Ứng dụng của công nghệ Internet of Things cứu cánh cho các doanh nghiệp phân phối hàng trực tiếp

30/05/2020

Khái niệm Ecommerce xuất hiện từ những năm 1990 với hai hệ thống bán lẻ tiên phong là Ebay và Amazon. Hơn 30 năm kể từ lần đầu xuất hiện, Thương mại điện tử – Ecommerce ngày nay đang đóng vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người dân trên toàn thế giới. Đặt biệt với sự khai thác tối đa ứng dụng của công nghệ Internet of Things, ngành bán lẻ toàn cầu đang có những bước trỗi dậy mạnh mẽ.

ứng dụng của Internet of Things

Các thách thức của loại hình bán hàng trực tiếp trong thời đại eCommerce

Loại hình bán hàng truyền thống trực tiếp tới tay người tiêu dùng hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức to lớn bởi những biến đổi khó lường từ thị hiếu, yêu cầu và phương thức mua hàng từ khách hàng. Sở thích của khách hàng thay đổi nhanh chóng và không phải nhiều cửa hàng có đủ nguồn lực để xây dựng các chương trình thu hút khách hàng đến mua bán. Bởi trong thời đại công nghệ hiện nay, khách hàng ưa thích việc ngồi một chỗ mua sắm trực tuyến bởi họ tiết kiệm thời gian hơn, không phải đi lại quá nhiều hay thậm chí đôi khi họ còn nhận được nhiều ưu đãi khác. Kết quả áp lực về doanh số ngày càng đè nặng lên các cửa hàng bán lẻ. Năm 2019, thị trường sôi động tại nước Mỹ ghi nhận có đến 9.300 cửa hàng phải đóng cửa, tăng 35% so với một năm trước đó.

Một số doanh nghiệp truyền thống tìm cách duy trì hoạt động bằng cách thu hẹp quy mô, cắt giảm chi phí hoạt động, nhân sự,… Tuy nhiên đây không phải là chiến lược có thể được sử dụng trong thời gian dài. Phương thức bán hàng truyền thống không gặp khó khăn vì hoạt động kém hiệu quả mà do sự sụt giảm của lượng khách hàng ghé thăm cửa hàng so với những năm trước đây. Xu hướng này đã buộc các nhà cung cấp sản phẩm theo cách truyền thống phải suy nghĩ lại về thị hiếu và phương thức khách hàng mong muốn trong thời đại thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ.

Về mặt bản chất, dù mua hàng trực tuyến có tiện lợi đến đâu, không gì thay thế được trải nghiệm trực tiếp của khách hàng tại một cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp khéo léo ứng dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm của khách hàng, thì đây sẽ là khởi đầu của sự trỗi dậy đầy huy hoàng của cách thức bán hàng trực tiếp. Đây chính là lý do khiến công nghệ Internet vạn vật (Internet of Things) đang được sử dụng rộng rãi và là xu hướng phát triển của thị trường. 

Ứng dụng của IoT

Sự trỗi dậy của các cửa hàng mua sắm với ứng dụng của Internet of Things

Trước khi tìm hiểu Internet of Things đóng vai trò như thế nào trong ngành bán lẻ trong thời đại eCommerce ngày nay, chúng ta cần tìm hiểu Internet of Things là gì. 

Đọc thêm: Công nghệ IoT là gì?

Theo định nghĩa của Wikipedia, Internet Vạn Vật (Internet of Things, viết tắt IoT) là một liên mạng, trong đó các thiết bị, phương tiện vận tải (được gọi là “thiết bị kết nối” và “thiết bị thông minh“), phòng ốc và các trang thiết bị khác được nhúng với các bộ phận điện tử, phần mềmcảm biếncơ cấu chấp hành cùng với khả năng kết nối mạng máy tính giúp cho các thiết bị này có thể thu thập và truyền tải dữ liệu. Hay hiểu một cách đơn giản IoT là tất cả các thiết bị có thể kết nối với nhau . Việc kết nối thì có thể thực hiện qua Wi-Fi, mạng viễn thông băng rộng (3G, 4G), Bluetooth, ZigBee, hồng ngoại… Các thiết bị có thể là điện thoại thông minh, máy pha cafe, máy giặt, tai nghe, bóng đèn, và nhiều thiết bị khác. 

Cisco, nhà cung cấp giải pháp và thiết bị mạng hàng đầu hiện nay dự báo: Đến năm 2020, sẽ có khoảng 50 tỷ đồ vật kết nối vào Internet, thậm chí con số này còn gia tăng nhiều hơn nữa. IoT sẽ là mạng khổng lồ kết nối tất cả mọi thứ, bao gồm cả con người và sẽ tồn tại các mối quan hệ giữa người và người, người và thiết bị, thiết bị và thiết bị. 

Trong ngành bán lẻ, Internet of Things đang và sẽ là “cứu cánh” bởi khả năng xóa nhòa khoảng cách giữa thế giới thực và ảo. IoT đang dần giúp các cửa hàng bán lẻ khắc phục và vượt qua các thách thức cạnh tranh trong thời đại mua sắm trực tuyến đang lên ngôi. 

Cụ thể, Internet vạn vật kết nối sẽ làm thay đổi ngành bán lẻ qua các khía cạnh sau:

  • Quy trình thanh toán tự động

Với IoT, thanh toán tự động hiện đang trở thành hiện thực, giống như những gì Amazon Go đã giới thiệu và sử dụng. Điều này có nghĩa là quy trình mua hàng được tự động hóa đến mức khách hàng bước vào cửa hàng, tự thực hiện hoạt động mua sắm. Và khi họ bước ra khỏi cửa hàng, hóa đơn thanh toán tự động được đẩy về điện thoại của khách hàng. Không còn cảnh tượng hàng dài người xếp hàng ở khu vực quầy thu ngân chờ thanh toán nữa, viễn cảnh của tương lai là những cửa hàng mua sắm tiện ích sẽ vắng bóng nhân viên bán hàng.

ứng dụng của Internet of Things

  • Trực quan hóa cửa hàng thực tế

Xu hướng mua sắm trực tuyến đã tăng lên và kèm theo đó là áp lực đối với các cửa hàng bán hàng trực tiếp để đảm bảo trải nghiệm người dùng được chăm chút cẩn thận như khi trực tiếp trải nghiệm mua sắm. Với ứng dụng của công nghệ Internet of Things, một cửa hàng được dựng 3D trên môi trường internet nhằm mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm mới. Giống một quy trình mua sắm thực thụ, khách hàng hoàn toàn có thể dạo qua một vòng cửa hàng và chiêm ngưỡng các sản phẩm cũ và mới nhất của cửa hàng đó. Tất cả các thông tin liên quan đến cửa hàng, hàng hóa, sản phẩm đều được thể hiện rõ ràng trên website. Thay vì, trước kia, khách hàng phải đến tận nơi mua sắm, nhận tư vấn về sản phẩm, ngày nay, tất cả được xây dựng trên mạng thông tin ảo nhưng sản phẩm thật. Đặc biệt, khách hàng có thể sử dụng bất kỳ công cụ kết nối Internet nào để thực hiện việc lựa chọn và mua hàng.

Đọc thêm: Công ty sở hữu chuỗi thời trang nam hàng đầu aristino lựa chọn giải pháp 3s erp.iscm

Với hình thức bán hàng này, cửa hàng, nhà phân phối có thể giữ được mối liên kết với khách hàng, tạo thêm nhiều điểm chạm trải nghiệm vừa mới mẻ, vừa quen thuộc. Mặt khác, người mua hàng cũng có thể sử dụng điện thoại hay máy tinh kết nối mạng Internet để mua sắm dù họ đang ở nơi đâu và khung giờ nào. Việc triển khai công nghệ trên cũng cho phép người mua hàng tìm hiểu thêm về sản phẩm, nhận ưu đãi đặc biệt hoặc thanh toán hàng hóa trực tiếp.  

Bên cạnh đó, nhờ vào ứng dụng Internet of Things, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin về nguồn khách và thiết bị truy cập khác nhau từ đó, có thể tạo các trang web tận dụng tối đa IoT để nâng cao trải nghiệm người dùng trực tuyến.

itg và aristino

  • Mang đến trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa

Internet of Things cũng tập hợp dữ liệu cá nhân và dữ liệu của các thương hiệu để mang lại các trải nghiệm riêng biệt cho từng khách hàng. Bằng cách này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu kĩ càng thói quen mua sắm của khách hàng và tạo những trải nghiệm hoàn toàn cá nhân đối với các khách hàng của mình. Việc ứng dụng Internet of Things không chỉ giúp doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm của không chỉ một cá nhân riêng lẻ mà còn đưa ra gợi ý cho cả gia đình và các thành viên khác. Liệu bạn có muốn thay đổi thói quen mua sắm khi trong ngày sinh nhật của con bạn, khi bạn đang đi mua sắm ở một cửa hàng gần nhà, cô thu ngân quen thuộc gửi tặng con bạn một quyển sách tô màu?

Khi các nhà tiếp thị có khả năng tiếp cận nhiều dữ liệu hơn và hiểu hơn về hành vi của người tiêu dùng, họ có thể sử dụng nó để thu hút nhiều khách hàng hơn và ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ trên hành trình của khách hàng.

  • Quản lý các đơn hàng và hàng tồn kho tự động

Công nghệ IoT cung cấp cho các nhà bán lẻ khả năng theo dõi từng phần hàng tồn kho thông qua các hệ thống quản lý sao cho họ tự động định vị hàng hóa bất kể họ đang ở đâu. Với các công cụ như cảm biến IoT và thẻ RFID được cài đặt trong hệ thống hàng tồn kho, hoạt động kinh doanh có thể dễ dàng hơn nhiều, cộng với các nhà bán lẻ không cần thuê người quản lý cửa hàng để kiểm tra hàng hóa khi họ có được thông tin theo thời gian thực trên kho của họ.

Ngoài ra, với kệ để hàng thông minh và cảm biến theo dõi nhiệt độ, các nhà bán lẻ không chỉ có thể theo dõi hàng tồn kho mà còn kiểm tra nhiệt độ tối ưu cho các mặt hàng dễ hỏng và nhận thông báo tức thì khi họ cần.

ứng dụng internet vạn vật

  • Hoạt động của các nhân viên được tối ưu hóa

Các cửa hàng cũng có thể sử dụng các cảm biến và phân tích IoT để tối ưu hóa hoạt động của nhân viên. Công nghệ IoT từ đèn hiệu đến phân tích video có thể giúp nhân viên cửa hàng giảm thiểu thời gian để kiểm tra tình trạng thiếu hoặc quá tải hàng tồn kho và dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động bán hàng chuyên sâu. 

Bên cạnh đó, công nghệ Internet of things cũng sẽ dự đoán được thời điểm đông đúc tại cửa hàng dựa vào các dữ liệu được tổng hợp. Nhờ vào đó, cửa hàng có thể sử dụng được nguồn nhân lực một cách hiệu quả. Ngoài ra, hệ thống phân tích có thể giúp thông báo chiến lược cho các nhà quản lý và phân phối thay cho các hoạt động phân tích thủ công.

Kết

Ứng dụng của Internet of Things đã bắt đầu thể hiện vai trò quan trọng của mình trong hoạt động tại các cửa hàng bán lẻ. Và công nghệ này được dự báo sẽ tiếp tục phá vỡ quy trình bán lẻ truyền thống trong những năm tới.

 

Tags: IoT
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng