Ứng dụng IoT trong doanh nghiệp sản xuất
Nội dung bài viết
Từ hoạt động giảm chi phí đến thiết lập chế độ an toàn, ứng dụng IoT mang đến nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu một vài tính năng nổi bật của Internet of Things hiện nay.
Trong cuộc cách mạng công nghiệp lần 4, các ứng dụng sử dụng công nghệ như IoT, AI và robot đang là động lực to lớn nhằm phát triển quá trình này. Bên cạnh đó, nhiều nhà sản xuất đang triển khai các thiết bị sử dụng công nghệ Internet of Things để thúc đẩy các hoạt động bảo trì dự đoán và phân tích dữ liệu tinh vi để cải thiện năng suất, và tăng giá trị cho các dịch vụ kinh doanh của họ.
Với số lượng thiết bị thông minh dự kiến được thiết lập tăng lên 75 tỷ vào năm 2025, các doanh nghiệp đứng trước cơ hội lớn để chuyển đổi từ các hệ thống quản lý sản xuất cũ sang các hệ thống mới năng động hơn.
Đọc thêm: Ứng dụng của công nghệ Internet of Things cứu cánh cho các doanh nghiệp phân phối hàng trực tiếp
Ứng dụng IoT tăng tính an toàn trong doanh nghiệp sản xuất
Một nghiên cứu mới được thực hiện cho thấy cứ sau 15 giây, khoảng 151 người lao động phải đối mặt với các nguy cơ bị tai nạn tại nơi làm việc. Tuy nhiên, nhờ có ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất, an toàn trong sản xuất được đảm bảo hơn.
Bằng cách triển khai công nghệ trí tuệ nhân tạo AI dựa trên nền tảng IoT, dữ liệu được phân tích có thể đưa ra các dấu hiệu cảnh báo cho nhân viên ngay lập tức về các vấn đề hiện tại hoặc đang chờ xử lý, giúp cho các quy trình phù hợp hơn với thực tế. Bằng cách phân tích dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, có thể tính toán có thể chỉ ra các vấn đề hoặc các điều kiện nguy hiểm tiềm tàng trên thiết bị để giảm thiểu an toàn lao động cho nhân viên.
Ứng dụng Iot đảm bảo mức độ tồn kho tối ưu cho doanh nghiệp sản xuất
Công nghệ IoT có thể ảnh hưởng tích cực đến việc duy trì hàng tồn kho bằng cách giúp người quản trị có được cái nhìn rõ ràng về mối liên kết giữa các bộ phận trong doanh nghiệp từ đó dễ dàng giám sát chuỗi cung ứng.
IoT cho phép tính toán chính xác số lượng tồn kho cũng như theo dõi sản phẩm hiệu quả từ quy trình nhập nguyên liệu đầu vào cho đến chuyển sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng. Quá trình này ngăn chặn các khoảng thời gian hoặc quy trình không cần thiết hoặc có thể đưa ra ngay lập tức cải giải pháp nếu dòng sản xuất bị chậm lại. Thông qua các ứng dụng IoT như hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu thời gian thực, doanh nghiệp sẽ được cảnh báo khi gần hết số lượng tồn kho tiêu chuẩn hoặc khi cần tối ưu hóa hàng hóa lưu kho.
Ứng dụng IoT giúp giảm giá sản phẩm tại doanh nghiệp sản xuất
Các doanh nghiệp hiện nay đang dần nhận ra lợi ích khác của IoT trong sản xuất. Vào thời điểm bắt đầu triển khai IoT, doanh nghiệp có thể sẽ phải bỏ ra số lượng vốn không nhỏ. Tuy nhiên, đổi lại, chúng giúp giảm chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Cụ thể, IoT đang giảm chi phí cho doanh nghiệp bằng cách tiết kiệm hơn 12% chi phí sửa chữa bằng tính năng bảo trì dự đoán và giảm gần 70% sai sót trong các quy trình sản xuất. Như đã đề cập ở trên, với hệ thống cảm biến và phân tích dữ liệu, công nghệ Internet vạn vật có thể phát hiện và cảnh báo các vấn đề trong thiết bị và nhận ra các điểm bất thường trong sản xuất.
Tuy nhiên, IoT không chỉ có thể giảm chi phí về thiết bị, mà còn tiết kiệm chi phí lao động cho doanh nghiệp. Chúng giúp giải phóng sức lao động trong nhiều giờ của nhân viên dành cho việc kiểm tra thủ công, bằng cách ứng dụng công nghệ tối đa. Việc này cũng giống “một mũi tên trúng hai đích”, vừa có thể giảm thiểu công sức lao động lại vừa có thể giảm tối đa sai sót do lỗi của con người trong quá trình kiểm soát chất lượng sản phẩm. IoT cũng cung cấp cho các tổ chức cơ hội để lập kế hoạch tốt hơn và kết quả là, phục vụ nhanh hơn và hiệu quả hơn cho khách hàng.
Đọc thêm: Thiết bị iot công nghiệp – Những thông tin cơ bản
Tương lai của ứng dụng IoT trong doanh nghiệp sản xuất
Công nghệ IoT đang liên tục cải thiện giao tiếp và tối ưu hóa các quy trình sản xuất, với nhiều ứng dụng và giải pháp được phát triển liên tục. Microsoft gần đây đã thông báo rằng họ sẽ hợp tác với Tập đoàn BMW để chuyển sang các hoạt động sản xuất thông minh hơn dựa trên nền tảng Internet of Things. Điều này chứng tỏ rõ ràng là nhiều “ông lớn” cũng đã bắt đầu tận dụng lợi thế của nền tảng công nghệ mạnh mẽ này và từ đó, nắm bắt được tốt hơn nhu cầu và mô hình hành vi của khách hàng của họ và giúp tăng năng suất và hiệu quả. Tuy nhiên, vẫn còn một số trở ngại cần phải vượt qua, chẳng hạn một số công ty vẫn còn thiếu kiến thức để ứng dụng IIoT, nhiều công ty chưa trang bị đủ hệ thống máy móc thiết bị hiện đại để phục vụ IIoT,… Thêm nữa, các công nhân cũng cần trải qua quá trình đào tạo kỹ lưỡng về các vận dụng IoT trong thực tế.
Kết
Tham gia vào cách mạng công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất ở quy mô nào cũng có thể ứng dụng IoT vào kinh doanh. Dẫu vậy, doanh nghiệp cũng cần có những bước đi chính xác trong quá trình triển khai ứng dụng để những đầu tư về nguồn lực và tài lực không trở thành các lãng phí lớn.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved