Xu hướng chuyển đổi số mới nhất trong sản xuất công nghiệp hiện nay

30/05/2023

Chuyển đổi số đang tạo ra những cơ hội bứt phá mới cho ngành sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn khi lựa chọn hướng đi cho riêng mình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp mới nhất để giúp các doanh nghiệp lựa chọn được cách thức triển khai phù hợp.

Khái niệm chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp đề cập đến việc áp dụng các công nghệ kỹ thuật số và giải pháp thông minh để tối ưu hóa quy trình sản xuất/kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó cải thiện hiệu quả, năng suất và các mục tiêu khác.

Hầu hết các công nghệ chuyển đổi số hiện nay đều hướng đến nỗ lực loại bỏ sự can thiệp thủ công của con người khỏi quy trình sản xuất để hướng tới sự tự động hóa toàn diện, nâng cao chuỗi giá trị chung. 

Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp đang trở thành xu hướng phát triển

Chuyển đổi số mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp sản xuất?

Chuyển đổi số giúp các doanh nghiệp tối ưu về mặt chi phí và nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụ thể là:

  • Tối ưu hóa hiệu suất: Sử dụng công nghệ thông minh và dữ liệu lớn (Big Data) giúp tăng cường hiệu quả quản lý quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian chờ đợi, tăng khả năng dự báo và tối ưu hóa kế hoạch sản xuất. Các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning) sẽ được sử dụng để phân tích dữ liệu và cung cấp các thông tin quan trọng giúp nhà điều hành ra quyết định nhanh chóng, chính xác hơn.
  • Nâng cao chất lượng: Chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp cho phép các doanh nghiệp có thể theo dõi và kiểm soát chất lượng sản phẩm, giám sát quy trình sản xuất theo thời gian thực. Các hệ thống giám sát thông minh và cảm biến giúp phát hiện sự cố sớm, đồng thời đưa ra phương án xử lý, điều chỉnh quy trình tức thời để đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất.
  • Tăng tính linh hoạt: Việc số hóa các quy trình sản xuất cho phép doanh nghiệp có thể điều chỉnh quy trình linh hoạt theo sự biến đổi của thị trường, từ đó tăng cường khả năng thích ứng và nâng cao tính cạnh tranh. Bên cạnh đó, các hệ thống tự động hóa và dữ liệu thời gian thực cũng giúp giảm thiểu thời gian chuyển đổi sản xuất giữa các loại sản phẩm và tăng khả năng đáp ứng đa dạng yêu cầu khách hàng.
  • Giảm chi phí: Tích hợp công nghệ thông minh và tự động hóa giúp giảm tối đa sự phụ thuộc vào lao động, giảm lãng phí và tối ưu việc sử dụng tài nguyên, nhờ đó giảm chi phí sản xuất chung. Ứng dụng tự động hóa vào các quy trình và sử dụng robot trong sản xuất giúp giảm tải công việc cho nhân viên và tăng hiệu suất lao động.

Top xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp mới nhất

IoT công nghiệp

Internet of Things trong sản xuất công nghiệp (IIoT) kết nối các thiết bị, cảm biến và hệ thống thông qua Internet, cho phép thu thập, chia sẻ dữ liệu trực tiếp giữa các thiết bị, hệ thống phần mềm quản lý với nhau. 

Ứng dụng IIoT trong sản xuất công nghiệp giúp tạo ra một mạng lưới thông tin liên kết, cung cấp các dữ liệu về hiệu suất, tình trạng, quy trình sản xuất, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu và  tự động hóa quy trình.

Industrial Internet of Things

Bảo trì tiên đoán

Bảo trì tiên đoán sử dụng dữ liệu về tình trạng máy móc, số lần bảo trì, các công việc được thực hiện trong mỗi lần bảo trì,…  thu thập được từ các cảm biến và hệ thống giám sát để phân tích và đưa ra dự đoán về thời điểm thiết bị có thể xảy ra lỗi, nhờ ứng dụng công nghệ IoT, AI và Machine Learning., Từ đó, hỗ trợ xây dựng kế hoạch bảo trì tổng thể, đưa ra các cảnh báo tới bảng điều khiển, giúp doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động bảo trì hệ thống. Điều này hỗ trợ giảm thiểu thời gian dừng máy, tăng độ chính xác của máy và giảm chi phí bảo trì.

Đọc thêm: Bảo trì tiên đoán – Xu hướng bảo trì của tương lai

Công nghệ Digital Twin

Digital Twin là một mô hình số hóa toàn diện của quy trình sản xuất hoặc sản phẩm. Nó kết hợp dữ liệu thực tế và dữ liệu số qua quá trình mô phỏng để cung cấp thông tin chính xác về hoạt động, hiệu suất và tình trạng của hệ thống sản xuất. 

Digital Twin chủ yếu được sử dụng cho giai đoạn mô phỏng và vận hành của vòng đời sản phẩm, quy trình sản xuất. Nó giúp tối ưu hóa quy trình, dự báo sự cố và cải thiện quyết định kinh doanh. Với công nghệ này, doanh nghiệp có thể thử nghiệm và tối ưu hóa các quy trình sản xuất trước khi triển khai thực tế, giúp giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả.

Tự động hóa quy trình sản xuất bằng Robot

Tự động hóa quy trình sản xuất bằng robot đang ngày càng phổ biến. Các Robot hợp tác (Cobots) được thiết kế để làm việc cùng với con người trong môi trường sản xuất. Chúng có khả năng thực hiện các tác vụ lặp lại hoặc các công việc nguy hiểm trong nhà máy, giúp tăng năng suất và sự linh hoạt trong quy trình sản xuất. 

Ngoài ra, Robot còn có thể thực hiện công việc với độ chính xác cao và tốc độ nhanh hơn, đồng thời giảm thiểu sự phụ thuộc vào lao động và giảm nguy cơ gây tai nạn lao động.

Cánh tay Robot trong dây chuyền sản xuất công nghiệp

Thực tế ảo và Thực tế tăng cường (Virtual Reality and Augmented Reality)

Thực tế ảo (VR) và Thực tế tăng cường (AR) là những công nghệ được sử dụng để cung cấp môi trường đào tạo và hướng dẫn thao tác đứng máy cho công nhân. Thông qua mô phỏng và trải nghiệm qua môi trường ảo, công nhân có thể học cách vận hành máy móc, đào tạo kỹ năng mới và tăng cường sự hiểu biết về máy, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản xuất.

Kết luận

Xu hướng chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp đang định hình một tương lai mới cho ngành công nghiệp. Các công nghệ 4.0 tiên tiến giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất, chất lượng và tính cạnh tranh trên thị trường. Việc định hướng đúng và đầu tư vào chuyển đổi số sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phát triển hơn nữa trong thời đại công nghiệp 4.0.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng