Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi chi tiết và hiệu quả

08/01/2024

Đối với mọi doanh nghiệp, quản lý chất lượng sản phẩm là công việc tối quan trọng. Tuy nhiên, không phải lúc nào sản phẩm cũng hoàn thiện được như mong đợi. Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất cần phải xây dựng quy trình thu hồi sản phẩm lỗi phù hợp với ngành hàng sản xuất của mình.

Hàng lỗi trong sản xuất thường được gọi là NG (Not Good), chỉ các sản phẩm không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng hoặc yêu cầu kỹ thuật đặt ra trong quá trình sản xuất. Sản phẩm lỗi có thể xuất phát từ nhiều lý do như lỗi thiết kế, lỗi nguyên liệu, quy trình sản xuất không đảm bảo chất lượng. Các vấn đề này có thể ảnh hưởng đến không chỉ uy tín của doanh nghiệp mà còn đến sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng.

Vì sao phải thu hồi sản phẩm bị lỗi?

Việc thu hồi sản phẩm bị lỗi giúp bảo vệ khách hàng khỏi những nguy cơ tiềm ẩn mà sản phẩm lỗi có thể gây ra như dẫn đến tai nạn, chấn thương hoặc tác động tiêu cực đến sức khỏe người sử dụng, bảo vệ quyền lợi và an toàn của người tiêu dùng.

Sản phẩm lỗi cần thu hồi sớm để tránh làm ảnh hưởng danh tiếng doanh nghiệp

Sản phẩm lỗi cần thu hồi sớm để tránh làm ảnh hưởng danh tiếng doanh nghiệp

Ngoài ra, thu hồi sản phẩm lỗi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ danh tiếng của doanh nghiệp, xây dựng lại niềm tin với khách hàng. Những động thái dứt khoát, linh hoạt và tích cực khi xử lý các sản phẩm lỗi không những giúp tăng độ tin cậy của khách hàng mà còn thể hiện sự trách nhiệm, cam kết của doanh nghiệp đối với an toàn và lợi ích của khách hàng.

Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất cho nhà máy

Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi

Thông thường, quy trình thu hồi hàng lỗi sẽ được thực hiện theo các bước như sau:

Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi

Quy trình thu hồi sản phẩm lỗi

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu thu hồi sản phẩm bị lỗi và xử lý

Bước 2: Đánh giá lỗi và mức độ cần thiết phải thực hiện việc thu hồi và xử lý

Bước 3: Lên kế hoạch thu hồi hàng lỗi (dựa trên kế hoạch mẫu đã được phê duyệt hiệu lực) và trình lãnh đạo cơ sở phê duyệt

Bước 4: Tiến hành thu hồi theo kế hoạch đã được phê duyệt ở bước 3

Bước 5: Áp dụng biện pháp xử lý sản phẩm lỗi theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 17/2016/TT-BYT

  • Đối với sản phẩm vi phạm chất lượng hoặc lỗi ghi nhãn nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, doanh nghiệp sẽ phải khắc phục lỗi sản phẩm. 
  • Trong trường hợp sản phẩm có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng có thể sử dụng ở lĩnh vực khác, doanh nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng của sản phẩm. 
  • Nếu sản phẩm nhập khẩu không đáp ứng chất lượng và không phù hợp với hồ sơ công bố, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể được tái xuất. 
  • Ngoài ra, trong những trường hợp không thể khắc phục, chuyển mục đích sử dụng hoặc tái xuất, sản phẩm sẽ được tiêu hủy theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 17/2016/TT-BYT.

Bước 6: Nhân viên lập báo cáo về kết quả thu hồi và đưa ra biện pháp xử lý đối với lô hàng giao bị thu hồi. Trường hợp lô hàng lỗi đã phân phối, tiêu thụ trên phạm vi lớn, cần thu hồi nhanh chóng để hạn chế tối đa rủi ro đến quyền lợi của khách hàng.

Doanh nghiệp cần làm gì để hạn chế sản phẩm lỗi?

Hàng lỗi trong sản xuất là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu số lượng quá lớn sẽ gây ra tổn thất nặng nề cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần chú trọng vào công tác quản lý sản xuất để hạn chế tối đa việc thu hồi sản phẩm bị lỗi.

Xem thêm: 3 Lợi ích nổi bật khi tích hợp ERP và MES để quản lý sản xuất

Tập trung quản lý chất lượng sản xuất để hạn chế thu hồi sản phẩm bị lỗi

Tập trung quản lý chất lượng sản xuất để hạn chế thu hồi sản phẩm bị lỗi

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ kỹ thuật hiện đại vào dây chuyền sản xuất để hạn chế lỗi, nâng cao chất lượng sản phẩm. Chẳng hạn, ứng dụng Robotic Process Automation (RPA) và hệ thống tự động hóa thông qua AI để hạn chế sự can thiệp của con người vào quy trình sản xuất, từ đó giảm thiểu sai sót và nâng cao hiệu quả sản xuất. Một số doanh nghiệp còn sử dụng giải pháp Camera 3D Vision để giám sát, nhận diện sản phẩm lỗi. Hay sử dụng AI để dự đoán bảo trì và sửa chữa máy móc, giúp ngăn ngừa sự cố, sai lỗi sản phẩm trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh việc cải thiện chất lượng, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng thiết lập chiến dịch quan hệ công chúng kịp thời khi có sự cố xảy ra để giữ vững uy tín và lòng tin từ phía khách hàng, chủ động thông báo đến khách hàng về vấn đề để thể hiện trách nhiệm và cam kết của doanh nghiệp đối với chất lượng sản phẩm.

Trên đây là những chia sẻ về quy trình thu hồi sản phẩm lỗi và cách để giảm thiểu việc thu hồi hàng lỗi trong sản xuất. Hy vọng với những thông tin trên, doanh nghiệp có thể quản lý chất lượng sản phẩm tốt hơn, loại bỏ lãng phí, từ đó có đường hướng phát triển phù hợp. Để biết thêm thông tin, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline: 092.6886.855.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng