Một vài điều cần biết về công nghệ Blockchain

10/06/2020

Blockchain được xem là “chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai trong thời đại 4.0. Vậy công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối), tên ban đầu Blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó, kèm một mã thời gian và dữ liệu giao dịch. Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu đã được mạng lưới chấp nhận thì sẽ không có cách nào thay đổi được nó.

Blockchain được đảm bảo nhờ cách thiết kế sử dụng hệ thống tính toán phân cấp với khả năng chịu lỗi byzantine cao. Vì vậy Blockchain phù hợp để ghi lại những sự kiện, hồ sơ y tế, xử lý giao dịch, công chứng, danh tính và chứng minh nguồn gốc. Như vậy, công nghệ Blockchain ra đời sẽ giúp loại bỏ nguy cơ các dữ liệu thương mại quan trọng bị thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu ngày một phẳng.

Đặc biệt Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin. Hệ thống Blockchain bao gồm nhiều nút độc lập có khả năng xác thực thông tin.

Với những đặc thù này, các chuyên gia cho rằng, công nghệ này sẽ mở ra một xu hướng ứng dụng tiềm năng cho nhiều lĩnh vực như tài chính ngân hàng, bán lẻ, vận chuyển hàng hóa, sản xuất, viễn thông. Tuy nhiên, xu hướng áp dụng Blockchain lớn nhất hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam sẽ tập trung vào mảng tài chính, ngân hàng và kiểm toán nội bộ.

Đọc thêm: Các công nghệ sản xuất thông minh mới nhất năm 2020

Công nghệ Blockchain có thể nói là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ:

– Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.

– Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một client và cũng là server để lưu trữ bản sao ứng dụng.

– Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS…) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế.

công nghệ blockchain

Blockchain hoạt động như thế nào?

Blockchain, như tên gọi của nó, được tạo thành từ nhiều khối được xâu chuỗi lại với nhau. Khi xuất hiện một khối lưu trữ dữ liệu mới, nó sẽ được thêm vào Blockchain. Tuy nhiên, để một khối được thêm vào Blockchain, chúng phải đáp ứng các yếu tố sau:

  1. Một giao dịch phải xảy ra. Ví dụ về việc mua hàng ngoài dự tính trên Amazon của bạn. Sau khi thực hiện qua nhiều dấu nhắc thanh toán, bạn chưa có đủ thời gian để cân nhắc kỹ đã hoàn tất việc mua hàng. Trong nhiều trường hợp, một khối sẽ nhóm lại với nhau hàng ngàn giao dịch, do đó, giao dịch mua hàng trên Amazon của bạn cũng sẽ được đóng gói trong khối cùng với thông tin giao dịch của người dùng khác.
  2. Giao dịch đó phải được xác minh. Sau khi thực hiện hành động mua hàng kể trên, giao dịch của bạn phải được xác minh. Với các hồ sơ thông thường, con người đóng vai trò xác minh tính chính xác và đúng đắn của giáo dịch. Tuy nhiên, với Blockchain, công việc đó lại được thực hiện bằng mạng máy tính. Khi bạn mua hàng từ Amazon, hệ thống máy tính sẽ xác minh việc mua hàng đã thực hiện đủ và chính xác các thao tác hay chưa. Các chi tiết của giao dịch mua được hệ thống xác nhận sẽ bao gồm thời gian giao dịch, số tiền và người tham gia giao dịch.
  3. Giao dịch đó phải được lưu trữ trong một khối. Sau khi giao dịch của bạn được xác minh là chính xác, nó sẽ có quyền lưu trữ trong hệ thống Blockchain, nhưng trước hết, tất cả các thông tin liên quan tới giao dịch như giá trị giao dịch, chữ ký số của bạn và chữ ký số của Amazon, tất cả phải được lưu trữ trong một khối. 
  4. Khối đó phải được mã hóa bằng một hàm hash. Sau khi được mật mã hóa, khối đó có thể được thêm vào Blockchain. Ở đó, giao dịch có thể sẽ tham gia vào mạng lưới thông tin mà hàng trăm, hoặc hàng ngàn người khác có thể lưu trữ nó. Khi khối mới đó được thêm vào Blockchain, nó sẽ được lưu trữ ở máy của mọi người trong mạng lưới, nhưng không ai có thể truy cập và theo dõi thông tin đó.

Đọc thêm: Công nghệ Blockchain và những đặc điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người

Vai trò của công nghệ Blockchain trong nền công nghiệp 4.0

Sự xuất hiện của Blockchain cũng như các cột mốc khi máy tính cá nhân hoặc Internet ra đời, hệ thống này sẽ thay đổi cách mà chúng ta hiểu biết và nhìn nhận xã hội. Tiềm năng lớn nhất của công nghệ này chính là tạo môi trường thông tin có thể áp dụng Hợp đồng Thông minh: các thoả thuận trong hợp đồng và giao dịch sẽ được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên với một người trung gian nào đó mà vẫn đảm bảo mọi thứ là minh bạch và chắc chắn nhất.

Thông tin trong Blockchain không thể bị làm giả (có thể nhưng sẽ để lại dấu vết), mọi thay đổi cần phải nhận được sự đồng thuận của tất cả các nút tham gia trong hệ thống. Nó là một hệ thống không dễ dàng sụp đổ, vì ngay cả khi một phần mạng lưới tê liệt thì các nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin.

Hơn nữa, không chỉ thế Blockchain còn là nòng cốt của Internet vạn vật (IoT). Các thiết bị điện tử có thể giao tiếp một cách an toàn và minh bạch, những nỗ lực bất chính trong thế giới Internet sẽ không thực hiện được.

công nghệ blockchain

Kết

Blockchain mặc dù là một trong những công nghệ có “tuổi đời” khá trẻ nhưng nó lại có sức lan tỏa khá mạnh mẽ tới rất nhiều lĩnh vực hiện nay. Với tiềm năng to lớn, công nghệ này chắc chắn sẽ còn phát triển nhanh và sâu rộng hơn trong thời gian tới, đặc biệt trong bối cảnh nền sản xuất công nghiệp 4.0 đang tăng tốc vượt bậc.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng