OEE là gì? Cải thiện OEE với IOT

10/01/2020

OEE là gì?

Để hiểu OEE là gì, cần phải biết, OEE là viết tắt của cụm từ Overall Equipment Effectiveness được hiểu là chỉ số Hiệu suất Thiết bị Tổng thể (hoặc Hiệu quả Thiết bị Tổng thể). OEE được dùng để đo lường hiệu quả hoạt động của một thiết bị một cách tổng thể thông qua cả 3 mặt nguồn lực: thời gian, chất lượng, và tốc độ vận hành. Qua đó giúp nhà quản lý cải tiến hiệu quả sử dụng máy móc bằng cách cải tiến các thông số liên quan.

Cho đến nay, OEE là cách bao quát nhất để đo hiệu quả sản xuất các thiết bị của nhà xưởng. Một nhà máy hiệu quả cao với năng suất cao, sẽ có một chỉ số OEE cao. Mặt khác, chỉ số OEE thấp, chỉ ra rằng, nhà máy còn tồn tại nhiều tác vụ ẩn cùng với các tài nguyên chưa được sử dụng hết công xuất đang tạo ra tổn thất.

Đọc thêm: Nhà máy thông minh là gì? Và tại sao chúng ta cần nó?

Trên thực tế, OEE là khái niệm tương đối đơn giản, tuy nhiên nó chỉ có thể phát huy hết sức mạnh nếu được áp dụng một cách chặt chẽ và có sự chuẩn bị thích hợp.

Đầu tiên, nhà quản lý cần thiết lập hiểu biết bao quát và chính xác về các thành tố của OEE, cùng với cách tiếp cận có hệ thống để thu thập dữ liệu sản xuất. Thứ hai, nhà quản lý nên giới thiệu về lợi ích của OEE cho toàn thể công ty, để mọi người trong nhóm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp quyết định áp dụng khái niệm này. Nếu có điều kiện, doanh nghiệp có thể triển khai một dự án thí điểm trước khi áp dụng trên quy mô rộng hơn.

OEE là gì?

Cuối cùng, điều tối quan trọng đối với việc ứng dụng OEE là phải hiểu, đây là một hành trình cải thiện hiệu xuất làm việc một cách dài hạn và phải làm từ từ, từng bước một.

Tại sao cần ứng dụng OEE cho doanh nghiệp sản xuất

Nhiều doanh nghiệp chọn ứng dụng OEE vì trước hết, nó giúp nhà quản lý thấy và hiểu quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Bằng cách định lượng và trực quan hóa tất cả các tổn thất từ ​​dây chuyền sản xuất và máy móc, OEE không chỉ cho thấy những gì thiết bị đã sản xuất được bằng tài nguyên vốn có mà còn cả tềm năng sản xuất. Nói cách khác, OEE kết hợp với việc theo dõi thời gian chết của thiết bị sẽ giúp doanh nghiệp hiểu tiềm năng thực sự của các nhà máy.

Đọc thêm: Điểm danh 7 loại lãng phí trong sản xuất

OEE còn giúp nhà sản xuất tập trung nguồn lực và chỉ đạo chiến lược bảo trì chính xác hơn. Bởi vì nó chỉ ra chính xác vấn đề thực sự gây thất thoát trong quá trình sản xuất, ví dụ: Tổn thất gây ra bởi các yếu tố tổ chức như nhân sự, cung cấp nguyên liệu, lập kế hoạch sản xuất,….

OEE không chỉ dừng lại ở một chỉ số về hiệu suất mà quan trọng hơn là một công cụ cải tiến liên tục cho phép doanh nghiệp tập trung giải quyết sáu tổn thất chính tồn tại ở hầu hết các cơ sở sản xuất.

IOT có thể cải thiện quy trình quản lý OEE như thế nào?

IoT (Internet of Things) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa OEE của một dây chuyền sản xuất hoặc thậm chí của một nhà máy sản xuất hoàn chỉnh. Đối với người quản lý nhà máy, kỹ sư xử lý và nhân viên bảo trì, chìa khóa để cải thiện OEE là có thể dễ dàng kết hợp và tương quan dữ liệu từ các nguồn khác nhau, chẳng hạn như hệ thống điều khiển công nghiệp (SCADA), cảm biến, ứng dụng, cơ sở hạ tầng và hệ thống CNTT. 

OEE là gì

Các cảm biến tích hợp với thiết bị sản xuất cùng với trí tuệ nhân tạo và học máy đang dẫn đến một làn sóng cải tiến năng suất mới. Hiểu chi tiết về hiệu suất thiết bị thông qua phân tích và học máy có thể giúp xác định và khắc phục sự cố theo ba cách:

  • Cung cấp cảnh báo nâng cao về sự xuống cấp hoặc hỏng hóc của thiết bị để tránh thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến;
  • Giám sát cẩn thận chất lượng dây chuyền sản xuất, giúp trả lời các câu hỏi: Thiết bị có được hiệu chuẩn đúng không? Các số liệu thành phần có bắt đầu chuyển hướng từ kích thước quy định không? Các tham số quá trình (tốc độ, thời gian, nhiệt độ, tầm) có nằm trong phạm vi cho phép không? Từ những thông tin này có thể xác định chính xác và khắc phục nguyên nhân gốc rễ của vấn đề chất lượng để cải thiện năng suất. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng doanh nghiệp có thể tạo ra những cải tiến lớn trong OEE bằng cách tập trung chủ yếu vào các điều chỉnh nhỏ xảy ra trên (các) dây chuyền sản xuất. 
  • Phân tích quá trình lịch sử và dữ liệu hiệu suất để tối ưu hóa kế hoạch bảo trì, lịch trình và tài nguyên, giúp giảm thiểu chi phí, vật liệu và vật tư của quá trình bảo trì, cũng như tăng tính sẵn sàng của thiết bị.

Đọc thêm: Tác động của Internet vạn vật (IoT) đến ngành sản xuất

Kết

Thời đại 4.0 không có chỗ cho các doanh nghiệp sản xuất nếu vẫn còn tình trạng lãng phí tài nguyên và máy móc hoạt động dưới tiềm năng thực sự của nó. Nếu doanh nghiệp hiểu khái niệm OEE là gì và có phương án áp dụng hợp lý, có thể giúp duy trì khả năng cạnh tranh trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt ngày nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Tags: OEE
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng