Triển khai nhà máy thông minh – Giải pháp hàng đầu cho ngành công nghiệp sản xuất

23/02/2019

Việc triển khai nhà máy thông minh không chỉ có lợi cho các nhà sản xuất địa phương mà còn cho người tiêu dùng, thậm chí cho cả đội ngũ công nhân nhà máy. Việt Nam đang dần trở thành trung tâm sản xuất của khu vực và toàn cầu, liệu các nhà sản xuất vừa và nhỏ có biết cách tận dụng công nghệ để hiện đại hóa hoạt động của mình và vận dụng nó để “đi tắt đón đầu” trong cuộc cạnh tranh với các nhà sản xuất danh tiếng đến từ quốc gia khác trong khu vực.

IoT tác động đến việc triển khai mô hình nhà máy thông minh như thế nào?

Hãy thử tưởng tượng một thế giới nơi mà các hệ thống thông minh, bộ cảm biến internet (IoT) và robotics kết hợp để tự động hóa các khu vực sản xuất lớn, kết nối mạng có dây và không dây trên toàn thế giới trong việc  tạo ra các sản phẩm và dựa vào dữ liệu lớn có cấu trúc và không có cấu trúc để có được công việc đã hoàn thành. McKinsey & Company mô tả việc sản xuất thông minh như là một “loại hệ thống thông tin thông qua cảm biến và bộ điều khiển được nhúng trong các vật thể vật lý. Trong đó, các sản phẩm thông minh có hành động khắc phục để tránh thiệt hại và nơi mà các bộ phận cá nhân được bổ sung.

Nhận thấy tiềm năng của một quá trình chuyển đổi sản xuất tổng thể với việc sử dụng các dữ liệu lớn của IoT, Đức đã khởi xướng sáng kiến của Chính phủ về công nghiệp 4.0 nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp của mình. Theo các nhà khoa học, ngành công nghiệp 4.0 đã dựa vào dữ liệu thời gian thực để đưa ra các quyết định trong nhà máy. Trong giai đoạn này, nhiều nhà máy, các nhà cung cấp dịch vụ hậu cần,…sẽ kết nối với nhau trong một hệ thống tự động hóa dữ liệu là IoT.

Công nghiệp 4.0 đã thúc đẩy việc triển khai nhà máy thông minh, để từ đó cuộc cách mạng công nghiệp tiếp theo hứa hẹn sẽ mang lại một dây chuyền sản xuất nhạy bén, thích ứng và kết nối hơn. Từ internet vạn vật đến trí tuệ nhân tạo, có rất nhiều khía cạnh sáng tạo được xem xét khi nâng cấp, triển khai nhà máy thông minh.

Triển khai nhà máy thông minh là điều cần thiết để phát triển một nền công nghiệp hiện đại

Trước những diễn biến sôi nổi của xu hướng 4.0, lĩnh vực công nghệ sản xuất có nhiều tiềm năng phát triển mới. Trong đó, mô hình nhà máy thông minh là một giải pháp nổi bật.

Việc triển khai nhà nhà máy thông minh gắn liền với việc máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định. Ở các nhà máy thông minh tính năng quan trọng nhất chính là sự kết nối.

Các máy móc thiết bị, cảm biến, robot, dữ liệu (từ các hoạt động, hệ thống kinh doanh cũng như từ nhà cung cấp và khách hàng), nguồn nhân lực,…kết nối với nhau, từ đó thực hiện các quy trình thông minh và hiệu quả trong sản xuất. Với công nghệ mới mọi hoạt động được tối ưu hóa, giảm sự can thiệp bằng tay với độ tin cậy cao, quy trình sản xuất được minh bạch từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng.

Nhờ mạng lưới kết nối và tích hợp được xây dựng trên nền tảng ứng dụng các công nghệ thu thập và phân tích dữ liệu, nếu triển khai nhà máy thông minh sẽ tạo ra sự chủ động, lường trước các thách thức, nhờ vậy cải thiện năng suất và đáp ứng tốt hơn trước biến động từ cung cấp cũng như những yêu cầu từ khách hàng.

Triển khai nhà máy thông minh giúp người lao động được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp

Sự chuyển đổi sang một cuộc cách mạng công nghiệp mới cũng mang đến cơ hội nâng cao mọi người trong doanh nghiệp. Những người hoài nghi về việc áp dụng công nghiệp 4.0 tin rằng sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và tự động hóa sẽ khiến khía cạnh con người trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, nó chỉ có nghĩa là những người làm việc trong các nhà máy sẽ có một vai trò khác nhau. Công nghệ mới vẫn cần được theo dõi và kiểm soát những người đã có chuyên môn trong việc giúp giao diện nhiệm vụ phức tạp giữa phần cứng và phần mềm có thể biến tài năng của họ thành công nghệ mới.

Triển khai nhà máy thông minh cũng sẽ tăng độ an toàn dành cho người lao động. Bằng các hệ thống cảnh báo nguy hiểm, hệ thống sẽ giúp quản lý các sự cố đáng tiếc có thể xây ra, ngoài ra các phần việc nặng nhọc, nguy hiểm có thể sử dụng máy móc để thay thế. Việc máy móc có thể hoạt động 24/24, chính xác, tỷ lệ sai hỏng gần như bằng 0, giúp cho người lao động không còn phải là việc căng thẳng và mệt mỏi. Với các cảm biến về môi trường, các nhà quản lý có thể hạn chế chất thải, môi trường làm việc của công nhân cũng được cải thiện nhằm đảm bảo sức khỏe cho công nhân.

Triển khai nhà máy thông minh là một sự thay đổi lớn, các nhà sản xuất khó tránh khỏi sự choáng ngợp trong giai đoạn đầu, đặc biệt là đối với quốc gia đang trên đà phát triển sản xuất như Việt Nam. Hành trình này cần được lập trình kỹ lưỡng từng bước.

 

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng