Nhà xưởng thông minh trong thời đại công nghệ số hóa

21/02/2019

Nhà xưởng thông minh là một khái niệm mới của nền sản xuất hiện đại. Đầu tiên, một mạng lưới kết nối các thiết bị được xây dựng. Các xưởng sản xuất lại có rất nhiều loại máy móc khác nhau, khiến cho việc quản lý trở nên khó khăn. Câu hỏi đặt ra là bằng cách nào áp dụng được một phương pháp hiệu quả để thu thập thông tin trạng thái của dây chuyền sản xuất từ các thiết bị khác nhau trên các giao thức khác nhau. Tất cả dữ liệu được thu thập và xử lý với mục đích đạt được khả năng giám sát từ xa, giảm thiểu chi phí bảo trì, bảo dưỡng, vận hành và tăng cường hiệu quả hoạt động sản xuất.

>>>Đọc thêm: Giải pháp ERP Việt đầu tiên ứng dụng IoT vào quản lý sản xuất

Điều gì tạo nên các nhà xưởng thông minh

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, còn được gọi là Industry 4.0 đang lan rộng khắp châu Á- Thái Bình Dương với nhiều nhà sản xuất xây dựng các nhà xưởng thông minh hơn.

Gần một nửa các nhà sản xuất ở châu Á- Thái Bình Dương sẽ có nhà máy kết nối đầy đủ vào năm 2022, phục vụ khách hàng có thời hạn ngắn hơn và tiêu chuẩn chất lượng cao hơn. Sự chuyển dịch năng động này sang các nhà máy thông minh hơn đã khiến các công ty tập trung vào các công nghệ mang lại hiệu quả cao hơn và giảm chi phí hoạt động.

Tối đa hóa các nhà xưởng thông minh

Các công ty trong khu vực đang trang bị cho mình các giải pháp như Internet of Things (IoT), đám mây, dữ liệu lớn và phân tích để giúp thúc đẩy hoạt động sản xuất của toàn doanh nghiệp.

Trong ngành công nghiệp ô tô, ví dụ, các giải pháp phân tích dự đoán đang được triển khai để giúp các công ty giảm chi phí bảo trì và thời gian ngừng hoạt động không được lên lịch. Phân tích dự đoán có thể được sử dụng để dự báo và chẩn đoán các sự cố vài ngày hoặc vài tháng trước khi chúng xảy ra, sử dụng nhận dạng mẫu nâng cao và học máy.

So với các nhà máy cũ, việc bảo trì trong các nhà xưởng thông minh đã trở thành một chiến lược chủ động hơn là một quá trình phản ứng. Nhân viên ngày càng đóng vai trò lớn hơn trong quy trình lập kế hoạch và ra quyết định trong nhà máy.

>>>Đọc thêm: Ứng dụng IoT trong công nghiệp

Một tương lai mở rộng cho các mô hình nhà xưởng thông minh ở nước ta

Thực ra theo các chuyên gia về Industry 4.0 trên thế giới, ở thời điểm này, nhà xưởng thông minh vẫn chưa “trưởng thành”. Hiệp hội Điện, Điện tử và Công nghệ thông tin Đức dự đoán rằng ít nhất phải tới năm 2025 mới có nhà xưởng thông minh thực sự.

Mặc dù vậy, sản xuất thông minh với việc ứng dụng công nghệ, quy trình thông minh trong sản xuất và quản trị đang là xu hướng phát triển mỗi ngày một rầm rộ trên Thế giới, kể cả ở Việt Nam. Chú robot tự hành đi tìm ắc- quy đã được nạp đầy điện để tự thay cho mình khi sắp hết năng lượng đã là hình ảnh thường thấy tại một nhà máy sữa của Việt Nam chứ không còn là kết quả của kỹ xảo điện ảnh hay chuyện “nhìn ra thế giới”. Chuyện người làm nông ngồi phòng lạnh, giám sát và điều khiển quá trình canh tác bằng điện thoại di động cũng đã trở thành hiện thực.

Không chỉ doanh nghiệp lớn đầu tư xây dựng hệ thống nhà xưởng thông minh để tạo ra bước ngoặt về hiệu quả hoạt động, nhiều doanh nghiệp có quy mô, năng lực tài chính vừa phải cũng không đứng ngoài xu thế này.

Bên cạnh việc nâng cao hiệu suất, tiết kiệm tối đa chi phí nhân lực, sản xuất thông minh cũng kiến người lao động phổ thông đứng trước nguy cơ mất việc khi robot được sử dụng ngày càng nhiều. Chỉ thị 16/CT-TTg ngày 4/52017 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng đã nhấn mạnh nguy cơ dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp, phá vỡ thị trường lao động truyền thống. Đồng thời, đặt ra giải pháp “thay đổi  mạnh mẽ các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục và dạy nghề nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng tiếp nhận các xu thế công nghệ sản xuất mới.

Cuộc cách mạng này cũng tác động lớn đến lực lượng lao động phổ thông, làm thay đổi về phân bố nguồn nhân lực sản xuất và cơ hội việc làm của người lao động.

Nỗi sợ hãi bị máy móc “cướp” việc làm không chỉ xảy ra trong thời đại Industry 4.0 khi mô hình các nhà xưởng thông minh ngày càng phát triển, mà nó từng ám ảnh con người từ thời Industry 1.0, khiến công nhân đập phá tàu chạy bằng hơi nước. Tuy nhiên thực tế cho thấy sau đó máy móc vẫn ngày càng được sử dụng nhiều và con người vẫn tìm ra việc làm mới. Một kết quả tốt cũng sẽ xảy ra với con người sống trong kỷ nguyên của Industry với nỗ lực thích nghi bằng cách trang bị kiến thức và kỹ năng phù hợp.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng