Dự báo nhu cầu sản xuất: Phương pháp và cách thức thực hiện
Trong ngành công nghiệp sản xuất, mọi hoạt động đều được dựa trên việc dự báo các nhu cầu của thị trường trong tương lai. Vì lý do này, dự báo nhu cầu sản xuất trở thành một trong những nền tảng quan trọng được mọi nhà quản trị chú trọng nhằm thực hiện quy trình sản xuất một cách chính xác, đúng thời điểm và hiệu quả.
Vì sao dự báo nhu cầu sản xuất quan trọng đến vậy?
Để tạo ra những ưu thế vượt trội so với đối thủ, mỗi nhà máy phải nhanh chóng thích ứng với thị trường luôn biến động cũng như liên tục đem đến những sản phẩm chất lượng và dịch vụ đột phá đến khách hàng. Vì vậy, họ cần đến dự báo nhu cầu sản xuất nhằm trang bị cho doanh nghiệp của mình một lợi thế cạnh tranh hiệu quả.
Ngoài ra, dự đoán nhu cầu trong sản xuất còn là công cụ cho phép nhà sản xuất đo lường tỷ lệ cung ứng hàng hóa tối ưu nhất, từ đó xây dựng kế hoạch mua vật liệu tương ứng nhằm giữ mức sản xuất ở mức hợp lý, tối ưu chi phí. Hơn nữa, dự báo nhu cầu cũng góp phần tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận dưới nhà máy và khối văn phòng trong suốt quá trình sản xuất, chẳng hạn như bộ phận Bán hàng và Sản xuất. Ví dụ, bộ phận sản xuất luôn cần thông tin dự báo từ bộ phận Bán hàng và Marketing để xây dựng kế hoạch sản xuất và lưu trữ hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường và từ đó, cân bằng lại nguồn cung cầu của sản phẩm.
Đọc thêm: Nhà máy thông minh – Đích đến của mọi nhà sản xuất hàng đầu hiện nay
Các phương pháp dự báo trong quản trị tác nghiệp
Trong dự báo nhu cầu người ta thường sử dụng kết hợp 2 nhóm phương pháp dự báo chủ yếu đó là phương pháp định tính và phương pháp định lượng.
Các phương pháp dự báo định tính
- Lấy ý kiến của Ban điều hành doanh nghiệp: Đây là phương pháp sử dụng tổng hợp các số liệu thống kê phối hợp với các kết quả đánh giá của các cán bộ điều hành marketing, kỹ thuật, tài chính và sản xuất để đưa ra những con số dự báo về nhu cầu sản phẩm trong thời gian tới.
- Lấy ý kiến của lực lượng bán hàng: Đây là một dự báo phổ biến đối với các công ty mà có hệ thống liên lạc tốt và có đội ngũ nhân viên trực tiếp bán hàng. Các nhân viên bán hàng là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, hơn ai hết, họ sẽ hiểu rõ về nhu cầu của khách hàng, số lượng, chất lượng và chủng loại hàng cần thiết.
- Nghiên cứu thị trường người tiêu dùng: Phương pháp này tập trung vào việc lấy ý kiến của khách hàng hiện tại và tiềm năng cho kế hoạch tương lai của doanh nghiệp.
- Phân tích Delphi: Là phương pháp bao gồm một nhóm quá trình thực hiện nhằm đảm bảo việc nhất trí cao trong dự báo trên cơ sở tiến hành một cách nghiêm ngặt, năng động, linh hoạt việc nghiên cứu lấy ý kiến của các chuyên gia.
Các phương pháp dự báo định lượng
- Bình quân di động giản đơn: Mức dự báo bằng mức cầu thực tế bình quân của một số ít các giai đoạn ngay trước đó. Theo phương pháp này thì nhu cầu của các giai đoạn đều có trọng số như nhau.
- Bình quân di động có trọng số: Trong phương pháp bình quân di động, chúng ta xem vai trò của các số liệu trong quá khứ là như nhau. Trong thực tế, đôi khi các số liệu này có ảnh hưởng khác nhau đến kết quả dự báo, vì vậy người ta sẽ sử dụng trọng số để phân biệt mức độ ảnh hưởng của các số liệu quá khứ.
- San bằng mũ: Về mặt kỹ thuật, phương pháp này dựa vào số bình quân di động nhưng nó cần rất ít các số liệu trong quá khứ. Với mỗi sản phẩm, chỉ cần lưu lại mức bán hàng thực tế ở kỳ trước và mức dự báo của kỳ trước.
Cách thực hiện dự báo nhu cầu hoạt động sản xuất trong nhà máy
Dự báo nhu cầu trongsản xuất là một phần của hệ thống hoạch định nguồn lực trong doanh nghiệp ERP hệ thống cho phép dự báo nhu cầu sản xuất vhàng dựa trên lịch sử giao dịch… để giảm lượng hàng hóa tồn kho, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Một số dữ liệu mà ERP cho phép doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường đó là:
- Xu hướng mua hàng trong quá khứ: ERP lưu trữ các giao dịch mua hàng tại hệ thống, điều này phục vụ công tác xây dựng các chiến dịch bán hàng phù hợp hơn, tác động lớn đến hoạt động sản xuất;
- Cải thiện hiệu quả làm việc nhà cung cấp: Cho phép doanh nghiệp hiểu rõ được xu hướng từ các nhà cung cấp cũng như dễ dàng xác định tiến độ sản xuất;
- Phân tích thị trường: Sự cộng tác giữa ERP và các giải pháp công nghệ khác như CRM, MES… cho phép nhà quản lý có những thông tin cần thiết để đưa ra kế hoạch sản xuất thích hợp.
Có thể thấy, phần mềm ERP đã cải thiện hiệu quả công việc dự báo nhu cầu sản xuất so với phương thức sử dụng excel thông thường do nguồn dữ liệu chính xác, minh bạch và trung thực. Điều này được xây dựng thông qua việc cải thiện sự cộng tác dữ liệu của toàn bộ nhà máy với khối văn phòng, chìa khóa để gia tăng độ chính xác trong dự báo nhu cầu sản xuất.
Để doanh nghiệp của bạn có thể trở thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực sản xuất, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi 092.6886.855
Đọc thêm: Sự khác nhau giữa phân hệ quản lý sản xuất trong ERP và MES
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved