Các bước triển khai hệ thống IoT cho nhà máy
Việc đặt ra một kế hoạch triển khai có hệ thống là bước đầu tiên thiết yếu trong hành trình chuyển đổi thiết lập nhà máy hiện tại thành một nhà máy thông minh. Vậy thì việc triển khai hệ thống IoT cho nhà máy nên bắt đầu từ đâu và như thế nào? Hãy cùng Ifactory tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chuẩn bị gì để triển khai hệ thống Iot cho nhà máy?
Trong quá trình lên kế hoạch triển khai hệ thống IoT cho nhà máy, dù là doanh nghiệp chủ động nghiên cứu hay tìm đến sự tư vấn của của các chuyên gia chuyển đổi số, vẫn phải theo một vài nguyên tắc nếu muốn dự án thành công. Trước hết, phải trả lời được những câu hỏi sau:
- Tầm nhìn kinh doanh và các quy trình sản xuất cốt lõi của doanh nghiệp là gì?
- Các bộ phận chủ chốt phụ trách và quyết định các vấn đề trong quá trình chuyển đổi và quy trình chuyển tiếp thông tin trong doanh nghiệp ra sao?
- Thực trạng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp đang ở mức nào?
- Đâu là các tham số quan trọng, giá trị cho phép của nó, ý nghĩa trong các hệ thống tổng thể
- Cần chú ý gì về các quy tắc, chính sách, tiêu chuẩn kinh doanh của doanh nghiệp và chính phủ để tuân thủ
- Các hệ thống quản trị hiện có (ERP, CRM, v.v.) đang cách hoạt như thế nào và cách truyền dữ liệu giữa các phòng ban khác nhau
Sau khi đã trả lời xong những câu hỏi trên đây, việc tiếp theo cần làm là xác định những thành tố trong nhà máy để ứng dụng được IoT. Cụ thể là:
- Xác định các thực thể và quy trình có thể được cải thiện & tự động hóa khi ứng dụng IoT
- Cách kiểm soát các tham số quan trọng trong phạm vi cho phép và đồng thời kiểm soát thông qua các thiết bị cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng, v.v.
- Làm thế nào để cải thiện các quy trình vận hành hiện có.
- Cách thức để hạn chế tối đa chi phí khi nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Tùy theo điều kiện thực tế, tìm phương pháp hiệu quả nhất để truyền trực tiếp dữ liệu từ các cảm biến đến các hệ thống một cách liền mạch.
Các bước triển khai hệ thống IoT cho nhà máy
Việc triển khai hệ thống IoT cho nhà máy hiểu đơn giản là tạo một môi trường kết nối thông minh. Cuộc chuyển mình diễn ra từng bước một, từ một nhà máy không kết nối thành các “đảo dữ liệu” nối tiếp độc quyền; rồi phát triển thành một nhà máy được kết nối với các nền tảng đa dụng tùy biến. Nhìn chung, quá trình lột xác này đòi hỏi sự tập trung cao độ, với sự thay đổi toàn diện về nhận thức và hành động của nhiều bộ phận và con người liên quan.
- Giai đoạn 1: Thiết lập môi trường mạng cơ sở trên sàn nhà máy cho phép thu được nhiều dữ liệu cảm biến nhất có thể. Các tác động của giai đoạn này lên việc vận hành nhà máy là tương đối mờ nhạt. Tuy vẫn còn tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật trong quá trình kết nối nhưng ở bước này, nhà mày bắt đầu định hình được mô hình kết nối các thiết bị với cơ sở hạ tầng chung.
Đọc thêm: Các thành phần cấu tạo nên hệ thống IoT cho nhà máy
- Giai đoạn 2: Mạng lưới dữ liệu được hội tụ vào một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chung của nhà máy. Các dữ liệu được thu thập ở giai đoạn trước bắt đầu được tổng hợp và phân tích tổng thể trong một môi trường kết nối hội tụ. Từ đây, các dữ liệu sản xuất bắt đầu được hiển thị một cách rõ ràng, từ đó cung cấp các gợi ý cho nhà quản lý để cải thiện năng xuất và tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Giai đoạn 3: Đây là thời điểm để bắt đầu thiết lập một môi trường kết nối mạng tùy chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp. Các dịch vụ quan trọng như bảo mật, ứng dụng di động và các dịch vụ hợp tác khác cũng được tích hợp vào mạng lưới nhà máy tổng thể trong giai đoạn này. Nhà quản lý có thể truy cập thời gian thực vào cả dữ liệu sản xuất và kinh doanh.
Lợi ích cho doanh nghiệp khi triển khai hệ thống IoT cho nhà máy
Khi được ứng dụng toàn diện, hệ thống IoT cho nhà máy sẽ tạo ra phương thức giao tiếp khả thi giữa hệ thống máy móc, cơ sở dữ liệu và con người trên một môi trường mạng duy nhất. Một cơ sở hạ tầng kết nối không dây thống nhất mang lại độ tin cậy và hiệu suất cần thiết cho các ứng dụng quan trọng của nhà máy như theo dõi tài sản, kiểm soát thông tin vận hành, điều khiển tự động tập trung,…
Đọc thêm: Ứng dụng IOT trong doanh nghiệp hàng đầu thế giới
Hệ thống IoT cho nhà máy còn cho phép tất cả các bộ phận liên quan đều nhận được cảnh báo tức thời về các thay đổi thông qua các thiết bị di động được nối mạng, màn hình video và HMI (giao diện giữa người với máy). Bằng cách đó, nhà máy có khả năng thích ứng nhanh hơn với các thay đổi, cho dù đó là thử nghiệm sản xuất một loại sản phẩm mới hay thay đổi dòng sản phẩm theo kế hoạch hoặc điều chỉnh khác. Thông tin chỉ thị theo thời gian thực cũng liên kết trở lại vào toàn bộ chuỗi cung ứng, do đó, mỗi bước trong chuỗi giá trị sản xuất từ cung cấp đến phân phối có thể nhanh chóng đáp ứng khi cần.
Kết
Việc triển khai hệ thống IoT cho nhà máy nếu có bước chuẩn bị kĩ càng và triển khai bài bản theo các bước có thể đem lại tiềm năng không giới hạn để tăng năng suất, tốc độ và chất lượng sản xuất cho doanh nghiệp. Lựa chọn một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp, tận tâm đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ giúp quá trình trên thuận lợi, dễ dàng hơn.
Liên hệ tìm hiểu về giải pháp triển khai hệ thống IoT cho nhà máy thông minh tại: https://www.itgvietnam.com/ hoặc liên hệ hotline: 0986.196.838
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved