Thông lượng là gì? Cách tối ưu thông lượng trong hoạt động sản xuất

14/10/2024

Thông lượng là một chỉ số quan trọng trong sản xuất, giúp doanh nghiệp theo dõi thời gian hoàn thành một đơn vị sản phẩm, từ đó đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường và phát hiện các tắc nghẽn tiềm ẩn trong quy trình sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các khái niệm liên quan tới thông lượng và cách tối ưu chỉ số này trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thông lượng là gì? 

Thông lượng (Throughput) là chỉ số thể hiện số lượng sản phẩm mà một doanh nghiệp có thể sản xuất và cung cấp cho khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể. Thuật ngữ này thường được sử dụng để đánh giá công suất của nhà máy, cũng như tốc độ sản xuất từng đơn vị sản phẩm.

Doanh nghiệp sở hữu mức thông lượng cao có khả năng tăng lợi nhuận và mở rộng thị phần, vì điều này cho thấy họ có thể sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thông lượng là chỉ số được tất cả các doanh nghiệp sản xuất quan tâm và tối ưu liên tục để đạt hiệu quả cao nhất

Thông lượng là chỉ số được tất cả các doanh nghiệp sản xuất quan tâm và tối ưu liên tục để đạt hiệu quả cao nhất

Công thức tính thông lượng

Thông lượng có thể được tính bằng công thức sau:

T = I / F

Trong đó:

T = Thông lượng

I = Số lượng hàng tồn kho

F = Thời gian sản xuất một đơn vị hàng tồn kho

Thời gian thông lượng là gì?

Thời gian thông lượng hay thời gian xuất lượng (Throughput Time – TPT) là một chỉ số quan trọng trong phương pháp quản lý tinh gọn, được dùng để mô tả khoảng thời gian bắt đầu và kết thúc một quy trình. 

Throughput Time có thể được tính cho từng bước riêng lẻ hoặc cho toàn bộ quy trình. Công thức tính thời gian xuất lượng như sau:

Thời gian xuất lượng = Thời gian xử lý + Thời gian di chuyển + Thời gian chờ đợi + Thời gian kiểm tra

Trong đó:

  • Thời gian xử lý (Processing time): Là khoảng thời gian để chuyển đổi nguyên vật liệu thô thành thành phẩm
  • Thời gian kiểm tra (Inspection time): Là tổng thời gian thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng và giám sát quá trình ở nhiều giai đoạn, từ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, cho tới hoàn thành thành phẩm cuối cùng
  • Thời gian di chuyển (Move time): Bao gồm thời gian di chuyển trong khu vực sản xuất (giữa các khu vực làm việc), thời gian vận chuyển, đưa hàng trong chuỗi cung ứng logistic
  • Thời gian chờ đợi (Queue time hay Wait time): Khoảng thời gian rỗi giữa các khoảng thời gian trên
Kiểm soát tốt thời gian thông lượng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Kiểm soát tốt thời gian thông lượng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp

Xác định thời gian xuất lượng là rất cần thiết trong việc phân tích quy trình kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp phát hiện các vấn đề cần cải tiến, chẳng hạn như giảm số lượng sản phẩm dở dang (WIP), rút ngắn thời gian giao hàng hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ.

Phân biệt thời gian thông lượng (Throughput Time) và thời gian chu kỳ (Cycle Time)

Cycle Time và Throughput Time là hai chỉ số KPI quan trọng trong sản xuất. Nếu chỉ đọc lý thuyết, nhiều người sẽ dễ nhầm lẫn hai chỉ số này với nhau bởi cả thông lượng (Throughput) và thời gian chu kỳ (Cycle Time) đều đại diện cho thời gian cần thiết để tạo ra một sản phẩm. Tuy nhiên, thực tế, hai chỉ số này tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quá trình sản xuất:

Sự khác biệt giữa thời gian thông lượng (Throughput Time) và thời gian chu kỳ (Cycle Time)

Sự khác biệt giữa thời gian thông lượng (Throughput Time) và thời gian chu kỳ (Cycle Time)

  • Cycle Time (Thời gian chu kỳ): Đây là thời gian tổng thể mà một sản phẩm mất để hoàn thành toàn bộ quá trình sản xuất, từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc. Nó cho ta cái nhìn tổng quan về hiệu quả của toàn bộ dây chuyền sản xuất.
  • Throughput Time (Thông lượng): Chia nhỏ quá trình sản xuất thành các giai đoạn con (ví dụ: gia công, lắp ráp, kiểm tra). Mỗi giai đoạn con sẽ có một thông lượng riêng, cho biết thời gian trung bình mà một sản phẩm dành cho giai đoạn đó. Thông lượng giúp ta xác định chính xác các “điểm nghẽn” trong quy trình, nơi sản phẩm phải chờ đợi lâu nhất, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến.

Cả hai chỉ số này đều quan trọng và bổ sung cho nhau trong việc tối ưu hóa quá trình sản xuất.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thông lượng

Throughput Time cao có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Máy hỏng do không được bảo trì đúng cách, thiếu hụt nguyên vật liệu, thiếu nhân công, quy trình phức tạp nhiều công đoạn… Cụ thể:

  • Máy móc cũ, không được bảo trì – bảo dưỡng đúng cách thường dễ bị hỏng hoặc gặp trục trặc khi hoạt động. Một khi máy móc/thiết bị gặp vấn đề, toàn bộ dây chuyền có thể phải dừng lại để sửa chữa, gây ra sự chậm trễ.
  • Thiếu hụt nguyên vật liệu, nguyên liệu chất lượng kém, hoặc nguyên vật liệu không được cung cấp đúng lúc cũng có thể làm ảnh hưởng đến Throughput Time
  • Thiếu nhân công, nhân công không được đào tạo bài bản, hoặc nhân công không làm việc hiệu quả đều có thể làm chậm quá trình sản xuất.
  • Các quy trình sản xuất phức tạp, không được tối ưu hóa, hoặc có quá nhiều bước thủ công cũng là những yếu tố tiềm ẩn gây ra điểm nghẽn.

Cách tăng thông lượng trong hoạt động của doanh nghiệp

Dưới đây là 4 phương pháp giúp doanh nghiệp nâng cao thông lượng:

Đánh giá quy trình hiện tại

Để thực hiện bất kỳ cải tiến nào, doanh nghiệp cần xem xét kỹ lưỡng hoạt động quy trình hiện tại. Có ba yếu tố chính cần đánh giá: Con người – Quy trình – Công nghệ.

  • Nhân sự: Doanh nghiệp cần kiểm tra xem nhân viên có đủ kỹ năng và số lượng cần thiết không. Họ có được phân công đúng nhiệm vụ không?
  • Quy trình: Doanh nghiệp đã lập bản đồ quy trình chưa? Nhà quản lý có xác định được các vấn đề gây tắc nghẽn trong hoạt động sản xuất không?
  • Công nghệ: Máy móc có được bảo trì tốt không? Công nghệ IT và OT mà doanh nghiệp sử dụng có đáp ứng nhu cầu hiện tại không?
Quy trình sản xuất cần được đánh giá kĩ lưỡng để tối ưu thông lượng

Quy trình sản xuất cần được đánh giá kĩ lưỡng để tối ưu thông lượng

Loại bỏ các “điểm nghẽn” trong quy trình sản xuất

Sau khi phân tích quy trình hiện tại và xác định các vấn đề cản trở, hãy loại bỏ các nút thắt bằng cách xây dựng quy trình mới hợp lý hơn với tình hình thực tế của nhà máy. Quy trình mới thiết lập nên tập trung vào loại bỏ các công đoạn không cần thiết và tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, đồng thời tối ưu hóa các chi phí thiết bị liên quan. Các quyết định thay đổi cần xem xét kỹ lưỡng dựa trên dữ liệu thu thập được từ quá trình phân tích quy trình cũ trước đó.

Áp dụng tự động hóa

Các hoạt động sản xuất thủ công thường tiềm ẩn nhiều rủi ro sai sót do yếu tố con người, gây lãng phí lớn về chi phí và nguồn lực, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Tự động hóa không chỉ giúp tăng năng suất mà còn đảm bảo tính ổn định và chính xác cao trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm thiểu rủi ro đáng kể.

Sử dụng phần mềm quản lý

Triển khai các phần mềm quản lý như ERPMES kết hợp với công nghệ IoT giúp doanh nghiệp theo dõi hoạt động sản xuất trong thời gian thực và phân tích dữ liệu nhanh chóng, tức thì. Nhờ đó, khi xuất hiện điểm nghẽn hoặc sự cố trong quá trình sản xuất, nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định kịp thời để giải quyết các vấn đề phát sinh, tối ưu hóa quá trình sản xuất và nâng cao năng suất.

Sử dụng phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp cải thiện thông lượng trong sản xuất

Sử dụng phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp cải thiện thông lượng trong sản xuất

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể sử dụng các phần mềm khác như quản lý bảo trì bảo dưỡng để giám sát, dự đoán và cảnh báo các sự cố tiềm ẩn làm ảnh hưởng đến hoạt động vận hành của máy móc, thiết bị; giúp tránh tình trạng downtime (thời gian chết) do máy hỏng/dừng và nâng cao thông lượng (throughput) của máy móc cũng như toàn bộ nhà máy.

Nâng cao chỉ số thông lượng là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp nhằm cải thiện kết quả kinh doanh. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần áp dụng nhiều giải pháp khác nhau, với mục tiêu chính là phát hiện và xử lý các “chướng ngại” trong quy trình sản xuất. 

Trên đây là những kiến thức liên quan đến thông lượng là gì và cách tối ưu thông lượng trong sản xuất. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm giải pháp công nghệ để tối ưu hóa thông lượng, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 092.6886.855 để được tư vấn chi tiết.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng