Phân biệt 7 công cụ kiểm soát chất lượng (Q7) và 7 công cụ quản lý (N7)

06/05/2020
Mục lục

Nội dung bài viết

7 công cụ kiểm soát chất lượng (Q7) và 7 công cụ quản lý (N7) đều có nguồn gốc xuất phát từ đất nước mặt trời mọc – Nhật Bản. Mục đích chung của các phương pháp này đều nhằm nâng cao chất lượng làm việc và sản xuất trong các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, giữa các phương pháp này tồn tại những điểm khác biệt tương đối rõ ràng. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa các công cụ kiểm soát chất lượng với các công cụ quản lý?

>>> Đọc thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng (7QC) và lợi ích cho doanh nghiệp?

công cụ kiểm soát chất lượng

Nguồn gốc của công cụ kiểm soát chất lượng (Q7) và công cụ quản lý (N7)

7 công cụ kiểm soát chất lượng (Q7) được ra đời từ sau Thế chiến thứ 2 bởi các kỹ sư Nhật Bản. Ở thời điểm đó, các công ty của Nhật gặp muôn vàn khó khăn trong việc phục hồi và phát triển sản xuất bởi những tổn thất nặng nề do chiến tranh để lại. Do vậy, để khắc phục tình trạng này, Hiệp hội các kỹ sư Nhật Bản đã quyết định tạo ra các hệ thống công cụ thống kê trong phương pháp quản lý chất lượng để dễ dàng ứng dụng trong mọi loại hình doanh nghiệp tại Nhật. Các công cụ này được gọi là công cụ kiểm soát chất lượng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên toàn thế giới bên cạnh triết lý Kaizen.  Các công cụ đó là:

Tên công cụNội dungHình mô tả
Biểu đồ ParetoKết hợp các cột và đường thẳng trong biểu đồ nhằm phân loại được các nguyên nhân tác động đến chất lượng sản phẩm có tính đến tầm quan trọng của các nguyên nhân đó;pareto
Biểu đồ HistogramĐồ thị phân phối cho dữ liệu 1 chiều, nhằm nghiên cứu mật độ dữ liệu và nhận biết các yếu tố hoặc dữ liệu có tần suất lặp lại thường xuyên hơn;công cụ kiểm soát chất lượng
Biểu đồ phân bốBiểu đồ thanh, biểu đồ đường, biểu đồ hình tròn, nhằm phân chia dữ liệu và chinh phục ý nghĩa các các dữ liệu để giải quyết vấn đề;công cụ kiểm soát chất lượng
Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram)Đồ thị phân phối cho dữ liệu 2 chiều. Để kiểm tra mối quan hệ của hai đặc điểm;Công cụ kiểm soát chất lượng
Biểu đồ nhân quả (Cause-Effect Diagram)Sơ đồ xác định tất cả các nguyên nhân gốc rễ đằng sau một vấn đề;công cụ kiểm soát chất lượng
Phiếu kiểm soát (Check Sheets)Danh sách các nội dung cần phải thực hiện/ kiểm tra;công cụ kiểm soát chất lượng
Biểu đồ kiểm soát (Control Chart)Một loại biểu đồ đường để kiểm tra sự ổn định về phát triển của một yếu tố nhằm xác định tính ổn định và tính khả thi trong điều kiện sản xuất hiện tại của một sự kiện/ vấn đề được đề ra;control chart

Trong khi đó, 7 công cụ quản lý mới (N7) ra đời muộn hơn vào năm 1976. Liên minh các nhà khoa học và kỹ sư Nhật Bản (JUSE) lúc bấy giờ nhận thấy sự cần thiết của các công cụ mới để thúc đẩy quá trình đổi mới, truyền đạt thông tin và lên kế hoạch thành công cho các dự án lớn. Vì thế, một nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát triển bảy công cụ kiểm soát chất lượng mới này. Chúng thường được gọi là 7 công cụ quản lý và có tên như sau:

Tên công cụNội dungHình mô tả
Biểu đồ mối quan hệ (Affinity Diagram)Liệt kê một số lượng lớn các ý tưởng và gộp các ý tưởng thành một nhóm dựa vào các mối quan hệ tự nhiên của chúng;công cụ kiểm soát chất lượng
Biểu đồ tương quan (Interrelationship Diagram)Hiển thị mối quan hệ nguyên nhân và kết quả,  giúp phân tích các liên kết tự nhiên giữa các khía cạnh khác nhau trong một vấn đề phức tạp;công cụ quản lý mới
Biểu đồ hình cây (Tree Diagram)Hệ thống các kế hoạch và phương pháp triển khai được hình thành có hệ thống. Các ý tưởng sẽ đi theo dòng tư duy từ tổng quát sang chi tiết, cụ thể hơn;công cụ quản lý chất lượng
 

Biểu đồ ma trận (Matrix Diagram)

 

Mỗi biểu đồ thể hiện mối quan hệ tương quan mạnh mẽ của một hay nhiều thông tin thông qua các hoạt động xác định, phân tích và đánh giá tỷ lệ liên quan;

công cụ quản lý mới
Phân tích dữ liệu ma trận (Matrix Data Analysis Chart) 

Một kỹ thuật toán học phức tạp để phân tích ma trận, thường được thay thế bằng ma trận ưu tiên tương tự. Ma trận ưu tiên là ma trận hình chữ L sử dụng để so sánh cặp của các yếu tố với những tiêu chí đánh giá được tạo nên trước đó;

công cụ kiểm soát chất lượng
 

Sơ đồ mũi tên (Activity Network Diagram hay Arrow Diagram)

 

Thể hiện thứ tự các hoạt động cần thiết trong một dự án hoặc quy trình, lịch trình tốt nhất cho toàn bộ dự án và các vấn đề về lập kế hoạch và tìm ra các giải pháp cho dự án;

công cụ kiểm soát chất lượng
 

Biểu đồ chương trình quyết định quy trình (Process Decision Programme Chart)

Xác định một cách có hệ thống những các sai sót có thể có trong quá trình đưa ra quyết định;công cụ quản lý mới

Cho dù 7Q và 7N ra đời ở những thời điểm khác nhau, chúng vẫn được sử dụng với mục đích chính là thúc đẩy quá trình cải tiến sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ nhằm mang đến môi trường kinh doanh hiệu quả và có lợi nhuận cao cho doanh nghiệp.

>>> Đọc thêm: 7 công cụ quản lý chất lượng theo lý thuyết của người Nhật

Phân biệt công cụ kiểm soát chất lượng (Q7) và công cụ quản lý (N7)

Điểm khác biệt7 công cụ kiểm soát chất lượng7 công cụ quản lý
Phương pháp thực hiệnPhương pháp thống kê và trực quan thể hiện qua các đồ thị;Phương pháp diễn giải, phi định lượng
Điểm mạnh·   7 công cụ kiểm soát chất lượng (N7) cũng có thể giải quyết được hầu hết những vấn đề quản lý chất lượng thường gặp trong hoạt động sản xuất cũng như dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp;

·   Các thông tin chủ yếu được thể hiện ngắn gọn và trực quan qua các con số.

·   N7 rất hữu ích trong việc tạo ra một nền văn hóa sáng tạo trong doanh nghiệp, lôi kéo mọi người tham gia, khuyến khích họ cùng suy nghĩ, tìm tòi cách giải quyết vấn đề. 

·   N7 giúp trình bày các dữ liệu bằng lời dưới dạng sơ đồ, tạo thông tin trực quan, dễ hiểu, có tính tổng thể.

 

Điểm yếuHầu hết các công cụ kiểm soát chất lượng Q7 là các công cụ phân tích dựa trên các dữ liệu đã được định lượng qua các con số. Nhưng Phiếu kiểm soát và Sơ đồ nguyên nhân – kết quả lại được thể hiện phần lớn qua các diễn giải.Hầu hết N7 là công cụ phân tích dữ liệu thông tin. Tuy nhiên phương pháp phân tích dữ liệu ma trận (Matrix Data Analysis Chart) lại thể hiện qua các con số với độ phức tạp cao, gây khó khăn cho các nhận viên mới sử dụng.

công cụ kiểm soát chất lượng

Kết

Các công cụ kiểm soát chất lượng và công cụ quản lý mới được liệt kê ở trên, dù ra đời tại những thời điểm khác nhau, đều có sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động quản lý và sản xuất không chỉ trong các doanh nghiệp Nhật Bản. Càng nhiều phương pháp quản lý ra đời, các doanh nghiệp lại càng có thêm nhiều lựa chọn phù hợp cho hoạt động quản lý tại các khu vực sản xuất khác nhau. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng