chưa sẵn sàng áp dụng IoT tại Việt Nam. Các hội thảo, tham luận về đô thị thông minh, giao thông thông minh ngày càng nhiều nhưng sự thông minh đó vẫn chưa áp dụng được nhiều vào cuộc sống do rào cản. Thứ nhất, bằng tần sóng vô tuyến nhà nước cung cấp cho dân dụng ít nhiều “ông lớn” đang chiếm giữ băng tần mà khai thác chẳng được bao nhiêu. Thứ hai sự chưa sẵn sàng với IoT chưa hẳn bắt nguồn từ việc thiếu hiểu biết về IoT mà vì liên quan đến lợi ích của các nhóm.

>>> Đọc thêm: Đặc trưng của nhà máy thông minh trong CMCN 4.0

Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng