10 yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp công nghệ Internet of Things (Phần 1)
Không nhiều nhà sản xuất có đủ tiềm lực để tự triển khai một dự án ứng dụng công nghệ internet of things cho nhà máy. Và cũng không nhiều doanh nghiệp chọn hướng đi này, bởi việc tự triển khai ứng dụng IoT tốn rất nhiều thời gian, chi phí và nhân lực để nghiên cứu phát triển. Vì vậy, để rút ngắn quãng đường triển khai, các doanh nghiệp thường lựa chọn một nhà cung cấp giải pháp để có đồng hành cùng mình trong quá trình này.
Nhưng giữa vô số nhà cung cấp, làm sao để chọn được nhà cung ứng phù hợp với doanh nghiệp của mình? Dưới đây là 10 gợi ý của Ifactory giúp các nhà điều hành ý thức rõ ràng về những yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nhà cung cấp công nghệ IoT.
1. Tham vọng Chuyển đổi số trong hiện tại và tương lai của công ty bạn là gì?
Do không xác định được rõ ràng mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, một số lượng đáng kể các công ty sản xuất vấp phải sự chậm trễ trong việc triển khai IoT. Khảo sát năm 2017 của IoT World Today chỉ ra rằng 55% dự án IoT của các nhà sản xuất mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Để giảm thiểu nguy cơ ấy, khi triển khai hoặc nhân rộng dự án IoT, các công ty công nghiệp nên đảm bảo ngay từ ban đầu rằng công nghệ nền tảng IoT mà họ chọn đáp ứng được nhu cầu ngắn hạn và dài hạn của mình. Tuy nhiên xác định đâu là mục tiêu dài hạn và đâu là mục tiêu ngắn hạn phù hợp cho quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp lại không hề dễ dàng.
Gợi ý cho các nhà điều hành là, ngay khi đặt ra bài toán ứng dụng công nghệ Internet of Things, doanh nghiệp nên hướng tới những mục tiêu ngắn hạn như: cải thiện hiệu quả hoạt động hoặc cắt giảm chi phí,… Tuy nhiên, về dài hạn, các công ty công nghiệp không nên giới hạn khả năng phát triển của công nghệ Internet of Things. Bởi, bản chất công nghệ IoT cho phép thu hẹp khoảng cách giữa tầng thiết bị vật lý (OT) và tầng kỹ thuật số (IT), nên nó có thể truyền cảm hứng cho các mô hình kinh doanh mới mà bạn thậm chí chưa bao giờ tưởng tượng ra.
2. Nhà cung cấp nền tảng công nghệ IoT có thực sự xây dựng được bộ giải pháp toàn diện
Sau khi xác định được mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho chiến lược chuyển đổi số, dễ dàng nhận ra rằng, chỉ ứng dụng IIoT vào doanh nghiệp là chưa thể đủ. Để quá trình chuyển đổi số đi vào thực chất và đem lại những kết quả toàn diện cho toàn doanh nghiệp, không chỉ cần những phương thức kết nối thông minh (công nghệ Internet of things), mà còn cần tích hợp với các phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể, phần mềm điều hành thực thi sản xuất,… Nếu doanh nghiệp lựa chọn mỗi chức năng/ứng dụng từ một đơn vị cung cấp ứng dụng rời rạc, sẽ rất mất thời gian và chi phí để hệ thống đạt được sự tương thích nhất định.
Đọc thêm: Thách thức khi ứng dụng hệ thống IoT cho doanh nghiệp Việt
Đó là lý do vì sao, một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu khi hợp tác với các nhà cung cấp nền tảng IIoT là họ sở hữu một hệ sinh thái đối tác mạnh mẽ. Đừng bỏ qua việc xác minh độ tin cậy của không chỉ nhà cung cấp nền tảng mà còn các đối tác cùng họ xây dựng bộ giải pháp Công nghệ IoT cho doanh nghiệp của bạn. Một nhà cung cấp nền tảng đáng tin cậy nên sẵn sàng cung cấp thông tin rõ ràng về những thành phần cấu thành nên giải pháp tổng thể cùng các tài liệu tham khảo của chúng. Một cách khác không bao giờ là cũ khi doanh nghiệp có ý định xác định năng lực của nhà cung ứng giải pháp là tham khảo tập khách hàng đã triển khai thành công trước đó.
3. Nền tảng có thể tùy chỉnh phù hợp với đặc thù ngành?
Mỗi nhánh nhỏ của ngành công nghiệp đều có những tính năng đặc thù mà IoT có thể can thiệp và hỗ trợ cải thiện. Cùng là các tính năng giám sát và điều hành, bảo trì dự đoán, quản lý dịch vụ tại hiện trường, giám sát môi trường,… nhưng mỗi lĩnh vực lại có những đặc thù rất khác nhau. Vì vậy, hình thái ứng dụng công nghệ Internet of things ở mỗi nơi cũng mỗi khác.
Vì vậy, doanh nghiệp nên lựa chọn ít nhất là nền tảng công nghệ Internet of things phù hợp với ngành của mình. Và không chỉ nền tảng được điều chỉnh cụ thể cho ngành dọc của doanh nghiệp, mà cả hệ sinh thái rộng lớn hơn xung quanh nền tảng ẩy cũng nên có hiểu biết nhất định ở lĩnh vực này. Tham khảo thông tin từ những người đi trước có thể là cách hay để bắt đầu trả lời câu hỏi trên đây.
Đọc thêm: Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2020
4. Nền tảng có khả năng tùy biến linh hoạt phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp không?
Điểm cộng của các công nghệ mới nói chung và công nghệ Internet of things nói riêng là tương đối dễ dàng tùy biến theo nhu cầu thực tế. Tuy nhiên trên thực tế, không phải nhà cung cấp ứng dụng nào cũng sẵn sàng cho việc điều chỉnh sản phẩm của mình để phù hợp với đặc thù của khách hàng.
Khả năng tùy biến sản phẩm một cách linh hoạt ngoài việc để giải quyết triệt để bài toán của khách hàng, còn có ý nghĩa luôn đổi mới sản phẩm phù hợp với sự phát triển từng ngày của công nghệ 4.0, thể hiện năng lực của nhà cung cấp.
5. Chi phí cho nền tảng IoT?
Chi phí triển khai dự án là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào có ý định triển khai ứng dụng công nghệ IoT. Tuy nhiên, câu hỏi nghe có vẻ đơn giản này thật sự khó trả lời trong bối cảnh thị trường các nhà cung cấp giải pháp nền tảng IoT ngày một cạnh tranh cũng như các tính năng mà nhà cung cấp mang đến cho khách hàng ngày một tăng về cả số lượng và chất lượng.
Nhìn chung cơ cấu giá của một dự án IoT được quyết định bởi 5 yếu tố: Thiết bị phần cứng (cảm biến, máy tính công nghiệp, bộ thu phát tín hiệu), Chương trình phần mềm, và các thiết bị lưu trữ và xử lý (server vật lý hoặc dịch vụ điện toán đám mây thuê theo kỳ,…), phí dịch vụ setup hệ thống và phí bảo hành bảo trì.
Tham khảo: Các thành phần cấu tạo nên hệ thống IoT cho nhà máy
Thường thì, các nhà cung cấp sẽ đưa ra cho doanh nghiệp từ 3 đến 5 kịch bản triển khai với các mức giá từ thấp, trung bình đến cao. Trong một kịch bản giả thuyết giá của một nền tảng IoT (dựa trên nền tảng điện toán đám mây) dao động thấp nhất từ 250 đô la đến cao nhất là 1.382,40 đô la cho 1 tháng sử dụng dịch vụ.
(còn tiếp)
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved