Quản lý sản xuất hiệu quả với MES trong giai đoạn Covid-19

10/04/2020

Cả xã hội nói chung và rất nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi các chính sách tạo khoảng cách trong xã hội khi đại dịch Covid – 19 tấn công. Tuy nhiên, đối với một số doanh nghiệp, hoạt động vẫn được duy trì trơn tru trong thời kỳ khủng hoảng này nhờ ứng dụng MES trong quản lý sản xuất. Vậy bí quyết gì nằm sau thành công ấy?

>>> Đọc thêm: COVID-19: Thách thức, cơ hội và con đường phía trước cho các nhà phát triển công nghệ 4.0

Đại dịch Covid-19 không chỉ gây ra những xáo trộn trong các ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn… mà còn có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất. Nhiều hoạt động phân phối hàng hóa đã phải đóng cửa hoặc đứng trước nguy cơ đóng cửa vì doanh thu bị sụt giảm nghiêm trọng. Trong khi đó, hoạt động sản xuất trong khu vực sản xuất công nghiệp phụ trợ hay sản xuất các mặt hàng thiết yếu như thuốc, máy thở, khung giường bệnh và các công cụ y sinh lại phải hoạt động hết công suất để đáp ứng nhu cầu hiện tại. 

Mặc dù những hoạt động sản xuất cần thiết kể trên phần nào giải quyết được những khó khăn trước mắt, nhưng các biện pháp giãn cách xã hội hoặc những biện pháp an toàn khác dự kiến sẽ được áp dụng trên các khu vực sản xuất còn lại. Điều này đẩy các doanh nghiệp sản xuất vào tình thế phải duy trì hoạt động hiệu quả nhất có thể để chạy đua với thời gian. Khi đó, các quy trình thủ công, truyền thống không thể áp dụng được áp dụng bởi chúng sẽ chiếm rất nhiều thời gian của doanh nghiệp. Ví dụ hoạt động quét sạch máy móc và khử trùng khu vực làm việc sẽ tốn nhiều thời gian giám sát và quản lý của doanh nghiệp. Những khoảng thời gian này cộng lại và khi được đưa vào hệ thống tính toán OEE hoặc TEEP, các ảnh hưởng tiêu cực của chúng tới mức độ hiệu quả sản xuất. 

Hoạt động giám sát từ xa cung cấp cho nhà máy một công cụ tuyệt vời để giảm thiểu tối đa số lượng nhân viên tại các khu vực sản xuất, cho phép các doanh nghiệp sản xuất duy trì hoạt động mà vẫn đảm bảo đáp ứng chính sách giãn cách xã hội và chủ trương làm việc tại nhà trong giai đoạn này.

quản lý sản xuất với MES trong giai đoạn Covid-19

Hỗ trợ giãn cách xã hội và giảm thiểu phơi nhiễm dịch bệnh tại các khu vực sản xuất

Hiện nay, tại Việt Nam cũng như hầu hết quốc gia trên thế giới, giãn cách xã hội (social distancing) là biện pháp được đưa ra nhằm giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Thay vì phải điều động các nhà quản lý hay nhân viên đến làm việc, hệ thống giám sát từ xa trong giải pháp điều hành thực thi sản xuất MES sẽ phụ trách theo dõi và báo cáo chính xác các sự việc diễn ra trong khu vực sản xuất. Hỗ trợ cho hệ thống này là các thiết bị thông minh hoặc thiết bị IoT và nền tảng IoT hỗ trợ nhận thông tin và giám sát việc hoạt động và hiệu suất của máy. 

Các kết nối máy móc, thiết bị trong doanh nghiệp với nền tảng IoT rõ ràng đã thúc đẩy mạnh mẽ giãn cách xã hội theo các cách khác nhau. Cụ thể là, mỗi công nhân sẽ nhận trực tiếp các thông báo, chỉ đạo và thông tin cần thiết cho sản xuất được hiển thị trực tiếp tại màn hình bố trí tại khu vực làm việc của mình. Như vậy, mỗi cá nhân sẽ nhận được thông tin đầy đủ mà không phải di chuyển hoặc rời khỏi các khu vực làm việc đã được chỉ định. Không chỉ thể, nếu nắm bắt được lưu lượng hoạt động cho nhà máy theo thời gian thực thông qua MES, nhà quản lý sản xuất có thể quyết định giảm mật độ lao động tại khu vực sản xuất hay không. 

Thêm vào đó, hệ thống giám sát từ xa còn có chức năng xác định chính xác các thiết bị hoạt động kém hiệu quả hoặc bị lỗi trong khu vực sản xuất. Dựa vào kết quả giám sát này, doanh nghiệp sẽ tự động lên kế hoạch bảo trì và sửa chữa ngay lập tức mà không làm gián đoạn hoạt động sản xuất. 

quản lý sản xuất với MES trong giai đoạn Covid-19

Hỗ trợ quản lý sản xuất thông qua giám sát từ xa

Dữ liệu chuẩn và dữ liệu hiệu suất tối ưu cho phép các nhóm hoặc người quản lý sản xuất từ xa liên tục phát hiện các rắc rối có thể xảy ra tại các khu vực sản xuất. Việc thu thập dữ liệu liên tục cũng giúp theo dõi ảnh hưởng của chính sách giãn cách xã hội và chính sách sắp xếp các ca làm việc trong doanh nghiệp được đưa ra để giảm thiểu sự lây lan dịch bệnh. Các thông tin này cung cấp cho các nhà quản lý các điều kiện cần thiết để duy trì hiệu quả sản xuất trong khi đảm bảo người lao động có thể làm việc trong môi trường an toàn. 

Tích hợp dữ liệu vận hành thời gian thực của máy móc thiết bị vào nền tảng ERP và MES cũng giúp tối ưu hóa hiệu quả sản xuất thông qua giám sát từ xa. Nền tảng MES và ERP sẽ phân tính đánh giá dựa trên năng lực sản xuất hiện tại, danh sách và số lượng hàng tồn kho chính xác và đơn đặt hàng của khách hàng để xác định số lượng đầu ra có thể đạt được trong các khung thời gian được chỉ định. Quá trình này cũng giúp các nhà sản xuất từ các ngành công nghiệp thiết yếu trong thời điểm này như các doanh nghiệp sản xuất vật tư, thiết bị y tế hiểu được năng lực sản xuất thực sự của mình. 

quản lý sản xuất với MES trong giai đoạn Covid-19

Vừa qua, Vinfast đã tuyên bố sẽ dấn thân vào lĩnh vực sản xuất máy thở bên cạnh việc sản xuất và lắp ráp ô tô. Không chỉ là một hành động đậm tính nhân văn, hỗ trợ chính phủ, nhà nước trong quá trình chiến đấu với kẻ thù chung Covid-19, đây dù sao vẫn là một quyết định kinh doanh, và phải dưak trên những cơ sở thực tế. Vậy dựa vào cơ sở nào để tỉ phú Phạm Nhật Vượng đưa ra quyết định mạo hiểm như vậy? Dựa vào các dữ liệu lịch sử sẵn có được phân tích từ hệ thống MES và ERP, Vinfast hoàn toàn có thể dự báo và sản xuất hiệu quả một sản phẩm khác biệt hoàn toàn với dây chuyển hiện tại. Đây chỉ là một ví dụ tiêu biểu về giá trị của MES trong thời kỳ dịch bệnh hiện nay.

>>> Đọc thêm: 5 Chiến lược phục hồi doanh nghiệp sau đại dịch

Với những doanh nghiệp đang quan tâm đến các ứng dụng thông minh như MES cho hoạt động quản lý sản xuất của mình, hãy liên hệ với ITG Việt Nam theo hotline: 0986.196.838 để được tư vấn chi tiết.

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng