Ứng dụng Big Data trong các doanh nghiệp hàng đầu thế giới

23/07/2020

Về cơ bản, doanh nghiệp nào cũng muốn khai thác hiệu quả dữ liệu để cải thiện hoạt động và tính linh hoạt trong kinh doanh. Muốn đạt được kết quả ấy, nhà quản lý không những phải hiểu rõ các quy trình vận hành doanh nghiệp, nơi phát sinh ra dữ liệu, mà còn cần phải học hỏi từ những bài học thành công của các doanh nghiệp khác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số bài học thành công trong việc ứng dụng Big Data của những doanh nghiệp hàng đầu thế giới. Hi vọng đây có thể là gợi ý tốt cho doanh nghiệp khi ứng dụng công nghệ này vào giải quyết các bài toán thực tế.

ứng dụng Big data

Ngày nay, hoạt động phân tích dữ liệu được thực hiện nhanh chóng và đạt độ chính xác cao nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống công nghệ hiện đại như AI, Machine Learning. Công nghệ cho phép các doanh nghiệp giảm thời gian phân tích, đưa ra các thông tin sâu sắc hơn, từ đó giúp:

  • Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và chính xác
  • Mang lại lợi thế cạnh tranh
  • Hạn chế các quyết định có tính rủi ro cao
  • Tiết kiệm được lượng chi phí đáng kể

Dưới đây là ví dụ thực tế về cách Coca-Cola, Netflix và Ngân hàng UOB đã sử dụng để ứng dụng Big Data hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Đọc thêm: Ứng dụng của Big Data trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

1. Coca – Cola: Sử dụng ứng dụng phân tích dữ liệu lớn để thu hút và duy trì lượng khách hàng

  • Câu chuyện của Coca-cola

Trong năm 2015, Coca-Cola đã cố gắng tăng cường chiến lược dữ liệu của mình bằng cách xây dựng chương trình khách hàng thân thiết trên nền tảng kỹ thuật số. Giám đốc chiến lược dữ liệu của Coca-Cola trong bài phỏng vấn với biên tập viên quản lý ADMA đã chia sẻ: Các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn đang đứng sau việc duy trì số lượng khách hàng ổn định tại Coca-Cola. Cụ thể hơn, Coca-cola đã theo đuổi hai chiến lược: Tiếp cận dựa trên dữ liệu khách hàng để phát triển sản phẩm mới và xác định kế hoạch phân phối và tiếp thị dựa trên các dữ liệu nghiên cứu thị trường.

Dòng sản phẩm Coca-Cola Vanilla là một ví dụ điển hình của chiến lược này. Coca-Cola Vanilla được sáng chế tại Hoa Kỳ và nhanh chóng giành được sự quan tâm đông đảo của công chúng, Các nhà nghiên cứu thị trường đã thử nghiệm mức độ thu hút của khái niệm về dòng sản phẩm mới ở Hoa Kỳ để đánh giá phản ứng của người tiêu dùng. Thông qua việc nếm thử hương vị, Coca-Cola đã có thể xác định được sản phẩm nên có hương vị như thế nào để thu hút khách hàng,. Bằng phương thức này, dòng Coke có vị Vanilla đã tạo nên bước đột phá tại Hoa Kỳ với sức hut lớn đối với khách hàng. Cũng bằng cách thức này, Coca-cola đã nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng tại các quốc gia khác nhau trên thế giới để điều chỉnh hương vị Coke sao cho phù hợp. Chính  những nguồn dữ liệu quý giá này đã giúp Coca cola tiếp cận thành công và đưa các dòng sản phẩm của mình đến gần khách hàng và duy trì lượng khách hàng trung thành ổn định.

ứng dụng Big data

  • Bài học rút ra

Không có doanh nghiệp nào có thể  thành công mà không cần phải xây dựng một mối quan hệ khách hàng trung thành và bền bỉ. Trong thời buổi hiện nay, chỉ một khoảnh khắc lơ là, chậm chạp trong hoạt động tìm hiểu nhu cầu khách hàng, doanh nghiệp có thể sản xuất ra những sản phẩm không phù hợp. Hệ quả là, Doanh nghiệp sẽ mất đi một lượng khách hàng bởi nhu cầu của họ không được đáp ứng. Ban đầu, lượng khách mất đi này có thể chưa ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không có điều gì đảm bảo con số đó sẽ không tăng lên trong tương lai. 

Quan sát và hiểu tâm lý cũng như những kỳ vọng của khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để giữ chân được khách hàng với doanh nghiệp. Việc sử dụng các ứng dụng Big Data sẽ cho phép doanh nghiệp theo dõi các mô hình và xu hướng liên quan đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Về mặt lý thuyết, càng nhiều dữ liệu doanh nghiệp thu thập được, doanh nghiệp càng có nhiều cơ sở để xác định xu hướng sản phẩm và nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, sở hữu một lượng lớn dữ liệu vẫn là chưa đủ. Tiếp theo, doanh nghiệp cần có một chiến lược phân tích dữ liệu lớn để tối đa hóa dữ liệu nhằm đánh giá nhu cầu thực của khách hàng. Với một cơ chế phân tích dữ liệu khách hàng phù hợp, doanh nghiệp sẽ có khả năng đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn để duy trì sức hút đối với khách hàng. 

2.Netflix – Sử dụng phân tích dữ liệu lớn để giải quyết vấn đề của nhà quảng cáo và cung cấp thông tin chi tiết về tiếp thị

  • Câu chuyện của Netflix

Netflix là ví dụ điển hình và thời thượng nhất cho thành công của một doanh nghiệp khi ứng dụng dữ liệu lớn vào hoạt động quảng cáo nhắm trọng tâm. Với hơn 100 triệu người đăng ký, doanh nghiệp này có khả năng thu thập một nguồn dữ liệu khổng lồ. Và đó là cũng chính là chìa khóa để lợi nhuận của Netflix tăng vọt trong thời gian qua. 

Trên thực tế, nếu đăng ký sử dụng dịch vụ xem phim trực tuyến của Netflix, có bao giờ bạn cảm thấy nhưng bộ phim tiếp theo mà ứng dụng này đề xuất thật thân thuộc và phù hợp. Điều này được thực hiện bằng cách phân tích dữ liệu tìm kiếm và xem trước đây của bạn. Dữ liệu này sẽ giúp Netflix nắm được thông tin chi tiết về những bộ phim người đăng ký quan tâm nhất, từ đó đề xuất những bộ phim tiếp theo phù hợp cho từng người dùng. Chính vì sự tiện lợi của Netflix và các chiêu quảng cáo “chiều lòng” khách hàng, số lượng người đăng ký và sử dụng ứng dụng này tăng nhanh chóng đặc biệt trong thời gian cách ly xã hội vừa qua trên toàn thế giới.

ứng dụng Big data

  • Bài học rút ra

Hoạt động Marketing trong mỗi doanh nghiệp đều chiếm một phần chi phí rất lớn, và ước mơ của mọi nhà điều hành đều là muốn tối ưu hóa khoản tiền này. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp đã tổn thất hàng triệu USD trong việc chạy các quảng cáo không hiệu quả. Tại sao điều này lại xảy ra? Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là họ đã bỏ qua giai đoạn nghiên cứu thị trường.

Sau nhiều bài học xương máu, ngành công nghệ tiếp thị và quảng cáo giờ đây đã nhận ra rằng, dữ liệu từ các cuộc nghiên cứu thị trường và khảo sát về nhu cầu sản phẩm đóng vai trò quyết định trong công việc của họ. Thời đại công nghệ số cho phép việc nghiên cứu thị trường tiến hành chi tiết và tinh vi hơn rất nhiều. Điều này đến từ việc quan sát hành trình khách hàng, hành vi và xu hướng của họ trên môi trường trực tuyến. Những hiểu biết sâu sắc về hành vi của khách hàng sẽ định hướng cho các chiến lược quảng cáo tiếp thị của doanh nghiệp hoặc các công ty hoạt động trong lĩnh vực này. Từ đó, các chiến dịch Marketing sẽ được thực hiện tập trung và đúng mục tiêu hơn thay vì các hoạt động quảng cáo “đốt tiền” của doanh nghiệp như trước kia.

Thông qua các phân tích dự đoán, các tổ chức còn có thể xác định khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó, có thể thu hẹp phạm vi phân phối quảng cáo tiếp thị để đem lại hiệu quả cao nhất và những tổn thất lớn phát sinh do gian lận quảng cáo.

3.Ngân hàng UOB – Ứng dụng phân tích dữ liệu lớn để quản lý rủi ro

  • Câu chuyện của UOB

Đối với ngành ngân hàng, quá trình quản lý rủi ro đặc biệt quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tài chính của khách hàng cũng như doanh nghiệp. Ngân hàng UOB từ Singapore là một ví dụ về một thương hiệu sử dụng dữ liệu lớn để thúc đẩy quản lý rủi ro. Là một tổ chức tài chính, khả năng UOB gặp phải các sự cố phát sinh thua lỗ là rất cao nếu không lường trước được các kịch bản quản lý rủi ro. Một hệ thống phân tích dữ liệu lớn phù hợp giúp đảm bảo rằng các điểm nứt gãy trong hệ thống hoặc rủi ro tiềm ẩn được xác định. 

Dữ liệu lớn

Mới đây, Ngân hàng UOB đã thử nghiệm một hệ thống quản lý rủi ro dựa trên nền tảng Big Data. Hệ thống quản lý rủi ro dữ liệu lớn cho phép ngân hàng giảm thời gian tính toán giá trị rủi ro. Trước đây, quá trình phân tích và quản trị rủi ro thông thường sẽ mất đến 18 giờ, nhưng với hệ thống quản lý rủi ro sử dụng dữ liệu lớn, chỉ mất vài phút để ngân hàng có thể thiếp lập được quy trình này. Thông qua sáng kiến này, UOB có thể tiến đến từng bước thực hiện phân tích rủi ro theo thời gian thực trong tương lai gần.

  • Bài học rút ra

Một kế hoạch quản lý rủi ro là một khoản đầu tư quan trọng cho bất kỳ doanh nghiệp nào tại bất kể lĩnh vực nào. Dự đoán trước một rủi ro tiềm ẩn và giảm thiểu nó trước khi nó xảy ra rất quan trọng nếu doanh nghiệp vẫn duy trì được lợi nhuận. Các chuyên gia tư vấn kinh doanh luôn khuyên các doanh nghiệp rằng rằng quản lý rủi ro doanh nghiệp quan trọng hơn nhiều so với việc đảm bảo doanh nghiệp của bạn có bảo hiểm phù hợp hay không. Môi trường kinh doanh mang tính cạnh tranh và rủi ro cao ngày nay càng đòi hỏi các quy trình quản lý rủi ro chính xác và nhanh hơn. 

Cho đến nay, các ứng dụng dữ liệu lớn đã góp phần rất lớn vào việc phát triển các giải pháp quản lý rủi ro. Các công cụ có sẵn cho phép các doanh nghiệp định lượng và mô hình hóa rủi ro mà họ phải đối mặt hàng ngày. Trong tương lai, nguồn dữ liệu phong phú và có tính khả dụng cao sẽ khiến các ứng dụng phân tích dữ liệu lớn có nhiều tiềm năng để phát triển hơn, từ đó nâng cao chất lượng của các mô hình quản lý rủi ro. Như vậy, doanh nghiệp có thể xây dựng và triển khai các chiến lược giảm thiểu rủi ro thông minh hơn và đưa ra các quyết định chiến lược dựa trên phân tích dữ liệu lớn.

Đọc thêm: Tìm hiểu về big data và ứng dụng của nó đối với DN

Kết

Ứng dụng phân tích Big Data là một khoản đầu tư quan trọng và thiết yếu nếu doanh nghiệp muốn phát triển bền vững và với tốc độ cao hơn nữa. Thông qua việc thực hiện phân tích dữ liệu lớn, các doanh nghiệp có thể đạt được lợi thế cạnh tranh, giảm chi phí vận hành và nâng cao khả năng giữ chân khách hàng. Doanh nghiệp của bạn có thể bắt đầu cân nhắc về chiến lược sử dụng dữ liệu lớn từ bài học của các tập đoàn lớn kể trên để quá trình kinh doanh đạt được những hiệu quả cao hơn.

Tags: Big Data
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng