Dự báo thị trường Smart Manufacturing toàn cầu đến năm 2025

29/04/2020

Theo dự báo về thị trường Smart Manufacturing toàn cầu đến năm 2025 vừa được đăng tải trên trang Researchandmarkets.com đầu tháng 4 vừa qua, thị trường sản xuất thông minh toàn cầu dự kiến sẽ đạt tổng giá trị là 214,7 tỷ USD vào năm 2020 và 384,8 tỷ USD vào năm 2025. Chưa dừng lại ở đó, tốc độ tăng trưởng CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) trong lĩnh vực này  đạt 12,4% trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025.

Website Researchandmarkets.com – Chuyên trang cung cấp nghiên cứu thị trường lớn nhất thế giới mới đây đã đăng tải dự báo về thị trường Smart Manufacturing trên toàn cầu trong giai đoạn từ 2020 đến 2025. Theo báo cáo này, thị trường sản xuất thông minh toàn cầu dự kiến sẽ đạt tổng giá trị là 214,7 tỷ USD vào năm 2020 và 384,8 tỷ USD vào năm 2025. Chưa dừng lại ở đó, tốc độ tăng trưởng CAGR (tốc độ tăng trưởng kép hàng năm) trong lĩnh vực này dự tính đạt 12,4% trong khoảng từ năm 2020 đến năm 2025.

Các yếu tố chính thúc đẩy sự phát triển của thị trường sản xuất thông minh này bao gồm việc áp dụng Công nghiệp 4.0 ngày càng tăng, nhấn mạnh vào tự động hóa công nghiệp trong các quy trình sản xuất, tăng sự tham gia của chính phủ vào hỗ trợ tự động hóa công nghiệp, tăng cường tuân thủ các quy định, tăng sự phức tạp trong chuỗi cung ứng và nhu cầu tăng vọt đối với các hệ thống phần mềm giúp giảm thời gian sản xuất và tiết kiệm chi phí.

Tuy nhiên, các mối đe dọa liên quan đến an ninh mạng, sự phức tạp trong việc triển khai các hệ thống sản xuất thông minh, sự thiếu nhận thức về lợi ích của việc áp dụng thông tin và thúc đẩy công nghệ cũng như tình trạng thiếu lực lượng lao động lành nghề đang và sẽ đặt ra các thách thức cho sự tăng trưởng của thị trường.

Hiện nay, các công ty chủ chốt hoạt động trong thị trường sản xuất thông minh có thể kể đến như: 3D Systems (US), ABB (Thụy Sĩ), Cisco (US), Emerson (US), General Electric (US), Honeywell (US), IBM (US), Oracle (US) ), Rockwell (Mỹ), SAP (Đức), Schneider (Pháp), Siemens (Đức) và Yokogawa (Nhật Bản).

1. Xu hướng phát triển thị trường smart manufacturing

Thị trường cho công nghệ Trí tuệ nhân tạo (AI) trong Smart Manufacturing dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong số các công nghệ được phát triển từ 2020 đến 2025

Trí tuệ nhân tạo (AI) trong thị trường sản xuất dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025. AI trong sản xuất sẽ được sử dụng để kết nối với máy móc, trích xuất dữ liệu từ khu vực sản xuất, phân tích các dữ liệu đó và thực hiện các nhiệm vụ cần thiết cho doanh nghiệp. Trong mô hình sản xuất truyền thống, từ việc vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa đến hoạt động kiểm tra máy móc đến  kiểm tra chất lượng đều được thực hiện bởi con người hoặc robot hoạt động dưới sự điều khiển trực tiếp của con người. Tuy nhiên, trong nền công nghiệp 4.0, với sự trợ giúp của AI, các hoạt động sản xuất trên có thể được thực hiện trong thời gian ngắn và tiết kiệm chi phí hơn, đặc biệt sự can thiệp của con người với các hệ thống rất hạn chế.

Thị trường cho phần mềm sản xuất thông minh cho doanh nghiệp (EMI) dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR cao nhất trong số các ứng dụng công nghệ thông tin từ 2020 đến 2025

Trong ngành công nghiệp gia công, các nhà sản xuất thường quan tâm nhiều tới sự thống nhất, hiệu quả và chất lượng của các yếu tố đầu vào của quá trình để đạt được năng suất cao nhất. Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu trên, Phần mềm Sản xuất thông minh cho doanh nghiệp (EMI – Enterprise Manufacturing Intelligence) – một dạng của phần mềm BI đã ra đời. Phần mềm này sẽ hỗ trợ các nhà sản xuất tối ưu hóa quy trình sản xuất của họ trong thời gian thực, giúp tăng năng suất cao hơn và đảm bảo đồng bộ chất lượng sản phẩm. Đặc biệt, các cá nhân hoặc cơ sở sản xuất độc lập nằm trong nhóm ngành công nghiệp sản xuất rời rạc (Discrete Manufacturing) rất cần phần mềm như thế này. Bởi chúng sẽ hỗ trợ họ giải quyết các khó khăn khi giải quyết các bài toán có tính đặc thù như quy mô và khối lượng sản xuất thấp nhưng đòi hỏi độ phức tạp của quy trình sản xuất lại rất cao hoặc ngược lại, quy mô sản xuất lớn với nhưng quy trình sản xuất lại đơn giản và thô sơ.

Bên cạnh đó, những thay đổi liên tục về vật liệu, công nghệ và thị trường cạnh tranh khốc liệt cũng đặt ra bài toán hóc búa cho các doanh nghiệp thuộc nhóm này. Để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhà quản lý trong các lĩnh vực đặc thù kể trên trên cần phải đặt mục tiêu sản xuất là gia tăng hiệu quả, năng suất và đa dạng hóa các sản phẩm. Việc triển khai EMI sẽ  tự động hóa các quy trình sản xuất và giúp giảm chi phí sản xuất từ đó giúp đảm bảo quản lý chuỗi cung ứng tối ưu thông qua việc tích hợp các quy trình sản xuất.

>>> Đọc thêm: Ứng dụng Smart Factory – hướng đi mới cho ngành sản xuất công nghiệp

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương sẽ tiếp tục nắm giữ thị phần lớn nhất của thị trường sản xuất thông minh toàn cầu trong giai đoạn 2020-2025.

smart manufacturing

Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) dự kiến sẽ tiếp tục nắm giữ thị phần lớn nhất của thị trường sản xuất thông minh từ năm 2020 đến năm 2025. Khu vực này đã được công nhận là một trong những khu vực sản xuất năng động nhất trên thế giới. Các quốc gia trong khu vực này chủ yếu là các nước đã và đang phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam … Các quốc gia trong APAC phần nhiều sở hữu một lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Lực lượng sản xuất trong các cơ sở này chiếm hơn 70% tổng dân số tại các quốc gia trong khu vực này. Doanh nghiệp tiềm năng cùng lao động trẻ đang tạo nên lợi thế cho hoạt động sản xuất tại APAC so với các khu vực khác. Đây cũng là lực lượng đang triển khai mạnh mẽ các hoạt động công nghiệp hóa nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực sản xuất ở Khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Quá trình công nghiệp hóa bằng việc áp dụng các ứng dụng thông minh trong sản xuất đã và đang thúc đẩy hoạt động sản xuất tại khu vực này. 

Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở APAC cần phải chú ý để tránh cái bẫy của phát triển công nghệ 4.0. Đó là, đôi khi việc quá tập trung đầu tư lớn vào một công nghệ sản xuất thông minh, các doanh nghiệp này lại quên mất giá trị của các bài học thực tiễn. Ví dụ, các doanh nghiệp vừa và nhỏ quá tập trung vào triển khai các dự án bảo mật hệ thống kiểm soát công nghiệp hoàn hảo với chi phí đầu tư lớn, khiến cho họ vô tình quên mất rằng mình có thể học hỏi được rất nhiều từ những thực tiễn áp dụng chính sách bảo mật tại các công ty lớn. Hoạt động học hỏi này sẽ củng cố thêm các kiến thức và cơ sở dữ liệu có sẵn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại APAC trong phát triển hoạt động sản xuất thông minh của mình.

2. Tiềm năng phát triển công nghệ Smart Manufacturing

Nhìn chung các doanh nghiệp sản xuất trên toàn cầu đang tập trung vào việc áp dụng các công nghệ sản xuất thông minh bởi những lợi ích quá rõ ràng từ chúng. Các công nghệ sản xuất thông minh sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá các thiết bị và hiệu suất của chúng trong thời gian thực và từ đó các kế hoạch bảo trì cần thiết sẽ được triển khai. Nhờ vậy, các giải pháp sản xuất thông minh giúp các doanh nghiệp giảm chi phí vận hành, bảo trì tổng thể và loại bỏ nhu cầu bảo trì không cần thiết.

smart manufacturing

Các động lực cho quá trình phát triển

  • Áp dụng công nghiệp 4.0
  • Nhấn mạnh vào tự động hóa công nghiệp trong quá trình sản xuất
  • Gia tăng sự tham gia của chính phủ trong việc hỗ trợ tự động hóa công nghiệp
  • Nhấn mạnh vào việc tuân thủ các quy định/quy chuẩn/tiêu chuẩn quốc tế
  • Gia tăng sự phức tạp trong chuỗi cung ứng
  • Gia tăng nhu cầu về các hệ thống phần mềm hỗ trợ giảm thời gian và chi phí

Các điểm hạn chế trong quá trình phát triển

  • Cần năng lực đầu tư cao và chi phí cao liên quan đến việc thực hiện các giải pháp sản xuất thông minh
  • Thiếu các tiêu chuẩn giữa các nhà sản xuất thiết bị và trong các giao thức kết nối
  • Yêu cầu liên tục nâng cấp phần mềm
  • Áp dụng công nghệ thấp do các vấn đề kỹ thuật

Cơ hội cho doanh nghiệp ứng dụng Smart Manufacturing

  • Sự tương thích cao giữa nền tảng IoT và nền tảng đám mây
  • Tăng cường tích hợp các giải pháp khác nhau để cải thiện cung cung cấp hiệu suất
  • Sự tăng trưởng công nghiệp nhanh chóng ở các nền kinh tế mới nổi

Các thử thách trong quá trình phát triển

  • Các mối đe dọa liên quan đến an ninh mạng
  • Sự phức tạp trong việc thực hiện các hệ thống công nghệ sản xuất thông minh
  • Thiếu nhận thức về lợi ích của việc áp dụng thông tin và kích hoạt công nghệ
  • Thiếu lực lượng lao động lành nghề.

>>> Đọc thêm: Triển khai nhà máy thông minh cho doanh nghiệp Việt: Không bây giờ thì bao giờ?

Kết

Thông qua bản báo cáo nói trên, có thể thấy, sức mạnh tiềm tàng của Smart Manufacturing và sức ảnh hưởng của nó đến các lĩnh vực sản xuất đã được khẳng định. Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói riêng và trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương hiện nay, các công nghệ trong sản xuất thông minh vừa là công cụ và cũng là động lực phát triển cho các hoạt động sản xuất. Các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những kế hoạch hành động sớm để tận dụng các tiềm năng của các ứng dụng công nghệ smart manufacturing nhằm nâng cao hiệu suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng