Vai trò của hệ thống quản lý sản xuất MES trong nhà máy thông minh

22/11/2024

Hệ thống quản lý sản xuất MES đóng vai trò trụ cột trong mô hình nhà máy thông minh. Bài viết này sẽ làm rõ cách thức vận hành của MES trong nhà máy thông minh và những lợi ích nổi bật mà phần mềm này mang lại.

Quản lý sản xuất và 15 thông tin hữu ích dành riêng cho người quản lý nên đọc.
mes trong mô hình nhà máy thông minh

Kiến trúc nhà máy thông minh cấu thành xu hướng sản xuất mới

Vai trò của hệ thống MES trong mô hình nhà máy thông minh

Tầm quan trọng của quản lý sản xuất

Sản xuất là hoạt động quan trọng hàng đầu trong mỗi nhà máy. Vì vậy, hoạt động quản lý sản xuất cần được đầu tư hiệu quả để tạo đà phát triển mạnh mẽ cho doanh nghiệp.

Khi hệ thống sản xuất không được vận hành đúng cách sẽ gây ra các thiệt hại đáng kể, có thể kể đến như kéo dài thời gian hoàn thành đơn hàng của khách hàng, giảm chất lượng mỗi thành phẩm được tạo ra, thiếu đi sự linh hoạt trong nhà máy… từ đó dẫn tới giảm doanh thu và lợi nhuận của chính doanh nghiệp. Thậm chí quản lý sản xuất trong nhà máy nếu như không được doanh nghiệp đầu tư đúng cách có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của đơn vị cũng như làm giảm uy tín đối với khách hàng, mất khách hàng do giao hàng trễ hạn. Chính vì vậy, hoạt động quản lý sản xuất cần được tập trung đầu tư tối đa.

Tầm quan trọng của MES trong mô hình nhà máy thông minh

Tại Việt Nam, công tác quản lý sản xuất trong nhà máy hầu như mới chỉ dừng ở hoạt động quản lý thủ công, khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc theo dõi, kiểm soát và vận hành sản xuất. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia khác, xu hướng nhà máy thông minh đang nở rộ, với quy mô thị trường ước tính đạt 354,60 tỷ USD vào năm 2024 (Theo Mordor Intelligence).

Trước xu thế chung, nhiều doanh nghiệp sản xuất Việt Nam đã quyết định triển khai Smart Factory để nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Kiến trúc nhà máy thông minh theo chuẩn quốc tế được chia thành 5 phần, trong đó, hệ thống MES nằm ở tầng thứ 3 – tầng trung tâm của toàn bộ nhà máy.

mes trong nhà máy thông minh

Trong mô hình kiến trúc nhà máy thông minh, MES chiếm vị trí quan trọng

MES (Manufacturing Execution System) là một hệ thống thông tin kết nối, giám sát, kiểm soát các hệ thống sản xuất và luồng dữ liệu phức tạp tại nhà máy. Mục tiêu chính của hệ thống quản lý sản xuất MES là đảm bảo thực hiện hiệu quả các hoạt động sản xuất và cải thiện sản lượng sản xuất.

Có thể thấy, cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã đưa tự động hóa quy trình sản xuất lên một tầm cao mới, nơi mà mỗi nhà máy sẽ sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến với khả năng tùy biến cao. Trong môi trường thông minh trên, máy móc sẽ trở thành một thực thể độc lập có khả năng thu thập dữ liệu, phân tích và phản hồi một cách tự động. Đây là các tính năng được xây dựng thông qua 5 tầng bên trong kiến trúc mô hình nhà máy thông minh, mà hệ thống MES nằm ở tầng thứ 3 – tầng trung tâm của toàn bộ nhà máy.

Xem thêm: Sự khác nhau giữa phân hệ quản lý sản xuất trong ERP và MES

Lợi ích mà hệ thống quản lý sản xuất nhà máy MES đem lại cho doanh nghiệp

Trong mô hình nhà máy thông minh, MES trở thành cầu nối giữa việc tự động hóa – kết nối trong vận hành sản xuất (Automation & IIoT) với hệ thống quản lý tổng thể của doanh nghiệp thông qua các giải pháp công nghệ bao gồm: phần mềm ERP, CRM, HRM,… nhằm tạo ra và cung cấp quy trình quản lý sản xuất hiệu quả trong các nhà máy.

mes trong mô hình nhà máy thông minh

MES mang lại nhiều lợi ích lớn cho doanh nghiệp sản xuất

Nhờ có MES, dữ liệu về hoạt động sản xuất tại nhà máy sẽ được thu thập tự động theo thời gian thực và gửi đến bộ phận quản lý. Thông qua các dữ liệu về  Dữ liệu mà hệ thống MES cung cấp được triển khai đến đội ngũ quản lý sản xuất, quản lý chất lượng và công nhân vận hành máy. Bằng cách này mỗi doanh nghiệp có thể cập nhật hoạt động sản xuất tức thời thay vì phải chờ đến khi kết thúc công đoạn sản xuất theo phương thức truyền thống. Có thể thấy, MES theo dõi và thu thập dữ liệu chính xác theo thời gian thực về vòng đời sản xuất hoàn chỉnh, bắt đầu bằng việc phát hành đơn hàng cho đến giai đoạn thành phẩm.

Hệ thống MES thu thập dữ liệu về sản phẩm, hiệu suất, truy xuất nguồn gốc, quản lý nguyên liệu và các hoạt động khác của nhà máy khi chúng xảy ra. Lần lượt, dữ liệu này cho phép những người ra quyết định hiểu các cài đặt hiện tại của nhà máy và tối ưu hóa tốt hơn quy trình sản xuất. Từ đó, MES tạo ra và cung cấp quy trình quản lý sản xuất tối ưu trong các mô hình nhà máy thông minh.

Xem thêm: Quy trình triển khai phần mềm MES

Tầm quan trọng của mô hình MES trong việc xây dựng mô hình sản xuất thông minh là điều không còn tranh cãi. Tuy nhiên, để triển khai phần mềm MES có hiệu quả cần một kế hoạch chỉn chu và bài bản. Điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải có một tầm nhìn chiến lược dài hạn. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn sâu hơn về hệ thống quản lý sản xuất MES, hãy liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn giải pháp: 092.6886.855

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng