Phân biệt các loại kho trong logistics

26/04/2023

Các loại kho hàng trong logistics được chia thành 7 loại chính, mỗi loại sẽ có các chức năng nhiệm vụ khác nhau. Dưới đây là các loại kho trong logistics mà doanh nghiệp cần nắm được để lựa chọn dịch vụ lưu kho phù hợp và sử dụng đúng mục đích.

Kho ngoại quan (Bonded Warehouse)

Nhắc đến các loại kho bãi trong logistics thì không thể bỏ qua kho ngoại quan. Nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ hàng hóa xuất nhập khẩu khi mà thủ tục hải quan bị kéo dài.

Những hàng hóa được lưu trữ tại đây sẽ được giám sát bởi các cơ quan có thẩm quyền và cần phải hoàn thành đầy đủ tất cả các thủ tục hải quan trước khi xuất kho. 

các-loại-kho-trong-logistics

Điểm khác biệt giữa kho ngoại quan với các loại kho hàng trong logistics khác là chủ của những hàng hóa được lưu trữ tại đây có thể ủy quyền trực tiếp cho đại lý để tiến hành thủ tục hải quan, phân loại – đóng gói bao bì, gia cố hàng hóa hoặc cũng có thể chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên khác hay lưu chuyển hàng hóa giữa các kho ngoại quan/cửa khẩu với nhau.

Kho hàng CFS (Container Freight Station)

CFS (viết tắt của từ Container Freight Station) là điểm thu gom – chia tách hàng lẻ, hay còn gọi là hàng LCL (Less than container load). Hiểu đơn giản thì đây là nơi phân chia hoặc ghép chung đơn vận tải của nhiều chủ hàng khác nhau để tiết kiệm chi phí vận chuyển và thuận tiện khi làm thủ tục hải quan.

Các mặt hàng được lưu trữ trong kho CFS thường là: hàng nhập khẩu chưa hoàn tất thủ tục hải quan, hàng xuất khẩu đã đăng ký xong thủ tục hải quan được đưa vào kho để kiểm tra thực tế.

Kho bảo thuế (Tax Suspension Warehouse)

Kho bảo thuế là điểm lưu trữ hàng hoá các lô hàng, nguyên liệu, vật tư đã được thông quan nhưng chưa đóng thuế. Theo đó, hàng hóa được đưa vào kho bảo thuế sẽ không được bán tại thị trường Việt Nam. Đặc biệt, nếu hàng hóa được lưu trữ trong kho bảo thuế bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng không đáp ứng được yêu cầu sản xuất thì phải tái xuất khẩu hoặc tiêu huỷ.

Kho tư nhân (Private Warehouse)

Kho tư nhân (hay kho bãi độc quyền) là loại kho hàng thường được các tập đoàn, công ty có quy mô lớn sử dụng. Nó thường được xây dựng, bảo trì bởi vốn đầu tư trả trước và thường được đặt ngay cạnh các công xưởng của chính tập đoàn/công ty đó để thuận tiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tất cả các quy định, quy trình quản lý và sự an toàn của kho đều do doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm nên việc sử dụng kho tư nhân sẽ giúp nâng cao tính chủ động trong việc lưu trữ/xuất kho cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo giám sát hoạt động trong kho chính xác, hiệu quả hơn.

Để thu nạp thêm các kiến thức hữu ích phục vụ công tác quản trị kho, mời bạn đón đọc Cẩm nang quản lý kho thông minh.

Kho chung công cộng (Public Warehouse)

Ngược lại với kho tư nhân chỉ được dùng để phục vụ riêng cho công tác lưu kho của doanh nghiệp chủ sở hữu, thì kho chung công cộng lại là hình thức lưu kho thương mại thuộc quyền sở hữu của một bên thứ ba, cho các doanh nghiệp khác thuê lại để giúp họ lưu trữ và phân phối hàng hoá trong thời gian ngắn.

các-loại-kho-trong-logistics

Chi phí sử dụng nhà kho công cộng được tính dựa trên số lượng hàng hóa (thường được tính bằng diện tích lưu trữ hàng hóa), thời gian lưu trữ và các dịch vụ liên quan khác (ví dụ: định giá cho các lô hàng đến và đi). 

So với việc xây dựng kho riêng thì kho chung công cộng có một điểm cộng là doanh nghiệp hầu như không phải sử dụng vốn (vốn thuê mua đất đai, chi phí thiết bị và các hoạt động tuyển dụng, đào tạo nhân sự,…).Chính bởi vậy nên kho công cộng hiện đang là ưu tiên hàng đầu của nhiều doanh nghiệp trong hoạt động logistics.

Ngoài ra, một ưu điểm khác của loại hình kho này là nó cho phép doanh nghiệp có thể sử dụng kho hàng cho đến khi tìm được kho bổ sung mới. Bên cạnh đó, nó cũng phù hợp với nhu cầu phân phối theo địa lý và cơ sở khách hàng của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp giảm chi phí vận chuyển và tạo điều kiện quản lý, thực hiện đơn hàng nhanh hơn, trơn tru hơn.

Kho tự động (Automated Warehouse)

Để quản lý kho hàng tự động, doanh nghiệp cần phải sử dụng các phần mềm quản lý kho chuyên dụng để theo dõi tình trạng hàng hóa được lưu trữ trong kho và tiến hành sắp xếp, di chuyển hàng hóa thuận lợi hơn. Đồng thời, sử dụng thêm các thiết bị như xe nâng hay pallet để hỗ trợ xếp dỡ hàng hóa trong kho linh động, nhanh chóng.

Với kho tự động, công việc quản lý, theo dõi, sắp xếp và di chuyển hàng hóa trong kho sẽ đơn giản, hiệu quả hơn bao giờ hết. Đó cũng chính là lý do mà kho tự động đang là loại hình kho lưu trữ chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong tất cả các loại kho trong logistics hiện nay.

các-loại-kho-trong-logistics

Kho kiểm soát khí hậu (Climate-controlled Warehouse)

Là loại hình kho được sử dụng để lưu trữ các loại hàng hóa dễ hư hỏng như thực phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế,… Chức năng của kho kiểm soát khí hậu là đảm bảo mức nhiệt độ và độ ẩm phù hợp để bảo quản hàng hóa trong kho tốt nhất.

Khi lựa chọn loại kho lưu trữ này, doanh nghiệp nên lưu ý:

  • Lựa chọn các phương án đóng gói cách nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định của hàng hóa, tránh hư hỏng trong suốt quá trình vận chuyển.
  • Đảm bảo hàng hóa được lưu trữ trong kho một cách thông minh giúp xuất kho dễ dàng, đồng thời giảm thời gian đóng gói và lựa chọn các đơn vị vận chuyển nhanh để bảo vệ chất lượng hàng hóa.

Đọc thêm: Đột phá hoạt động lấy hàng trong kho với Công nghệ G2P – Good to person

Trên đây là các loại kho hàng trong logistics mà các doanh nghiệp cần nắm được để lựa chọn loại hình kho phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng và hoạt động sản xuất kinh doanh. Nếu cần thêm bất kỳ thông tin hỗ trợ nào hoặc có nhu cầu tìm hiểu về các giải pháp quản lý kho thông minh, doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến hotline 092.6886.855 để được giải đáp.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng