Hyperconnectivity: Xu hướng mới trong sản xuất thông minh

27/03/2023

Hyperconnectivity là kết quả của sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông trong những năm qua. Với sự gia tăng của Internet, mạng xã hội, điện thoại thông minh và các công nghệ khác, con người đã có thể liên lạc, tương tác và truy cập thông tin một cách dễ dàng hơn bao giờ hết. Từ đó, công nghệ này cũng cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống, hiệu suất làm việc và ngày càng ứng dụng rộng rãi trong quy trình sản xuất của doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu khái niệm công nghệ 4.0 mới mẻ này qua bài viết dưới đây.

Hyperconnectivity là gì?

Siêu kết nối (hyperconnectivity) là một thuật ngữ được sử dụng để miêu tả trạng thái mà các thiết bị và mạng kết nối đã trở nên phổ biến và thông tin truy cập rộng rãi. Nó đề cập đến sự kết nối liên tục và đa dạng giữa con người, máy tính, thiết bị di động và các hệ thống khác, trong đó thông tin và dữ liệu có thể được truyền tải và chia sẻ một cách nhanh chóng và dễ dàng.

hyperconnectivity-02

Sức mạnh của Hyperconnectivity

Sức mạnh của Hyperconnectivity nằm ở khả năng kết nối mạnh mẽ và liên tục giữa các thiết bị, hệ thống và con người thông qua các công nghệ thông tin và truyền thông.

Hyperconnectivity là nền tảng cho việc phát triển các công nghệ tiên tiến như Internet of Things (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR).

Hyperconnectivity trong sản xuất

Trong ngành sản xuất, hyperconnectivity đề cập đến việc kết nối các thiết bị, hệ thống và quy trình sản xuất với nhau một cách liên tục và thông minh. Các công nghệ như Internet of Things (IoT), công nghệ đám mây và trí tuệ nhân tạo (AI) đang được sử dụng để tạo ra một môi trường sản xuất thông minh và kết nối, cho phép các doanh nghiệp tối ưu hóa quy trình sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất.

hyperconnectivity-01

Theo báo cáo của McKinsey ước tính rằng có khoảng 75 tỷ thiết bị IoT được kết nối với nhau vào năm 2025 và khoảng một phần ba đến một nửa trong số thiết bị này ứng dụng trong môi trường công nghiệp và sản xuất.

Lợi ích Hyperconnectivity trong sản xuất 

Hyperconnectivity trong sản xuất có thể giúp cho việc quản lý kho hàng thông minh hơn bằng cách sử dụng các cảm biến để giám sát lượng hàng tồn kho và dự đoán nhu cầu của khách hàng. Nó cũng có thể giúp trong việc giám sát và bảo trì thiết bị sản xuất, từ đó giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và tăng cường hiệu quả của hệ thống sản xuất.

Trong xu hướng chuyển đổi số tích hợp IT và OT, siêu kết nối sẽ giúp dữ liệu thu được từ quá trình sản xuất không còn bị phân lập mà được kết nối với nhau. Một hệ thống ERP có thể thu thập và phân tích dữ liệu theo thời gian thực để giúp người quản lý ra quyết định tốt hơn và đạt các tiêu chuẩn chất lượng cần có. 

Hyperconnectivity còn giúp các công cụ phân tích có thể chuyển đổi dữ liệu thô thành thông tin có thể tùy chỉnh và linh hoạt để làm dữ liệu đầu vào trong nhiều hệ thống phần mềm tích hợp. Chúng có thể được triển khai theo từng giai đoạn ở bất kỳ cấp độ nào của tổ chức, giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. 

Thách thức hyperconnectivity trong sản xuất 

Kết nối nhiều hơn cũng đồng nghĩa với nhiều rủi ro hơn có thể xảy ra. Trong kỉ nguyên dư thừa thông tin, nỗ lực để kết nối OT với IT dẫn đến sự phụ thuộc vào thông tin và tạo ra rủi ro trong sản xuất. Thử tưởng tượng điều tồi tệ nào sẽ xảy ra với doanh nghiệp ứng dụng siêu kết nối khi một cuộc tấn công mạng xảy ra? Mạng nội bộ bị ngắt, doanh nghiệp đối mặt với sự đình trệ sản xuất kéo dài nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng do các hệ thống sản xuất được kết nối với ERP không thể vận hành. Đơn hàng vì thế cũng không được giao và không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu.
hyperconnectivity-03.jpg

Hyperconnectivity đặt ra một số thách thức về bảo mật dữ liệu và quản lý rủi ro về mất mát dữ liệu. Do đó, các công ty sản xuất cần đảm bảo rằng các hệ thống của họ được bảo vệ an toàn khi triển khai các công nghệ. Hyperconnectivity trong doanh nghiệp số cũng tạo ra các vấn đề trong hoạt động quản trị đặc biệt là quản trị thông tin. Nhà quản lý cấp trung trở lên cần đảm bảo thông tin được kiểm tra đúng, liên tục đối chứng thông tin giữa các phòng ban trong doanh nghiệp. Quản lý cấp trung sẽ trở thành “hyper-filter” để đảm bảo thông tin xuyên suốt trong doanh nghiệp là thông tin sạch, đầy đủ và chính xác.

Kết luận 

Hy vọng bài viết trên cung cấp thông tin hữu ích cho doanh nghiệp về khái niệm Siêu kết nối (Hyperconnectivity). Tương lai ngành sản xuất siêu kết nối đang đến rất gần và bây giờ là thời điểm thích hợp để doanh nghiệp lên kế hoạch ứng dụng hyperconnectivity trong chiến lược sản xuất thông minh giúp tối ưu hóa tự động hóa và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nắm bắt cơ hội và đón đầu xu thế để dẫn đầu ngay hôm nay!

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng