Cơ hội và thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

07/03/2019

Truyền thông Thế giới và mạng xã hội thời gian gần đây đề cập nhiều  đến khái niệm “Cách mạng Công nghiệp 4.0” với viễn cảnh “đổi đời” cho các doanh nghiệp, cũng như giúp tăng năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế. Vậy cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 này nên được hiểu như thế nào và lợi ích cũng như thách thức của nó đối với ngành công nghiệp sản xuất nói riêng và các lĩnh vực khác như thế nào?

Theo Gartner, Cách mạng công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013. “Industrie 4.0” kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa công nghiệp, kinh doanh, chức năng và quy trình bên trong.

Nếu định nghĩa từ Gartner còn khó hiểu, Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới mang đến cái nhìn đơn giản hơn về cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:

“Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học”.

Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Năm 2013, một từ khóa mới là “Công nghiệp 4.0” (Industrie 4.0) bắt đầu nổi lên xuất phát từ một báo cáo của chính phủ Đức đề cập đến cụm từ này nhằm nói tới chiến lược công nghệ cao, điện toán hóa ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người. Thủ tướng Đức Angela Merkel tiếp tục nhắc tới Industrie 4.0 tại Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos tháng 1/2015. Hiện nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đã vượt ra khỏi khuôn khổ dự án của Đức với sự tham gia của nhiều nước và trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

Theo ông Klaus Schwab, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang phá vỡ hầu hết ngành công nghiệp ở mọi quốc gia. Và chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cơ hội gì?

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sự tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo, người máy làm việc thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người thường chỉ có trong thời gian giới hạn. Chính vì vậy, việc các công nghệ cao và máy móc thông minh sẽ tạo cơ hội cho con người làm việc và hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn bằng cách tận dụng những lợi thế mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 mang lại.

Riêng tại Việt Nam, với việc đi sau và thừa hưởng những thành tựu từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 do thế giới để lại cũng giúp chúng ta tiết kiệm được một cơ số thời gian nghiên cứu. Thay vào đó chúng ta có thể tập trung phát triển những thành tựu đó sao cho phù hợp và mang lại hiệu quả tốt nhất cho nền kinh tế đất nước.

Bên cạnh đó thách thức từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng không nhỏ

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước như Việt Nam đã và đang tự coi là ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào sẽ không còn là thế mạnh. Trong tương lai, người dân có thể gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm hơn, bởi những lĩnh vực thủ công giờ đây máy móc đều có thể tác động đến, thậm chí làm tốt hơn. Sự phá vỡ thị trường lao động như vậy có thể làm xảy ra những vấn đề gây bất ổn về kinh tế xã hội hay thậm chí là kể cả chính trị. Điều này đòi hỏi con người cần phải không ngừng trau dồi bản thân, khiến mình đứng ở vị trí cao hơn, có thể điều khiển được máy móc một cách thông minh và hợp lí thì mới không bị đào thải giữa rất nhiều công nghệ tiên tiến hiện nay.

Bên cạnh đó chính bản thân thân cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 này cũng có những mặt hạn chế của nó. Chúng ta giờ đây sẽ càng phải lo lắng hơn về những bảo mật về thông tin cá nhân. Chính điều này đặt ra thách thức cho nước ta về việc cần phải tự nâng cao công nghệ của chính mình để có thể tạo ra một “hàng rào chắn” vững chắc cho những thông tin này.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang là xu thế có tác động đến phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia. Trong đó, một trong những công nghệ quan trọng là Dữ liệu lớn (Big Data). Đây được xem là là yếu tố cốt lõi để sử dụng và phát triển vạn vật Internet (Internet of Things) và trí tuệ nhân tạo (AI). Nếu nhanh tay nắm bắt được các cơ hội mà cuộc cách mạng công nghiệp này mang lại, quốc gia có thể tạo được tiếng vang và tiến gần hơn với danh vị “cường quốc”, ngược lại, có thể sẽ bi tụt hậu thua thiệt nhiều hơn so với sự cách tân hiện đại từ các yếu tố của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng