Quản lý chất lượng sản xuất trong nhà máy
Nội dung bài viết
Quản lý chất lượng bao gồm các hoạt động và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được và duy trì chất lượng của một sản phẩm đạt đến mức tối đa. Tiến hành quản lý chất lượng là nhiệm vụ hoàn toàn cần thiết và quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, bởi chất lượng không thể tự nhiên mà tốt.
Quản lý chất lượng là gì?
BusinessDictionary.com có định nghĩa sau về quản lý chất lượng: “Quản lý chất lượng là các hoạt động và chức năng quản lý liên quan đến việc xác định mục tiêu chất lượng và việc thực hiện mục tiêu đó thông qua các phương tiện như lập kế hoạch chất lượng và đảm bảo chất lượng (bao gồm cả kiểm soát chất lượng).”
Quản lý chất lượng bao gồm các công đoạn: lập kế hoạch chất lượng , kiểm soát chất lượng , đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Lợi thế khi doanh nghiệp quản lý chất lượng sản xuất hiệu quả
Quản lý chất lượng bao gồm kiểm tra các đơn vị và xác định xem chúng có đáp ứng các thông số kỹ thuật cho sản phẩm cuối cùng hay không. Mục đích của việc thử nghiệm là xác định xem liệu có cần thực hiện bất kỳ hành động khắc phục sai sót nào đối với quy trình sản xuất không.
Kiểm soát chất lượng tốt giúp các công ty đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về các sản phẩm chất lượng. Cụ thể là:
- Gia tăng mức độ thân thiết của khách hàng: Kiểm soát chất lượng giúp giảm thiểu rủi ro sản phẩm bị lỗi đến tay khách hàng. Cung cấp cho khách hàng trải nghiệm tích cực, từ đó cải thiện lòng trung thành của họ đối với thương hiệu.
- Giảm lãng phí: Nhà máy có thể xác định các vấn đề chất lượng một cách nhanh chóng, cho phép giảm thiểu số lượng sản phẩm lỗi.
- Trao quyền cho nhân viên: Trong hầu hết các hệ thống kiểm soát chất lượng, tất cả nhân viên được khuyến khích tham gia trực tiếp vào việc quản lý chất lượng. Điều này nâng cao tính khả thi của hoạt động kiểm soát chất lượng.
- Tăng lợi nhuận: Việc cho phép các sản phẩm bị lỗi tiếp tục được sản xuất có thể dẫn đến việc thu hồi rất tốn kém, mất khách hàng và giảm lợi nhuận tổng thể. Có thể thấy, quản lý chất lượng hiệu quả giúp cải thiện độ an toàn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp: Tạo ra hiệu ứng tích cực lan truyền từ chính khách hàng, từ đó tạo ra nhiều nguồn khách mới với ít chi phí quảng bá doanh nghiệp hơn. Góp phần xây dựng thương hiệu tích cực cho chính sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Quy trình quản lý chất lượng sản phẩm
Các chiến lược kiểm soát chất lượng trong nhà máy
Công cụ quản lý chất lượng
- Kiểm soát chất lượng Six Sigma
Six Sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khiếm khuyết), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Để một công ty sản xuất đạt được tiêu chuẩn Six Sigma thực sự, toàn bộ văn hóa doanh nghiệp phải được tập trung vào việc kiểm soát chất lượng mọi lúc.
- Kiểm soát quy trình thống kê
Đây là việc sử dụng các kỹ thuật thống kê trong thu thập, phân loại, xử lý và phản ánh các dữ liệu chất lượng thu được từ kết quả của một quá trình hoạt động dưới những hình thức nhất định giúp nhận biết được những thực trạng và sự biến động của quá trình đó. Nó cho phép các nhà quản lý xác định tốt hơn các vấn đề về chất lượng sản phẩm và giải quyết chúng ngay trên các dây chuyền sản xuất. Đây là hệ thống cho phép doanh nghiệp chủ động hơn, hiệu quả hơn trong việc nhận diện các vấn đề của mình (ví dụ: các lãng phí, kém hiệu quả trong quá trình; các nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm; các cơ hội cải tiến…)
- Lean để kiểm soát chất lượng
Lean là mô hình quản trị hiện đại nhằm tinh gọn hóa sản xuất, giảm thiểu lãng phí trong doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng sản xuất.
Mô hình quản lý sản xuất tinh gọn sẽ tập trung vào việc nhận diện và loại bỏ các hoạt động không tạo thêm giá trị cho khách hàng, nhưng làm tăng chi phí trong chuỗi sản xuất, cung ứng của doanh nghiệp. Sử dụng hiệu quả mô hình này, mỗi nhà máy có thể nhanh chóng tìm ra và loại bỏ các khiếm khuyết trong sản xuất.
- Bảo trì tổng thể hiệu quả
Bảo trì Sản xuất Toàn diện ( TPM ) là một hệ thống mà tính toàn vẹn của sản xuất được duy trì và cải thiện bằng cách sử dụng máy móc, thiết bị, quy trình và các nguồn lực khác có thể giúp gia tăng giá trị. Bằng cách sử dụng phương pháp chủ động, các vấn đề được xác định sớm trong quá trình để chúng có thể được đánh giá và loại bỏ nhanh nhất có thể. Đây là cách được thiết lập rất tốt để cải thiện hệ thống sản xuất chế tạo và hoạt động rất tốt như một phần của chiến lược QC tổng thể trong hầu hết các môi trường.
- 5S
5S là nền tảng cơ bản để thực hiện các hệ thống đảm bảo chất lượng xuất phát từ quan điểm: Nếu làm việc trong một môi trường lành mạnh, sạch đẹp, thoáng đãng, tiện lợi thì tinh thần sẽ thoải mái hơn, năng suất lao động sẽ cao hơn và có điều kiện để việc áp dụng một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả hơn. Trong mỗi nhà máy, mô hình 5S được sử dụng tối đa để xác định các vấn đề có thể gây ra lỗi trong sản xuất và loại bỏ chúng.
Đọc thêm: Quản lý chất lượng trong nhà máy thông minh như thế nào cho hiệu quả?
2. Hệ thống quản lý sản xuất MES
Quản lý chất lượng là một trong những module cốt lõi và quan trọng bên trong phần mềm MES – giải pháp thực thi sản xuất tại các khu vực nhà máy. MES tạo ra một chu trình quản lý chặt chẽ và khép kín, điều này nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm luôn được kiểm soát tối ưu. Cụ thể, với giải pháp quản trị sản xuất, doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ:
- Kiểm soát chất lượng NVL, thành phẩm: giải pháp thực hiện kiểm soát chất lượng theo từng khâu sản xuất thay vì đợi hoàn thành sản phẩm mới thực hiện QC;
- Phân tích, đánh giá tỷ lệ và nguyên nhân lỗi/hỏng: Hệ thống hỗ trợ khai báo quy trình kiểm tra chất lượng, các chỉ tiêu chất lượng cần kiểm tra, tỷ lệ kiểm tra và các nguyên nhân, tác nhân gây lỗi/hỏng sản phẩm trong quá trình nhập kho và trên các công đoạn sản xuất
- Thiết lập quy trình xử lý sản phẩm lỗi hỏng (N.G): Hệ thống quy trình sản xuất chuẩn cho phép khai báo quy trình rẽ nhánh để xử lý các sản phẩm lỗi/hỏng phát sinh trên các công đoạn sản xuất
Kết
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa đang trở thành yếu tố then chốt để tạo nên vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Trước yêu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng, mỗi đơn vị cần tìm kiếm cho mình những chiến lược công nghệ phù hợp, đồng thời, tối ưu hóa năng lực sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm nhằm khẳng được vị thế và chiếm lĩnh niềm tin của khách hàng. Để được tư vấn về giải pháp quản trị sản xuất MES hàng đầu hiện nay, doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855
Đọc thêm: Các nhà cung cấp phần mềm MES uy tín nhất hiện nay
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved