7 Xu hướng chính định hình thị trường ngành nhựa

12/08/2024

Ngành công nghiệp nhựa đang trải qua một cuộc cách mạng, với những xu hướng mới nổi hứa hẹn sẽ định hình lại tương lai của lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá 7 xu hướng chính đang thúc đẩy sự thay đổi và đổi mới trong ngành nhựa trong bài viết.

1. Chuyển hướng sang sản xuất bền vững và nền kinh tế tuần hoàn

Trong bối cảnh mối lo ngại về môi trường ngày càng gia tăng, ngành nhựa đang chuyển mình mạnh mẽ hướng tới tính bền vững. Các doanh nghiệp đúc nhựa đang tích cực tìm kiếm và áp dụng những giải pháp thân thiện với môi trường, từ sử dụng vật liệu tái chế đến sản xuất bao bì có thể phân hủy sinh học. Xu hướng này không chỉ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng mà còn góp phần xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, nơi tài nguyên được sử dụng hiệu quả và chất thải được giảm thiểu tối đa.

Xu hướng ngành nhựa

Xu hướng sản xuất bền vững và nền kinh tế tuần hoàn

2. Sự trỗi dậy của nhựa sinh học và vật liệu tái chế

Xu hướng sử dụng nhựa sinh học và vật liệu tái chế cho thấy cam kết mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngành nhựa trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.

Nhựa sinh học (Bioplastic) được sản xuất từ các nguyên liệu có nguồn gốc từ tự nhiên như: Chất béo thực vật, tinh bột ngô, khoai, sắn, tảo, rơm,… nên có khả năng phân hủy sinh học tốt hơn. Trong khi đó, vật liệu tái chế là những loại vật liệu hoặc rác thải đã bị loại bỏ không sử dụng, được mang đi xử lý để tạo các sản phẩm có ích cho con người. Nếu sử dụng hai vật liệu này thay thế cho nguyên liệu hóa thạch sẽ góp phần giảm thiểu dấu chân carbon lên môi trường, đồng thời đáp ứng nhu cầu thị trường về các sản phẩm bền vững, mang lại lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Xu hướng ngành nhựa

Sử dụng nhựa sinh học và vật liệu tái chế sẽ được đẩy mạnh trong giai đoạn tới

3. Sử dụng vật liệu thông minh và đa chức năng

Ngành công nghiệp nhựa đang chứng kiến sự ra đời của các vật liệu thông minh với các tính năng độc đáo như khả năng tự phục hồi, độ bền cao và các chức năng tiên tiến khác liên quan đến hiệu quả tái chế… Những vật liệu này đang cách mạng hóa nhiều lĩnh vực (tiêu biểu phải kể đến sản xuất ô tô và các mặt hàng điện tử), mở ra những khả năng mới trong thiết kế và chức năng sản phẩm.

4. Thích ứng với những thay đổi về quy định

Trước những quy định ngày càng chặt chẽ về nhựa dùng một lần đang thúc đẩy các doanh nghiệp ngành này tìm đến các giải pháp bền vững hơn. Các doanh nghiệp đang chủ động điều chỉnh chiến lược sản xuất và sử dụng vật liệu phù hợp để đáp ứng các tiêu chuẩn mới. Bên cạnh đó, nguy cơ bị cấm sử dụng một số chất liệu như PFAS và PVC tại nhiều quốc gia cũng thúc đẩy doanh nghiệp tìm kiếm những lựa chọn thay thế.

5. Đón đầu làn sóng chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra một cuộc “lột xác” cho ngành công nghiệp nhựa. Nhờ ứng dụng các công nghệ hiện đại như: Trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (Machine Learning) và tự động hóa (Automation)… các doanh nghiệp nhựa có thể tối ưu hóa quy trình sản xuất, chuỗi cung ứng và đưa ra những quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu một cách hiệu quả. Điều này không chỉ nâng cao năng suất, giảm thiểu chi phí mà còn giúp các doanh nghiệp nâng cao tínhcạnh tranh trên thị trường.

Xu hướng ngành nhựa

Chuyển đổi số là một trong những xu hướng ngành nhựa

6. Ứng dụng AI trong phát triển vật liệu mới

Trí tuệ nhân tạo (AI) đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình phát triển vật liệu mới. Nhờ khả năng phân tích dữ liệu khổng lồ và học hỏi liên tục, công nghệ AI giúp các nhà khoa học khám phá ra những tính chất vật liệu mới, dự đoán hiệu quả các đặc tính, từ đó rút ngắn đáng kể thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Xem thêm: 10 ứng dụng của trí tuệ nhân tạo trong sản xuất

Xu hướng ngành nhựa

AI giúp phát hiện các tính chất vật liệu, từ đó rút ngắn thời gian phát triển sản phẩm

7. Số hóa quy trình sản xuất

Số hóa quy trình sản xuất cũng là một trong những xu hướng định hình ngành nhựa ở hiện tại và tương lai. Xu hướng này không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu lãng phí mà còn tối ưu hóa hoạt động. Bằng cách tích hợp các cảm biến và tận dụng sức mạnh của điện toán đám mây, doanh nghiệp nhựa có thể thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực, từ đó đưa ra các quyết định chính xác về bảo trì dự đoán. Máy học giúp tự động hóa các quy trình điều chỉnh, giảm thiểu sự cố đột ngột và thời gian chết của máy móc. Đặc biệt, trong các ngành công nghiệp sử dụng nhiệt dẻo, việc giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động là vô cùng quan trọng, vì mỗi lần dừng máy đều gây ra tổn thất lớn về nguyên vật liệu và năng lượng.

Xem thêm: 3 lợi ích nổi bật khi tích hợp ERP và MES để quản lý sản xuất

Ngành công nghiệp nhựa đang đứng trước ngưỡng cửa của một kỷ nguyên mới, nơi tính bền vững, đổi mới và công nghệ số hội tụ để tạo nên những cơ hội và thách thức chưa từng có. Bằng cách nắm bắt và thích ứng với những xu hướng định hình ngành nhựa, các doanh nghiệp trong ngành có thể không chỉ đảm bảo sự phát triển bền vững của mình mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một tương lai xanh hơn cho hành tinh của chúng ta.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng