Chuỗi cung ứng đơn giản – mô hình chuỗi cung ứng dành cho doanh nghiệp nhỏ

05/07/2023

Trong thời buổi cạnh tranh khốc liệt, việc quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu đối với các doanh nghiệp. Do đó, để tăng cường hiệu quả vận hành chuỗi cung ứng, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa quá trình sản xuất, mô hình chuỗi cung ứng đơn giản đã ra đời. Chuỗi cung ứng đơn giản tập trung vào việc tối giản hóa các bước trong quy trình và nâng cao tính tương tác trong chuỗi cung ứng, từ đó mang lại sự linh hoạt và phối hợp tốt hơn trong quá trình kinh doanh. 

Chuỗi cung ứng đơn giản là gì?

Trong chuỗi cung ứng đơn giản, doanh nghiệp sẽ chỉ làm việc, mua bán nguyên vật liệu đầu vào với một nhà cung cấp duy nhất và tự thực hiện các công đoạn từ sản xuất thành phẩm cho đến bán hàng trực tiếp đến tay người dùng cuối cùng.

Với mô hình này, hoạt động kiểm soát chuỗi cung ứng đa phần sẽ được thực hiện từ một phía (single-site) nhằm giảm bớt sự phức tạp trong các quy trình và cung cấp sản phẩm/dịch vụ tốt nhất đến khách hàng. Thông qua đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu lãng phí, cải thiện khả năng đáp ứng và nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ.

Thông tin và quy trình trong chuỗi cung ứng được giữ đơn giản và dễ dàng quản lý

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản thường phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, số lượng dòng sản phẩm ít, bởi nó sẽ giúp doanh nghiệp chủ động thực hiện mọi khâu trong chuỗi cung ứng.  Bên cạnh đó, chuỗi cung ứng đơn giản cũng tạo tiền đề trong việc xây dựng một hệ thống chuỗi cung ứng phức tạp hơn trong tương lai, nơi các yếu tố và quy trình được mở rộng và tối ưu hóa hơn nữa.

Xem thêm: 7 lãng phí cơ bản cần giải quyết trong mô hình sản xuất tinh gọn

Ví dụ chuỗi cung ứng đơn giản

Để hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng đơn giản, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn ví dụ trực quan về quá trình hoàn thiện và cung cấp sản phẩm từ một công ty nội thất đến người tiêu dùng. Với chuỗi cung ứng đơn giản như vậy, doanh nghiệp này có thể kiểm soát quy trình sản xuất một cách trực tiếp và hiệu quả.

  • Nhập nguyên liệu: Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu đầu vào từ một nhà cung cấp duy nhất
  • Sản xuất: Doanh nghiệp tự thiết kế và lên mẫu sản phẩm (ghế sofa, bàn, tủ,..). Sau khi mẫu sản phẩm được phê duyệt, doanh nghiệp tiến hành các công đoạn sản xuất tạo thành phẩm tại xưởng của mình. 
  • Phân phối: Khi sản phẩm đã hoàn thành, doanh nghiệp tự tiến hành quy trình đóng gói và giao hàng cho người mua hàng.
  • Vận chuyển: Doanh nghiệp thuê dịch vụ vận chuyển hoặc sử dụng các tài nguyên vận chuyển có sẵn của công ty để chuyển hàng từ cơ sở sản xuất đến địa chỉ của khách hàng. 

Có thể bạn quan tâm: Phân biệt các loại kho trong logistics

Phân biệt chuỗi cung ứng đơn giản và phức tạp

Dựa vào mức độ tự triển khai, chuỗi cung ứng được phân loại thành hai dạng mô hình chính là chuỗi cung ứng đơn giản và chuỗi cung ứng phức tạp. Mặc dù cả hai đều có chung mục đích giúp tối ưu hóa quy trình, tăng cường hiệu suất và cung cấp giá trị cao nhất cho khách hàng, song hai mô hình này vẫn sở hữu những điểm khác biệt. Tùy thuộc vào đặc thù doanh nghiệp, người lãnh đạo sẽ lựa chọn mô hình triển khai phù hợp, có sự tương thích cao nhất trong từng định hướng sản xuất kinh doanh:

Quy mô 

Chuỗi cung ứng đơn giản thường áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, nơi tính linh hoạt và hiệu quả là yếu tố tối quan trọng. Còn chuỗi cung ứng phức tạp thường áp dụng cho các tổ chức lớn, các doanh nghiệp có quy mô toàn cầu, nơi các quy trình nhập hàng – sản xuất – phân phối cần phải trải qua nhiều bước, và số lượng đối tác cần quản lý cũng nhiều hơn..

Chuỗi cung ứng phức tạp thường liên quan đến quy mô lớn, có thể hoạt động trên một khu vực địa lý rộng, thậm chí trên quy mô toàn cầu

Quản lý thông tin

Trong chuỗi cung ứng đơn giản, ta dễ dàng quản lý thông tin và quy trình vì không có quá nhiều bước và yếu tố phức tạp. Doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ và phương pháp quản lý cơ bản để theo dõi và điều phối thông tin để lưu trữ dữ liệu, đặt hàng, kiểm soát kho, giao hàng và thanh toán.

Với khối lượng thông tin lớn cần phải quản lý, mô hình chuỗi cung ứng phức tạp đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại để theo dõi, phân tích và chia sẻ thông tin dễ dàng, hiệu quả hơn. 

Một số công cụ phổ biến thường được các doanh nghiệp sử dụng là hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM), hệ thống quản lý quan hệ nhà cung cấp (SRM), phần mềm quản lý chuỗi cung ứng (SCM),… Ngoài ra, để quản lý chuyên nghiệp hơn, đảm bảo thông tin trong từng công đoạn của chuỗi cung ứng được liên kết chặt chẽ với nhau, các doanh nghiệp cũng có xu hướng sử dụng phần mềm ERP

ERP (hay hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp) là một công cụ cho phép số hóa toàn bộ dữ liệu vận hành trong doanh nghiệp: từ việc mua hàng, bán hàng, quản lý kho, sản xuất cho đến các thông tin về tài chính kế toán thành một hệ thống thông tin thống nhất. Sử dụng ERP sẽ giúp nâng cao hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng, từ đó tiết kiệm chi phí đầu tư cho kho vận, giảm phí thuê nhân công và chi phí điều hành doanh nghiệp, đồng thời mở rộng các kênh bán hàng.

Độ phức tạp

Các công đoạn và khối lượng thông tin cần phải quản lý trong chuỗi cung ứng phức tạp thường nhiều hơn so với chuỗi cung ứng đơn giản. Do hầu hết các hoạt động trong chuỗi cung ứng đơn giản đều được rút gọn và thực hiện bởi một bên duy nhất. Trong khi đó, doanh nghiệp áp dụng mô hình chuỗi cung ứng phức tạp sẽ cần quản lý nhiều nhà cung cấp, nhiều điểm bán, điểm sản xuất,… hơn. Nó yêu cầu sự đồng bộ hóa cao hơn và quản lý rủi ro phức tạp hơn để đảm bảo hiệu quả cũng như hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.

Chuỗi cung ứng phức tạp bao gồm nhiều yếu tố

Tính linh hoạt

Chuỗi cung ứng đơn giản rất linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh chóng với các biến động của thị trường bởi nó không có nhiều bước, mô hình liên kết cũng khá đơn giản. Trong khi đó, chuỗi cung ứng phức tạp liên quan đến nhiều yếu tố phụ thuộc, chỉ cần thay đổi một phần trong chuỗi cũng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình nên nó có ít tính linh hoạt hơn.

Chuỗi cung ứng đơn giản và phức tạp sẽ phù hợp với doanh nghiệp nào?

Những doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, quy trình hoạt động không yêu cầu nhiều bước phức tạp nên áp dụng chuỗi cung ứng đơn giản. Một chuỗi cung ứng đơn giản sẽ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng nếu doanh nghiệp hoạt động trong thị trường ổn định và không có biến động lớn. 

Ngược lại, các doanh nghiệp quy mô lớn, hoạt động đa ngành và có quy trình hoạt động nhiều bước cần sử dụng chuỗi cung ứng phức tạp để việc quản lý các quy trình và đối tác hiệu quả hơn. Chuỗi cung ứng phức tạp sẽ đảm bảo chất lượng và độ hoàn thiện sản phẩm tối ưu cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng chuỗi cung ứng phức tạp còn phụ thuộc vào tình hình tài chính, công nghệ và mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy nhà quản trị cần đánh giá và lựa chọn đúng mô hình chuỗi cung ứng hợp lý để tối ưu hóa hoạt động của doanh nghiệp.

Mô hình chuỗi cung ứng đơn giản đã chứng minh sự quan trọng của việc tối ưu hóa quy trình vận hành và tạo ra lợi ích đáng kể cho các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Bằng cách tập trung vào sự linh hoạt và khả năng đáp ứng nhanh chóng, mô hình chuỗi cung ứng đơn giản có thể giúp các doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội thị trường và phát triển bền vững. 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng