Triển khai nhà máy dược thông minh – Mô hình thực tế ở Việt Nam

24/04/2020

Các doanh nghiệp trong ngành Dược ở Việt Nam đang tăng trưởng với từ 10% đến 15% hàng năm và sẽ còn phát triển hơn nữa trong những năm tới. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong quá trình phát triển này là sự kết hợp giữa công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất và điều hành. Đặc biệt với sự hình thành các nhà máy dược thông minh, năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp cũng sẽ đạt được các thành tựu không nhỏ.

nhà máy dược thông minh Một vài thông tin về nhà máy thông minh

Smart Factory hướng tới việc có thể chạy độc lập mà không cần hoặc cần rất ít sự can thiệp của con người. Thông qua việc sử dụng các công nghệ hiện đại, các hệ thống nhà máy thông minh có thể chủ động học hỏi và thích nghi trong thời gian thực, cho phép các nhà máy vận hành linh hoạt hơn nhiều so với trước đây.

Đọc thêm: Lợi ích khi ứng dụng IoT trong doanh nghiệp sản xuất

Một nhà máy thông minh hoạt động bằng cách vận dụng phối hợp các công nghệ như phân tích, dữ liệu lớn, internet của vạn vật trong công nghiệp (IIoT), các hệ thống quản trị sản xuất và quản trị doanh nghiệp tự động. Sự phối hợp giữa các thành tố dưới đây sẽ cho phép Nhà máy thông minh có thể tự vận hành phần lớn các tác vụ với khả năng tự điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu sản xuất.

  • BI (Business Intelligence) – Báo cáo thông minh. Tính năng nổi trội của BI là khả năng hỗ trợ người dùng tự lập báo cáo dựa trên dữ liệu được tích hợp từ nhiều luồng thông tin động, không chỉ ở bên trong mà cả bên ngoài doanh nghiệp. BI có thể phân tích và đưa ra các khuyến cáo giúp nhà quản ý đưa ra được quyết định chính xác nhất, đem lại lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp.
  • ERP (Enterprise Resource Planning) – Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp. ERP là một giải pháp tổng thể có thể hỗ trợ quản lý tài nguyên trên toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả cao hơn, tăng lợi nhuận và khả năng cạnh tranh.
  • MES (Manufacturing Execution System) – Hệ thống điều hành sản xuất. MES là hệ thống giải pháp phần mềm có những chức năng như theo dõi, giám sát, lưu trữ, cập nhật liên tục thông tin từ nhà máy và khu sản xuất trong thời gian thực. Các tác vụ nổi bật của MES cần phải kể đến là: báo cáo tiến độ, truy cập hướng dẫn công việc và cho phép hệ thống tương tác và truy xuất nguồn gốc và chất lượng.
  • IIOT (Industrial Internet of Things) – Internet vạn vật trong công nghiệp. IOT trong công nghiệp sẽ giúp kết nối tất cả máy móc thiết bị trong nhà máy vào một mạng Internet nội bộ. Quá trình kết nối này giúp thu thập và chia sẻ những dữ liệu cần thiết bằng cách đo đạc (thông qua các cảm biến) hoặc xử lý tín hiệu từ các PLC theo thời gian thực.
  • PLC (Bộ điều khiển Logic lập trình). Trong quy trình sản xuất, PLC được sử dụng trên dây chuyền lắp ráp, thiết bị robot hoặc bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi kiểm soát độ tin cậy cao và dễ lập trình.

Có thể thấy, nhà máy thông minh là sự tiến hóa vượt bậc từ một hệ thống sản xuất tự động hóa truyền thống sang một hệ thống sản xuất được kết nối và tùy biến linh hoạt. Hệ thống này sở hữu khả năng kết nối và xử lý dữ liệu thời gian thực liên tục từ mọi hoạt động sản xuất và kinh doanh để có thể tự học và thích nghi theo nhu cầu mới của thị trường. 

Mô hình nhà máy dược thông minh được xây dựng như thế nào?

mô hình nhà máy dược thông minh ở Việt Nam

Mô hình nhà máy dược thông minh được xây dựng như thế nào?

Không nằm ngoài xu hướng công nghệ của thời đại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực dược cũng đã và đang chuyển mình để nắm bắt công nghệ, làm chủ dây chuyền sản xuất. Những mô hình nhà máy dược thông minh cũng được nghiên cứu và xây dựng nhằm tận dụng các lợi ích không nhỏ từ các công nghệ mới. Quá trình xây dựng đòi hỏi rất hiểu thời gian và phải trải qua rất nhiều giai đoạn. Dưới đây là một vài hoạt động quan trọng trong quá trình trên:

  • Sử dụng IoT để ghi nhận và số hóa tức thì các quy trình hoạt động: 

Trong mô hình Nhà máy dược thông minh, sẽ có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn thiết bị thông minh được kết nối vào các quá trình và công nghệ sản xuất dược phẩm để thu thập các dữ liệu và thông tin một cách tức thời. Các dữ liệu được phân tích và xử lý nhờ các hệ thống phần mềm điều hành, quản lý sản xuất trong nhà máy. Nhờ đó, doanh nghiệp hoàn toàn có thể nắm bắt được hiệu suất và năng suất làm việc dữ trên các báo cáo được trích xuất.

Nhờ IoT, các lỗi phát sinh trong quá trình sản xuất sẽ kịp thời được phát hiện và cảnh báo để nhà quản trị sản xuất kịp thời đưa ra các quyết định vận hành, tránh tổn thất lớn và đảm bảo được chất lượng sản phẩm thuốc tốt nhất đến tay người tiêu dùng. Trên cạnh đó, nguồn gốc phát sinh lỗi cũng có thể được truy xuất tức thì hỗ trợ doanh nghiệp có thể tìm và giải quyết triệt để các vấn đề đảm bảo được chất lượng sản phẩm, tránh xảy ra các tình trạng tương tự. Điều này đi đến một quá trình quản trị sản xuất toàn diện mà mỗi mắt xích của quy trình đều được hiển thị và số hóa.

Hệ thống IoT còn cho phép hệ thống quản lý thông tin điều hành sản xuất tự động cập nhật dữ liệu nhập xuất kho thông qua bằng máy quét QR code. 

hồ sơ lô điện tử trong nhà máy dược 4.0

  • Hỗ trợ quản trị phân phối ngành dược theo chuẩn GSP, GPP:

Thực tế, mô hình kết hợp giữa MES, ERP và IoT trong nhà máy thông minh sẽ cung cấp một nền tảng hỗ trợ lưu trữ và Quản lý chặt chẽ thông tin sản phẩm đặc thù ngành dược .Ví dụ: Loại thuốc, thành phần, số đăng ký lưu hành, hạn lưu hành, thông tin các nhà cung cấp dược phẩm,… Bất kỳ ai được trao quyền cũng có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm một thông tin trên cơ sở dữ liệu thống nhất duy nhất.

Mô hình nhà máy dược thông minh ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện tại, nhiều doanh nghiệp lớn đã xác định được cách thức làm thế nào để nâng cao năng lực, vị thế và khả năng cạnh tranh của mình trong thời đại 4.0. Đó không gì khác là đầu tư vào hệ thống công nghệ tiên tiến hiện đại. Trên thực tế, để có thể tiếp thêm sức mạnh và thúc đẩy tiềm năng sản xuất thông minh cho các doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi này, rất nhiều giải pháp công nghệ được trình làng. Giải pháp nhà máy dược thông minh do Công ty Cổ phần Giải pháp ERP-ITG nghiên cứu và phát triển là một ví dụ. Đây là giải pháp hứa hẹn hỗ trợ doanh nghiệp dược tăng năng suất, duy trì hệ thống thông tin thống nhất và liên tục đồng thời tăng cường giám sát chất lượng. 

Sản phẩm 3S ERP.iPHARMA trong bộ giải pháp trên là sự lựa chọn của nhiều “ông lớn” ngành dược như: Dược phẩm Hà Tây, Công ty dược phẩm và thiết bị y tế Đà Nẵng (Dapharco), Nam Dược, Dược phẩm Việt Tín… Kết quả ghi nhận được sau khi triển khai giải pháp tại những doanh nghiệp này là sản lượng sản xuất tăng lên 40% và  giảm 20% chi phí cho doanh nghiệp. 

Đọc thêm: 3S ERP.iPharma: Giải pháp công nghệ 4.0 xuất sắc trong quản lý sản xuất dược phẩm

Công ty Dược Đà Nẵng là một ví dụ điển hình áp dụng thành công giải pháp nhà máy dược thông minh của ITG. Trong định hướng chiến lược phát triển kinh doanh 2018- 2023 của mình, doanh nghiệp này đã đặt ra mục tiêu lọt vào top những nhà phân phối dược phẩm lớn nhất Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó Dapharco cần một phần mềm hiện đại đủ khả năng quản lý tất cả các khâu từ phân phối đầu vào đến đầu ra, từ giá cả đến chất lượng sản phẩm. Và sau quá trình nghiên cứu giải pháp và tìm hiểu đối tác, họ đã lựa chọn giải pháp cho nhà máy dược thông minh của ITG là đối tác triển khai ERP.

Tại Dapharco, hệ thống 3S ERP.iPharma được vận hành cho tất cả 16 đơn vị trực thuộc; các phòng ban chức năng; Trung tâm bán buôn dược phẩm; Trung tâm Thiết bị y tế và Vật tư tiêu hao; Trung tâm Đông dược; Phân xưởng sản xuất và gần 200 Nhà thuốc GPP của Dapharco trên cả nước. Hệ thống giải pháp quản trị doanh nghiệp 3S ERP.iPharma gồm các phân hệ cốt lõi: Quản trị Bán hàng; Quản trị Mua hàng & Cung ứng; Quản trị Kho – Vận chuyển; Quản trị Tài chính kế toán; Quản trị chuỗi cửa hàng bán lẻ dược phẩm; Quản trị sản xuất, Quản trị Nhân sự Tính lương; Dashboard – biểu đồ trực quan; Báo cáo quản trị; Quản trị hệ thống. Với chiến lược kinh doanh rõ ràng, nghiên cứu và lựa chọn các hệ thống ứng dụng công nghệ hỗ trợ thông minh cùng sự cố gắng, Dapharco đã thu những trái ngọt đầu tiên. 

Kết

Nghiên cứu, điều chế và sản xuất dược phẩm là ngành sản xuất yêu cầu tỷ lệ chính xác, an toàn tuyệt đối. Với sức cạnh tranh mạnh mẽ trong lĩnh vực này, các công ty dược không có cách nào khác ngoài việc phải tìm những cách thức nâng cao hiệu suất, chất lượng sản phẩm mà không làm tăng chi phí. Sức mạnh của các giải pháp quản lý sản xuất nhờ ứng dụng ERP và IoT trong mô hình nhà máy dược thông minh có thể giúp doanh nghiệp tăng hiệu quả của dây chuyền sản xuất và lợi nhuận. Để được tư vấn chi tiết hơn, doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới ITG Việt Nam qua Hotline 0986.196.838.

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng