Tối ưu chất lượng với giải pháp nhà máy thông minh

05/11/2019

Tại sao cần áp dụng giải pháp nhà máy thông minh để tối ưu khâu kiểm soát chất lượng thành phẩm

Phần lớn những chi phí liên quan tới chất lượng thành phẩm đều phục vụ cho việc thu hồi và đổi trả sản phẩm lỗi hỏng trong quá trình sử dụng của khách hàng. Chúng ta hẳn vẫn chưa quên sự cố phát nổ pin dẫn tới việc Samsung phải thu hồi toàn bộ dòng sản phẩm Samsung Galaxy Note 7 chỉ sau chưa tới 2 tháng phát hành. Sự cố này đã khiến Samsung tổn hại tới hàng chục tỷ USD chi phí thu hồi và đền bù thiệt hại, không chỉ vậy, nó còn làm lung lay lòng tin của khách hàng đối với thương hiệu này. Đây là một ví dụ cho những thiệt hại nghiêm trọng có thể xảy ra nếu doanh nghiệp không có biện pháp tối ưu để kiểm soát chất lượng thành phẩm trước khi đưa ra thị trường.

giai phap nha may thong minh

Kiểm tra chất lượng thành phẩm bằng phương pháp truyền thống có thể bỏ sót nhiều lỗi hỏng

Theo truyền thống, khi một sản phẩm được sản xuất, nó chỉ phải trải qua duy nhất một khâu kiểm soát chất lượng cuối cùng trước khi được tung ra thị trường. Trong ngành sản xuất, các chuyên gia định nghĩa đây là hoạt động kiểm soát chất lượng bị động, khi mà nhà sản xuất chỉ có thể kì vòng rằng, bộ phận QC sẽ nắm bắt được nhiều nhất có thể lỗi hỏng của sản phẩm. Việc kiểm soát chất lượng theo cách này tiềm ẩn rất nhiều lỗ hổng khiến cho tình trạng sản phẩm lỗi hỏng khi tung ra thị trường rất phổ biến. Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ, trong một nghiên cứu của mình đã chỉ ra rằng: Trung bình, chi phí cho việc bảo trì sản phẩm hư hỏng chiếm khoảng 10-15% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Thậm chí, cá biệt có những doanh nghiệp mất tới 40% doanh thu cho hoạt động này. 

Giảm thiểu sai sót trong khâu kiểm soát chất lượng bằng tự động hóa

Người làm sản phẩm ai cũng đều biết, mọi sai lầm xảy ra đều có vai trò của con người. Bởi thế, giảm thiểu vai trò của con người, thay thế dần bằng máy móc tự động trong khâu kiểm soát chất lượng là chìa khóa của việc giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi hỏng. 

Đọc thêm: Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm

Tự động hóa sẽ cho phép hệ thống kiểm soát chất lượng phản hồi vòng lặp theo thời gian thực, và khép kín. Việc tự động hóa kiểm soát chất lượng trên một hệ thống khép kín có thể giúp nhà máy giảm thiểu các khâu kiểm tra sản phẩm ở bước tiếp sau khi đã xác định được lỗi hỏng. Việc này sẽ tiết kiệm thời gian và các nguồn lực của doanh nghiệp, chưa kể đến việc kịp thời ngăn chặn các sự cố nghiêm trọng, có khả năng ảnh hưởng tới toàn bộ quy trình sản xuất trước khi chúng vượt khỏi tầm kiểm soát.

giai phap nha may thong minh

Tự động hóa kiểm soát chất lượng sản phẩm trong nhà máy

Hơn nữa, tự động hóa còn có thể hỗ trợ cải tiến các giao thức kiểm soát chất lượng đang được sử dụng. Nó cho phép việc kiểm tra chất lượng thành phẩm xuống tới đơn vị nhỏ nhất là từng thành phần hoặc từng mặt hàng, chứ không kiểm tra theo xác xuất, hoặc theo lô như hiện tại.

Giám sát chất lượng trên hành trình sản xuất trong mô hình nhà máy thông minh

Vấn đề kể trên sẽ được giải quyết với giải pháp nhà máy thông minh, khi mà nhà sản xuất có thể kiểm soát chất lượng một cách chủ động. Ở mô hình này, thậm chí sẽ không còn tồn tại bộ phận QC, bởi người ta đã áp dụng IoT để theo dõi và kiểm soát quá trình tạo ra sản phẩm. 

Trong mô hình nhà máy thông minh, các thiết bị như nhiệt độ, áp suất, tốc độ, lưu lượng không khí và độ ẩm sẽ được giám sát trong thời gian thực để xác định khi nào các thông số có xu hướng vượt quá hiệu chuẩn quy định. Khi đó, hệ thống sẽ sớm đưa ra cảnh báo về việc Sản phẩm hoặc linh kiện có thể không đạt tiêu chuẩn. Không chỉ vậy, việc đo đạc và cảnh báo này còn giúp nhà quản lý nhanh chóng xác định chính xác nguồn và thời gian xảy ra điểm nút, nơi xảy ra sự cố lần đầu tiên, từ đó, đưa ra các biện pháp khắc phục cụ thể. 

Không dừng lại ở đó, các thiết bị đo đạc và phân tích trong mô hình nhà máy thông minh có thể theo dõi kết quả của các bước sản xuất quan trọng, bằng cách đo hoặc kiểm tra các thành phần hoặc sản phẩm đã hoàn thành để đảm bảo chúng phù hợp với thông số kỹ thuật. Việc phát hiện sớm lỗi hỏng trong quá trình sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu thời gian chạy máy cho các thành tố tiếp theo, từ đó giảm chi phí sản xuất. 

Đọc thêm: Tại sao nên áp dụng giải pháp IoT cho nhà máy?

Một ví dụ về việc tối ưu khâu kiểm soát chất lượng với giải pháp nhà máy thông minh là phần mềm nhận dạng hình ảnh nhận thức của IBM. Với chương trình này, các nhà sản xuất có thể lập trình thiết bị để tìm kiếm các khiếm khuyết trong các bộ phận khi chúng đi qua các quy trình sản xuất và lắp ráp. Mặc dù phần mềm này vẫn còn trong quá trình thử nghiệm, nhưng nó đã giảm 10% lỗi sản xuất. Có thể thấy, kiểm soát chất lượng dựa trên IoT mà nền tảng là tự động hóa đã giúp cho ngành sản xuất bước sang một kỉ nguyên mới. Nó sẽ giúp cải tiến khâu kiểm soát chất lượng thành phẩm từ đó giảm thiểu, tiến tới loại bỏ vấn đề thu hồi sản phẩm lỗi hỏng cho các doanh nghiệp. 

Liên hệ tìm hiểu về giải pháp nhà máy thông minh tại: https://www.itgvietnam.com/ hoặc liên hệ hotline: 0986.196.838

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng