Làm thế nào để chuyển đổi số trong sản xuất?

11/11/2022

Việc chuyển đổi số nói chung, và chuyển đổi số trong sản xuất nói riêng một nhu cầu cấp thiết. Theo báo cáo của The Manufacturer về những nhận định về Chuyển đổi số năm 2022, trong đó, dưới tác động của Covid-19, 67% các nhà quản lý đã tăng tốc đẩy mạnh các dự án số, 92% trong số đó coi “Cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành” là ưu tiên lớn nhất và thời gian là yếu tố chính cản trở việc áp dụng kỹ thuật số.

chuyển đổi số sản xuất

Làm thế nào để chuyển đổi số trong sản xuất?

Theo McKinsey, để quá trình chuyển đổi công nghệ diễn ra toàn diện và mạnh mẽ, các nhà sản xuất cần khai thác tối đa cơ hội trên 4 bình
diện sau:

1.Tự động hóa dây chuyền

Ứng dụng robot và tự động hóa vào các dây chuyền sản xuất, lắp ráp, đóng gói, kiểm tra giúp tiết kiệm nhân công, giảm tỷ lệ xảy ra sự cố và nâng cao chất lượng đầu ra.
Ví dụ: Ứng dụng van tự động, xe tự hành AGV, băng tải công nghiệp, hệ thống cấp phôi tự động…

Có thể bạn quan tâm: Nhà máy thông minh là gì? Đặc trưng của nhà máy thông minh trong cách mạng công nghiệp 4.0? 

2. Nâng cao khả năng phân tích dữ liệu và dự đoán xu hướng (data analytics)

Bằng cách tổng hợp và phân tích dữ liệu hoạt động của máy móc, doanh nghiệp có thể tối ưu hóa các yếu tố về xuất lượng, hiệu quả tài
nguyên, độ tin cậy của thiết bị.

Theo một nghiên cứu từ MPI Group, gần một phần ba (31%) quy trình sản xuất hiện nay đã kết hợp các thiết bị IoT vào các quy trình của họ, trong khi 32% có kế hoạch nhúng công nghệ IoT vào các sản phẩm của họ. Covid-19 đã khiến cho tầm quan trọng và mức độ phổ biến của IoT ngày càng tăng lên, nhờ vào khả năng cung cấp các dữ liệu từ các hệ thống cảm biến giúp tăng cường khả năng giám sát từ xa và bảo trì dự đoán. Các thiết bị hỗ trợ IoT giúp các nhà sản xuất có thể theo dõi an toàn hiệu suất thiết bị ở khoảng cách xa và dự báo các sự cố tiềm ẩn, cùng như cho phép các kỹ thuật viên hiểu rõ toàn bộ vấn đề và đưa ra các giải pháp tiềm năng.
Ví dụ: Phân tích lịch sử hoạt động của một chiếc máy in để dự đoán downtime (thời gian máy nghỉ) hoặc tỷ lệ sai sót trung bình trên đơn hàng, từ đó có kế hoạch bảo trì hoặc điều chỉnh nguồn cung phù hợp.

3. Tối ưu chuỗi cung ứng

Bằng cách liên kết hoạt động vận hành giữa nhà máy và khối kinh doanh, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch sản xuất, cắt giảm lead time
(thời gian sản xuất), tối ưu lượng tồn kho và đảm bảo công suất luôn được sử dụng tối đa.
Ví dụ: Ứng dụng phần mềm ERP trong quản lý hệ thống kho vận.

4. Số hóa hệ thống vận hành

Bằng cách triển khai các hệ thống giao tiếp và cung cấp thông tin theo thời gian thực, phân luồng nhiệm vụ, kiểm tra giám sát, doanh nghiệp có thể cải thiện hiệu quả cộng tác và năng suất lao động.
Ví dụ: Ứng dụng phần mềm quản lý quy trình vào hoạt động sản xuất, giúp chuẩn hóa quy trình, đảm bảo đầu vào và đầu ra của mỗi bước
được kiểm soát chặt chẽ.

chuyển đổi số trong sản xuất

Có thể bạn quan tâm: Ra mắt trung tâm tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp

Lợi ích của chuyển đổi số trong sản xuất

Chuyển đổi số trong ngành sản xuất đang được diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh. Việc áp dụng và kết hợp các công nghệ tiên tiến mang lại các lợi ích rõ rệt cho các doanh nghiệp trên nhiều phương diện:

  • Tăng cường hiệu quả sản xuất và năng suất lao động

Đầu tư vào chiến lược chuyển đổi số với một lộ trình đúng đắn và hợp lý giúp cải thiện đáng kể hiệu quả công việc và năng suất: Hợp lý hoá quy trình, cải thiện khả năng ra quyết định, giảm thiểu thời gian chết và thời gian sửa chữa khắc phục lỗi, đơn giản hoá việc giám sát hiệu suất, xác định các điểm nghẽn trong hệ thống và kịp thời khắc phục.

  • Giảm chi phí

Chuyển đổi số trong sản xuất giúp cho các nhà quản lý có được dữ liệu một cách toàn diện và nắm được các vấn đề một cách nhanh chóng kịp thời. Những thông tin này có thể mang lại hiệu quả cao trong việc đưa ra quyết định sáng suốt và đối phó với những bất thường của cung và cầu và việc lập kế hoạch sản xuất và bảo trì tương ứng. Điều này sẽ làm giảm rủi ro và chi phí không cần thiết về tồn kho và nguyên vật liệu và tối ưu chi phí nhân công cũng như vận hành hệ thống.

  • Đổi mới

Đầu tư vào chuyển đổi số và các công nghệ tiên tiến không chỉ mang lại những cải thiện về mặt vận hành, mà với con người, việc cập nhật liên tục những kiến thức và công nghệ mới cũng giúp thúc đẩy sự sáng tạo và thay đổi linh hoạt, giúp kích hoạt các hệ thống nhân sự trì trệ, mang đến một môi trường hoạt động theo hướng hiện đại hoá. Ngoài ra, việc ứng dụng công nghệ cũng giúp tăng cường việc liên kết và kết nối, chia sẻ thông tin, dễ dẫn tới việc hình thành và tạo ra các ý tưởng lớn.

  • Linh hoạt

Các nhà sản xuất số hoá có thể cung cấp cho khách hàng các tuỳ chọn tuỳ biến hấp dẫn. Nó giúp cho việc sản xuất hoạt động được diễn ra trên một quy mô lớn nhưng vẫn duy trì hiệu quả cao, tạo ra các giá trị lợi thế trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.

  • An toàn

Với hệ thống cảm biến được lắp đặt ở khắp mọi nơi trong nhà máy, người lao động có thể được cảnh báo trước các nguy cơ tiềm ẩn trong môi trường làm việc của mình. Ngoài ra, việc ứng dụng và sử dụng robot tại các khu vực làm việc nguy hiểm cũng là một trong những phương thức giúp giảm thiểu những rủi ro mang tới cho người lao động.

Một số minh họa về quá trình Chuyển đổi số đã mang lại cho các nhà máy sản xuất xuất hiện trên mọi ngành hàng lĩnh vực, và ở mọi khâu của quá trình quản lý cũng như vận hành.

Hiệu quả của chuyển đổi số mang lại không chỉ là các vấn đề cắt giảm chi phí, tối ưu hiệu suất và năng suất lao động mà còn đưa tới những thay đổi về tư duy nhân sự lao động và tối đa hoá doanh thu thông qua các lợi thế cạnh tranh độc đáo. Với những lợi ích toàn diện này, chuyển đổi số đang ngày càng thể hiện được sự hiện diện vững vàng của mình trên khắp các lĩnh vực, đặc biệt không thể thiếu đối với các doanh nghiệp sản xuất hiện nay.

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng