5 điểm khác biệt cơ bản giữa TQM và 6 Sigma
Nội dung bài viết
Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) và 6 Sigma đều là những công cụ hữu hiệu nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng dịch vụ. Chúng có khá nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những thế mạnh riêng đáng chú ý.
Điểm tương đồng giữa Six Sigma và Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) là gì?
Six Sigma được định nghĩa là một hệ phương pháp cải tiến quy trình kinh doanh và quản lý chất lượng bằng cách dựa trên thống kê để tìm ra lỗi (khuyết tật), xác định nguyên nhân của lỗi và xử lý lỗi nhằm làm tăng độ chính xác của quy trình. Phương thức này được hãng Motorola phát triển đầu tiên vào năm 1985. 6 Sigma trở nên phổ biến sau khi Jack Welch áp dụng triệt để nó trong chiến lược kinh doanh của ông tại General Electric năm 1995, và ngày nay phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực công nghiệp khác nhau.
Đọc thêm: 5 Chiến lược phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch
Trong khi đó, Quản lý chất lượng toàn diện (TQM) được định nghĩa là cách một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của toàn bộ
6 Sigma và TQM đều là phương pháp để giám sát chất lượng sản phẩm, quy trình và dịch vụ, cải tiến và cố gắng giảm các sản phẩm bị lỗi hoặc dịch vụ kém trong một tổ chức, đồng thời cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Cả hai cách tiếp cận trước hết đều cố gắng xác định các nguồn gốc khiếm khuyết cơ bản và cung cấp các phương pháp cải thiện lâu dài sẽ nâng cao chất lượng dài hạn.
Ví dụ, nếu một chiếc xe tải giao hàng cho các đối tác đến muộn, cả hai phương pháp đều hướng đến việc truy xuất các vấn đề sâu hơn việc xử lý chiếc xe đó hay kho bãi, bến cảng … Hai phương pháp trên sẽ phân tích các thông tin trong toàn bộ doanh nghiệp, xác định tất cả các vấn đề dường như không liên quan gì đến lỗi ở trên và xem xét lại phong cách hay văn hóa làm việc có thể ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ/ sản phẩm. Tuy nhiên phạm vi cũng như các ứng dụng của 2 phương pháp trên lại không có nhiều điểm tương đồng.
Các điểm khác biệt giữa phương pháp TQM và Six Sigma
Điểm khác nhau | 6 Sigma | TQM |
Trọng tâm của phương pháp | Tập trung vào việc giảm thiểu các lỗi/ khiếm khuyết trong hoạt động sản xuất, hỗ trợ cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp | Tập trung vào các bộ phận riêng lẻ và các mục tiêu định lượng cụ thể hơn, trọng tâm cuối cùng của TQM là sự hài lòng của khách hàng. |
Cách thức tiếp cận | Ưu tiên giải quyết những vấn đề cụ thể được chọn lựa theo mức độ ưu tiên có tính chiến lược của công ty và những vấn đề đang gây nên những khuyết tật nổi trội | Áp dụng một hệ thống chỉ tập trung vào vấn đề chất lượng bao quát cho tất cả các quy trình kinh doanh của công ty |
Phạm vi ảnh hưởng | Tiếp tục mang đến các lợi ích khác sau khi các mục tiêu ban đầu được hoàn thành. Nó sẽ trở thành văn hóa doanh nghiệp nhằm mục đích cải thiện hiệu suất trong doanh nghiệp trong thời gian dài. | Tập trung vào việc cải thiện các hoạt động riêng lẻ và hoạt động kết thúc khi hoàn thành mục tiêu. Sang một hoạt động trong một quy trình khác, TQM sẽ phải được xác định lại từ đầu. |
Đối tượng triển khai | Được thực hiện bởi giám sát bởi các “black belts” – nhưng người quản lý đã trải qua các khóa đào tạo chính thức và sở hữu trình độ chuyên môn cao. | Được triển khai bởi bộ phận kiểm soát chất lượng và giám sát những cá nhân có chuyên môn về cải thiện chất lượng. |
Bài toán tài chính cho doanh nghiệp | Hỗ trợ các tổ chức giảm chi phí hoạt động bằng cách tập trung vào giảm thiểu khiếm khuyết, giảm thời gian chu kỳ và tiết kiệm chi phí. Nó tập trung vào việc xác định và loại bỏ các chi phí không mang lại giá trị cho khách hàng như chi phí phát sinh do lãng phí. | Không bị chi phối nhiều bởi mục tiêu cắt giảm hay cân bằng chi phí cho doanh nghiệp. Sự hài lòng của khách hàng qua các kỹ thuật trong TQM mới là điều quan trọng nhất. |
Hai phương pháp 6 Sigma và TQM trên đã được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng và thu lại được những thành tựu đáng chú ý. Vậy các doanh nghiệp nhỏ và vừa có phù hợp để sử dụng các cách thức này? Câu trả lời là có. Các doanh nghiệp nhỏ nên sử dụng cùng lúc các nguyên tắc từ hai hệ thống này nhằm phục vụ mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng sự hài lòng của khách hàng. Sự kết hợp hai phương pháp trên ngày từ đầu có thể mang đến cho doanh nghiệp những hiệu quả đáng kinh ngạc. Hơn nữa, mọi nhân viên, thậm chí là người giao hàng cho doanh nghiệp, cũng sẽ tập trung cao độ vào kết quả: Chất lượng của sản phẩm cuối cùng và trải nghiệm của khách hàng là trên hết.
Kết
TQM và 6 Sigma đều hỗ trợ doanh nghiệp đạt được những mục tiêu trong sản xuất và kinh doanh cụ thể, nhưng cách thức và phạm vi của chúng lại không giống nhau. Do vậy, doanh nghiệp cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm và đặc biệt là nhu cầu của doanh nghiệp là gì để lựa chọn phương thức quản lý phù hợp nhất.
Đọc thêm: Lợi ích từ sự phối hợp ứng dụng Big Data và AI trong DNSX
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved