Ứng dụng IoT trong công nghiệp

01/07/2019

Ngày nay IoT đang dần góp một vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống: sức khỏe, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ… giúp con người giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lí, sản xuất. Trong bài viết nàyhúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu ứng dụng IoT trong công nghiệp

>>> Đọc thêm: 6 ví dụ về ứng dụng của Internet of Things sẽ thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn

Ứng dụng IoT trong công nghiệp mang lại lợi ích gì?

Như các bạn đã biết ứng dụng của IoT chính là việc kết nối các thiết bị, máy tính để thu thập, chia sẻ lượng lớn dữ liệu. IoT sẽ làm tăng việc tự động hóa trong nhà, ở trường học, cửa hàng và nhiều ngành công nghiệp khác. IoT khi được áp dụng trong công nghiệp sẽ được gọi với cái tên IIoT tức Industrial Internet hay Industry 4.0. Trong các nhà máy hiện đại IoT có mặt ở hầu hết các khâu, đặc biệt thể hiện thông qua việc sử dụng cảm ứng với những chức năng khác nhau. Với sự tiện ích của mình IoT giúp cho việc sản xuất và quản lí sản xuất trở nên dễ dàng. Các doanh nghiệp tân tiến có xu hướng áp dụng ý tưởng IoT vào các cỗ máy có độ phức tạp hơn, chẳng hạn như động cơ máy bay và đầu tàu điện, để có thể đem đến nhiều bước tiến phát triển hơn cũng như cải thiện về mặt nhiên liệu.

Kết hợp với việc phân tích dữ liệu, các công ty ứng dụng IoT trong công nghiệp để thúc đẩy kinh tế, thị trường việc làm và tương lai. Và cũng theo công ty tư vấn quản trị toàn cầu Accenture, nền công nghiệp này có thể mang lại thêm 15 nghìn tỉ USD cho kinh tế thế giới vào năm 2030.

Internet of Things đã len lỏi đến mọi ngóc ngách của kỹ thuật

Một ví dụ đầu tiên có thể thấy rõ người dùng đã nhanh chóng thích nghi với nền công nghiệp IoT chính là các thiết bị đeo, họ sử dụng các thiết bị này để theo dõi mọi thứ từ chế độ dinh dưỡng cho đến quá trình ngủ nghỉ và ước lượng số calorie đã tiêu hao sau mỗi lần hoạt động thể thao của người dùng.

Trong ngành công nghiệp sản xuất, chúng ta đang nhìn thấy các thiết bị kết nối với nhau đã mở ra một hướng đi mới trong việc chia sẻ dữ liệu mà trước đây không hề có được. Ngày nay, những cảm biến nhỏ lắp trên các máy móc phức tạp cũng có thể thu thập được dữ liệu về tình trạng hoạt động của máy để từ đó có thể lập lịch trình bảo dưỡng cụ thể. Đa số các giám đốc điều hành trong các công ty sản xuất, 51%, “rất đồng ý” rằng IoT đang mở ra các ngành nghề kinh doanh mới cho các tổ chức của họ.

Một ví dụ nữa về ứng dụng IoT trong sản xuất  đó là các nhà sản xuất có thể cung cấp các ứng dụng phần mềm cho phép khách hàng kết nối, điều khiển và kiểm soát từ xa đối với sản phẩm của họ. Nhà sản xuất cũng có thể cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng (API) để cho phép sự kết nối của các đối tượng khác. Điều này tất nhiên mở rộng giá trị của sản phẩm bằng cách cung cấp các tính năng mới và những cách thức mới để tương tác với sản phẩm.

Premier Deicers, Công ty chuyên sản xuất thiết bị phá băng cho máy bay, có trụ sở tại Wisconsin (Hoa Kỳ). Giải pháp hệ thống “Guardian Angel Monitoring” của công ty cung cấp truy cập từ xa tới 29 chức năng của các thiết bị phá băng, từ áp lực chất lỏng tới các thành phần điện.

Khách hàng có thể truy cập vào đọc trực tiếp các tính chức năng khả dụng của thiết bị phá băng từ bất kỳ nơi nào với mạng Internet; có thể luôn luôn theo dõi và thống kê chính xác lượng chất lỏng đang được sử dụng và lượng chất lỏng còn lại.

Người ta ước tính rằng đến năm 2020, ứng dụng iot trong công nghiệp sẽ chiếm 16% GDP toàn cầu và các nhà sản xuất sẽ chi tiêu hơn 500 tỉ usd để thu hơn 1 nghìn tỉ usd  lợi nhuận đầu tư. Những doanh ngiệp sớm nhận ra lợi ích của ứng dụng IoT và ứng dụng sớm chắc chắn sẽ gặt hái những phần thưởng giá trị.

Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng