Vì sao doanh nghiệp Việt nên ứng dụng IoT trong sản xuất?
Nội dung bài viết
Có thể thấy ở thời điểm hiện tại, Internet vạn vật (Internet of Things hay IoT) không phải là một khái niệm mới trong thế giới công nghệ hiện đại. Những lợi ích to lớn mà IoT mang lại cho sự phát triển kinh tế, phục vụ cuộc sống khiến cho IoT đã, đang và sẽ là xu hướng của công nghệ trong những năm tiếp theo. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, hàng loạt các doanh nghiệp đã hàng loạt ứng dụng IoT trong sản xuất nhằm số hóa nhà máy, cải thiện năng suất, nâng cao giá trị và gia tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Cách mạng công nghiệp 4.0 và xu hướng thông minh
Theo các chuyên gia về công nghệ, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra xu thế thông minh hóa trên mọi lĩnh vực. Sự ra đời của các thiết bị IoT đã và đang làm thay đổi cách con người giao tiếp, sinh sống, làm việc, kinh doanh, giải trí và kết nối.
Ứng dụng IoT – Internet vạn vật kết nối giúp ô tô tự kết nối tới bệnh viện khi gặp tai nạn, hỗ trợ cảnh báo để người lái xe an toàn. Hay như những chiếc áo thông minh có thể báo cho người sử dụng biết họ đang làm sai tư thế, sau đó điều chỉnh lại tư thế ngồi để tránh đau lưng. Trong thể thao những quả bóng tennis thông minh giúp các vận động viên phân tích hành vi nhằm tối ưu động tác. Trong môi trường sản xuất, những thiết bị tự hành đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp ứng dụng để chuyển hàng hàng, bưu kiện trong các nhà máy,…
Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam cũng đã có nhiều ý tưởng và các sản phẩm về IoT được ứng dụng trong đời sống. Nổi bật là các ứng dụng của IoT trong sản xuất, các mô hình nhà máy thông minh, nhà thông minh, giao thông thông minh,… và những ứng dụng này bước đầu đã mang lại một số hiệu quả nhất định.
Đọc thêm: Kết hợp IoT và ERP: Nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc CMCN 4.0
Ứng dụng IoT trong sản xuất là xu hướng tất yếu
Có thể thấy trong những năm qua sự bùng nổ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với những đột phá về công nghệ và trí tuệ nhân tạo được dự báo sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến toàn bộ các hoạt động kinh tế của Việt Nam và hứa hẹn sẽ mang lại cho cộng động doanh nghiệp Việt có những cơ hội mới. Internet vạn vật kết nối tuy mới xuất hiện nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì đây lại là một phần không thể thiếu trong cuộc sống cũng như trong hoạt động kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Việc ứng dụng mạng lưới, thiết bị kết nối Internet, ứng dụng IoT trong sản xuất đang trở thành công nghệ có xu hướng ngày càng lớn và tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người.
Theo báo cáo Ericsson Mobility Report, tới năm 2021, dự kiến sẽ có 28 tỉ thiết bị kết nối trong đó có 15 tỷ thiết bị kết nối IoT bao gồm thiết bị M2M như đồng hồ đo thông minh, cảm biến trên đường, địa điểm bán lẻ, các thiết bị điện tử tiêu dùng như ti vi, đầu DVR, thiết bị đeo. 13 tỷ còn lại là điện thoại di động, máy tính xách tay PC, máy tính bảng.
Đến năm 2019, theo dự kiến của IDC, toàn cầu sẽ chi 1.300 tỷ đô la Mỹ cho IoT. Tới năm 2020, theo dự đoán của Gartner thì giá trị gia tăng do IoT mang lại sẽ là 1.900 tỷ đô la Mỹ. Và theo McKinsey, tới năm 2025 IoT sẽ đóng góp vào nền kinh tế toàn cầu là 11.000 tỷ đô la Mỹ.
Thực tế cho thấy, để trụ vững và phát triển trong bối cảnh hiện nay các doanh nghiệp bắt buộc phải tạo ra yếu tố khác biệt trong các sản phẩm của mình. Nhưng muốn có yếu tố khác biệt, các doanh nghiệp phải làm chủ công nghệ, phải có những sáng tạo trong ứng dụng. Vì vậy, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh hơn nữa tăng cường ứng dụng IoT trong sản xuất, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu để có những sản phẩm đặc sắc, khác biệt tạo cạnh tranh tốt hơn.
IoT biến đổi ngành công nghiệp như thế nào?
Nhắc đến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chắc chắn không thể không kể đến các ứng dụng của IoT trong ngành sản xuất. IIoT (IoT trong công nghiệp) đang tạo ra những giá trị to lớn trong ngành nghề này, có thể kể đến như giảm chi phí sản phẩm, giảm các chi phí quản lý tập trung, quản lý và phân tích dữ liệu và quản lý kho bãi. Để đạt được điều này, các công ty, nhà xưởng đã và đang áp dụng các công nghệ trí tuệ nhân tạo hay các rô bốt tự động vào các quy trình làm việc.
Theo một cuộc điều tra, đến năm 2020, ngành công nghiệp sản xuất toàn cầu sẽ đầu tư khoảng 70 tỷ đô la vào các giải pháp IoT và các nhà máy sẽ sử dụng các thiết bị IoT trong sản xuất để nâng cao năng suất cũng như lưu trữ và phân tích dữ liệu cho toàn bộ quá trình quản lý và sản xuất.
Đọc thêm: Tại sao nên áp dụng giải pháp IoT cho nhà máy?
Tuy nhiên, chi phí ban đầu cho việc lắp đặt các thiết bị này khá cao và sẽ cần các công ty cung cấp có đầy đủ cơ sở hạ tầng để có thể đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
Sự linh hoạt của của công nghệ IoT trong sản xuất, cũng như trong tất cả các ngành kinh tế đã mang đến rất nhiều tiện ích trong cuộc sống và nền kinh tế. Vậy nên, hãy cùng chờ đón sự phát triển và những ứng dụng vượt bậc mà IoT mang đến cho chúng ta.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved