Ứng dụng IoT trong nông nghiệp tại Việt Nam
Nội dung bài viết
Sự phát triển cũng như những khó khăn của Việt Nam trong quá trình đưa IoT nông nghiệp vào ứng dụng trong thời gian vừa qua có gì đáng lưu tâm?
IoT trong nông nghiệp cải tiến nền nông nghiệp nước nhà như thế nào?
Nông nghiệp công nghệ cao , IoT,…. có lẽ chưa bao giờ hai từ khóa này lại được quan tâm nhiều đến như thế. Cũng phải thôi, nông nghiệp là sở trường của nước ta theo đúng nghĩa đen. Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông cũng đang là sở trường của các kỹ sư Việt Nam trên đấu trường quốc tế. Như vậy, nếu kết hợp được việc ứng dụng IoT trong nông nghiệp thì đây đúng là một hướng phát triển bền vững và mạnh mẽ của nước ta.
Nước ta là nước có bề dày trong sản xuất nông nghiệp, vì vậy sẽ là mảnh đất đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp công nghệ. Hiện có không ít các nhà đầu tư đã và đang nghiên cứu phát triển đưa IoT nông nghiệp vào trong sản xuất
Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến: Dự án Next Farm _ Giải pháp ứng dụng CNTT vào Nông nghiệp thuộc Công ty Cổ phần HOSCO, một trong số các công ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ phần mềm đã có nhiều sản phẩm thương mại hóa thành công. Next Farm cho phép hệ thống tưới được vận hành từ xa dựa vào việc phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây và giai đoạn sinh trưởng của cây và người dùng có thể theo dõi các thông số này theo thời gian thực.
Tại Việt Nam các hoạt động hỗ trợ đào tạo cải tiến công nghệ trong nông nghiệp đang được nói nhiều hơn. Đầu tháng hai vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ mong muốn có gói tín dụng 100.000 tỷ để hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể, ứng dụng IoT vào nông nghiệp sẽ là:
– Áp dụng công nghệ khoa học vào toàn bộ quá trình trong nông nghiệp (khép kín): Cụ thể là áp dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông vào các quá trình từ chuẩn bị giống, đất,… -> trồng trọt – chăn nuôi -> thu hoạch -> chế biến -> bảo quản -> phân phối -> đến bàn ăn
– Dữ liệu thu thập được phải tạo thành database ở quy mô lớn, để dần tự động hóa được cả quá trình ( tức là: loại bỏ dần “kinh nghiệm” của con người, chủ động nhận biết vấn đề và đề xuất cách giải quyết). Nôm na, có thể gọi là trí tuệ nhân tạo, thay con người đưa ra quyết định.
– Nhà kính – hiện được sử dụng phổ biến ở nước ta, đặc biệt là ở Đà Lạt – nơi có lợi thế về khí hậu và thời tiết. Nhà kính ban đầu ra đời với mục đích giúp tách ly cây trồng với điều kiện thời tiết bên ngoài. Dần dần, được bổ xung thêm các hệ thống kiểm soát khí hậu bên trong nhà kính ( nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,…) và hệ thống điều khiển tưới. Hiểu nôm na hai hệ thống như sau:
– Hệ thống điều khiển tưới: Hệ thống bao gồm các thiết bị: đầu tưới nhỏ giọt hoặc đầu tưới phun sương/mưa, bộ châm phân, bộ điều khiển tưới….. hệ thống giúp tưới nước/phân một cách tiết kiệm, hiệu quả và đạt năng suất cao. Giúp người nông dân giảm giá thành chi phí sản xuất.
– Hệ thống điều khiển vi khí hậu: Hệ thống bao gồm các cảm biến nhận biết nhiệt độ, độ ẩm bên trong ( và bên ngoài) nhà kính, hệ thống quạt thông gió để đối lưu không khí, hệ thống đèn chiếu sáng để có thể tăng cường ánh sáng khi cần thiết, trạm đo thời tiết để biết các thông số: cường độ bức xạ mặt trời, cảnh báo mưa, tốc độ gió, lưu lượng mưa,…. Mục đích giúp nhà kính duy trì ở điều kiện mong muốn.
Tất cả những việc áp dụng khoa học công nghệ IoT trong nông nghiệp này góp phần giảm thiểu chi phí nhân công, giá thành đầu vào thông qua việc sử dụng hợp lý phân bón, nguồn nước …và nâng cao chất lượng của cây trồng bên trong, đưa nền nông nghiệp nước nhà lên 1 tầm cao mới, có vị thế trên thị trường nông sản quốc tế.
Khó khăn của việc đưa IoT trong nông nghiệp vào ứng dụng tại Việt Nam
Nhắc đến áp dụng công nghệ, khó khăn đầu tiên thường được nhắc đến là vấn đề về kinh phí. Thực tế nó không hề cao. Mà chi phí dồn vào chủ yếu là thuộc về khâu thiết kế ứng dụng. Nhờ đó, người nông dân có thể kết nối với trang trại của mình thông qua smartphone. Và cũng từ đó mà người nông dân lại giao tiếp với Farm qua thiết bị thông minh, chưa quen với với việc thay đổi cách canh tác.
Tiếp theo là vấn đề về ý tưởng khi thực hiện IoT trong nông nghiệp tại Việt Nam là không nhiều, chủ yếu xoay quanh cảm biến, lập trình tưới, trồng thủy canh tự động trong nhà và chỉ áp dụng cho doanh nghiệp quy mô giá cao.
Nhân tố chính xác nhất trong nền nông nghiệp Việt Nam là các nông hộ, hợp tác xã nhưng kết quả cho thấy họ còn bỡ ngỡ với công nghệ trong ứng dụng vào nông nghiệp. Vì vậy cần có người đồng hành, cú tiến, đứng ra bao tiêu, áp dụng quy trình và áp dụng công nghệ linh hoạt để nông sản có hiệu quả và trở thành hàng hóa có giá trị và chất lượng.
Nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế, tuy nhiên chủ yếu nằm ở quy mô sản xuất nhỏ dựa vào kinh tế hộ gia đình, năng suất lao động còn thấp. Vì vậy, ứng dụng iot trong nông nghiệp sẽ tạo cơ hội lớn cho các hộ nông dân trở thành một doanh nghiệp có năng suất và giá trị vượt trội cùng với chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved