Mọi điều cần biết về OEE trong sản xuất
Nội dung bài viết
Hiệu suất tổng thể thiết bị (Overall Effective Equipment) được tạo ra bởi chuyên gia Nhật Bản Seiichi Nakajima nhằm theo dõi được hiệu quả của thiết bị trong quá trình vận hành. Dưới đây là một vài kiến thức cơ bản nhất về OEE trong sản xuất doanh nghiệp cần nắm bắt.
Một vài hiểu biết về OEE trong sản xuất và thang điểm OEE
OEE (Hiệu suất tổng thể thiết bị) được dùng để thể hiện mức độ hiệu quả của máy móc theo tỷ lệ %. Hiệu quả của một thiết bị được đánh giá một cách tổng thể thông qua cả 3 yếu tố : thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành.
Khái niệm OEE được sử dụng hiệu quả trong cả trường hợp là một thước đo điểm chuẩn và cả khi là thước đo điểm cơ sở.
- Khi được dùng như điểm chuẩn, OEE được sử dụng để so sánh hiệu quả của một thiết bị sản xuất với những tiêu chuẩn công nghiệp hoặc để so sánh hiệu quả giữa các ca làm việc khác nhau trên cùng một thiết bị.
- Khi được dùng như điểm cơ sở, OEE là thông số giúp để theo dõi hiệu xuất sử dụng theo thời gian của một thiết bị sản xuất trong quá trình loại bỏ sự lãng phí.
- Trường hợp điểm OEE đạt 40%. Kết quả này là hồi chuông báo động cho doanh nghiệp này cần ngay lập tức bắt đầu theo dõi và cải thiện hiệu quả sản xuất của mình. Mức điểm 40% là mức điểm thấp và hầu hết các công ty có thể dễ dàng cải thiện điểm số thông qua các biện pháp đơn giản (ví dụ như theo dõi nguyên nhân thời gian chết và giải quyết từng nguyên nhân từ mức độ lớn nhất xuống nhỏ nhất).
- Trường hợp điểm OEE là 60%, đây chính là dấu hiệu điển hình khi hệ thống sản xuất của doanh nghiệp cần phải cải thiện một vài điểm để đạt được điểm hiệu suất tốt.
- Trường hợp điểm OEE đạt 85%, đó chính là những nhà sản xuất đẳng cấp thế giới. Đây cũng chính là mục tiêu dài hạn đối với nhiều doanh nghiệp sản xuất có tham vọng.
- Điểm số OEE 100% thể hiện hiệu suất sản xuất hoàn hảo: không có thời gian chết, hoạt động sản xuất nhịp nhàng và nhanh chóng.
>>> Đọc thêm: OEE là gì? Cải thiện OEE với IOT
Phương pháp tính toán OEE trong sản xuất phổ biến nhất
Phương pháp này phức tạp hơn nhưng chúng lại được nhiều người chọn lựa để đo đếm hiệu quả của thiết bị. Chúng thể hiện rất rõ 3 yếu: Hữu dụng (Availability), Hiệu suất (Performance) và Chất lượng (Chất lượng).
Tỉ lệ vận hành (Availability)
Tỉ lệ vận hành xét đến các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sử dụng của máy móc, bao gồm tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất theo dự kiến trong một khoảng thời gian đáng kể (thường là một vài phút hoặc lâu hơn) như dừng không có kế hoạch (chẳng hạn như lỗi thiết bị và thiếu hụt nguyên liệu) và việc dừng có kế hoạch (như thời gian chuyển đổi).
Nó được tính bằng công thức:
Tỉ lệ vận hành tính theo thời gian = (Thời gian vận hành lý thuyết – Thời gian dừng máy) : Thời gian vận hành lý thuyết |
Tỷ lệ Hiệu suất (Performance)
Tỷ lệ Hiệu suất tính đến yếu tố mất/giảm hiệu suất, bao gồm tất cả các yếu tố khiến thiết bị sản xuất hoạt động ở tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa có thể khi chạy (bao gồm cả Chu kỳ chậm và Quãng dừng nhỏ).
Nó được tính bằng công thức:
Tỷ lệ Hiệu suất = (Thời gian chu kỳ lý tưởng × Tổng sản phẩm) : Thời gian chạy máy |
Trong đó:
Thời gian chu kỳ lý tưởng là thời gian chu kỳ nhanh nhất mà quá trình của sản xuất có thể đạt được trong điều kiện tối ưu. Do đó, khi nó được nhân với Tổng sản phẩm (Total Count), kết quả sẽ là Thời gian sản xuất Net tức là thời gian nhanh nhất về mặt lý thuyết để sản xuất tổng số sản phẩm theo kế hoạch.
Tỷ lệ hiệu suất có tính đến bất cứ điều gì khiến quá trình sản xuất diễn ra với tốc độ thấp hơn tốc độ tối đa có thể (bao gồm cả Chu kỳ chậm và Quãng dừng ngắn). Tỷ lệ hiệu suất thường không nên lớn hơn 100%. Nếu đúng như vậy, điều đó có nghĩa Thời gian chu kỳ lý tưởng được đặt không chính xác (quá cao).
Tỷ lệ Chất lượng (Quality)
Tỷ lệ chất lượng dùng để xét đến yếu tố chất lượng sản phẩm không đảm bảo, không đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, bao gồm cả các sản phẩm được làm lại sau này.
Nó được tính bằng công thức:
Tỷ lệ Chất lượng = Tổng sản phẩm chất lượng : Tổng số sản phẩm đã thực hiện |
Nói một cách đơn giản nhất, khái niệm OEE là tỷ lệ của Thời gian Sản xuất Hiệu quả so với Thời gian Sản xuất theo Kế hoạch. Trên thực tế, điểm số được tính như sau:
OEE = Tỷ lệ vận hành × Tỷ lệ hiệu suất × Tỷ lệ chất lượng (Availability x Performance x Quality) |
Như vậy, OEE tính đến tất cả các tổn thất (Dừng mất thời gian, giảm tốc độ và giảm chất lượng) trong quá trình vận hành máy móc, tạo nên một thước đo thời gian sản xuất thực sự hiệu quả.
Điểm OEE cung cấp một cái nhìn rất có giá trị về quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Nó vẽ nên một bức tranh chính xác về hiệu quả sản xuất. Và, nó giúp doanh nghiệp dễ dàng theo dõi các cải tiến tại quá trình sản xuất theo thời gian.
Điểm OEE không cung cấp là bất kỳ thông tin chi tiết nào về nguyên nhân cơ bản của năng suất bị mất. Đây là vai trò của Tính hữu dụng, Hiệu suất và Chất lượng. Chỉ cần dựa vào công thức này, doanh nghiệp cũng có thể nhìn thấy hiệu quả trong sản xuất như thế nào (Chỉ số OEE) và các vấn đề khác trong doanh nghiệp như Tính Hữu dụng, hiệu suất và chất lượng ảnh hưởng như thế nào đến các khoản tổn thất.
Ý nghĩa của OEE trong sản xuất
Dưới đây là những lợi thế của việc sử dụng hiệu quả thiết bị tổng thể (OEE):
- Tăng lợi tức đầu tư (ROI) – Máy móc là một khoản đầu tư lớn mà các công ty luôn muốn thực hiện các chiến lược để đạt được lợi tức đầu tư tối đa. Doanh nghiệp có thể chứng minh được giá trị của khoản đầu tư vào hệ thống máy móc thiết bị thông qua số liệu OEE được đo đạc. Vào thời gian đầu trong quá trình sản xuất, hiệu quả sử dụng các thiết bị sẽ chỉ đóng góp một phần nhỏ trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình phát triển sản xuất, khi quy mô và các khoản đầu tư vào máy móc nhiều lên, các lãng phí hay tổn thất trong sản xuất thiết bị càng giảm sẽ giúp doanh nghiệp thu được nhiều lợi nhuận hơn.
- Tăng tính cạnh tranh – Đối với hoạt động sản xuất, việc cắt giảm tổn thất trong sản xuất sẽ đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nếu dây chuyền sản xuất thiếu hiệu quả, doanh nghiệp cần các quy trình và phương pháp cần thiết để giúp tối đa hóa cơ sở vật chất. Dựa trên các thông tin nhận được qua chỉ số OEE, các nhà quản lý và phân tích có thể xác định bất kỳ ràng buộc hoặc đình trệ nào trong sản xuất.
- Thể hiện hiệu suất thiết bị trực quan – OEE cho phép doanh nghiệp hình dung hiệu suất sản xuất một cách dễ dàng. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các công thức tính toán và quan sát bất kỳ tổn thất sản xuất nào. Từng yếu tố của sản xuất như tính hữu dụng, tính hiệu quả và chất lượng sẽ được thể hiện rõ ràng qua các con sổ được tính toán chi tiết. Nó cho phép doanh nghiệp có thể nhận thấy tình trạng sản xuất hiện tại và các lĩnh vực mà cơ sở cần cải thiện kịp thời.
- Nắm bắt thông tin chi tiết sản xuất – Doanh nghiệp không thể cải thiện hoạt động sản xuất mà theo kiểu dò dẫm tìm đường. Đó là lý do tại sao sử dụng dữ liệu trực tiếp về trạng thái thiết bị có thể hỗ trợ các nhà sản xuất vận hành hiệu quả dây chuyền, máy móc thiết bị nhằm giảm thời gian dừng không có kế hoạch và tăng tốc độ sản xuất trước hoặc sau thời gian dừng có kế hoạch. Các phân tích về mối tương quan giữa hiệu suất và tổn thất hiệu suất thể hiện cả khả năng thực hiện bảo trì trong tương lai, giúp tiết kệ chi phí đầu tư cho trang thiết bị sản xuất.
- Giảm chi phí bảo trì máy móc – Hiệu suất thực tế của máy móc tương quan trực tiếp với việc hiểu liệu máy có hoạt động hiệu quả hay không. Nó cũng dự báo được khả năng thay thế các thiết bị máy móc doanh nghiệp có thể phải thực hiện trong tương lai. Với OEE, cơ sở sản xuất có thể thực hiện các hoạt động chi bảo trì phòng ngừa, bảo dưỡng, sửa chữa lỗi máy kịp thời; giảm thiểu nguy cơ mất mát lớn hơn về sau.
>>> Đọc thêm: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào doanh nghiệp để tối ưu chỉ số OEE
Kết
Với một vài điều cơ bản cần biết về OEE trong sản xuất như trên đây, doanh nghiệp của bạn có thể hiểu được khái niệm này được diễn giải và tính toán như thế nào. Trên thực tế, OEE là một khái niệm khá đơn giản nhưng doanh nghiệp cũng cần có sự tìm hiểu kỹ càng và chuẩn bị cho việc tính toán chỉ số này một cách cẩn thận.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved