Phương pháp Kanban và 4 lợi ích trong sản xuất
Nội dung bài viết
Phương pháp Kanban là một thuật ngữ bắt nguồn từ Toyota Motor Corporation vào năm 1947, cho tới hiện nay, thuật ngữ Kanban vẫn được thường xuyên nhắc tới như là một trong những phương pháp quản lý sản xuất hiệu quả cho doanh nghiệp sản xuất.
Phương pháp Kanban là gì?
Được dịch theo tiếng Nhật, “Kan” là thẻ và “ban” là tài liệu. Phương pháp Kanban tập trung vào mục tiêu tăng năng suất và hiệu quả làm việc của doanh nghiệp qua việc phân tích và xử lý dữ liệu một cách rõ ràng, từ đó cải thiện thương hiệu, gia tăng lợi thế cạnh tranh và đạt nhiều lợi ích hơn so với những doanh nghiệp khác.
Nội dung chính của phương pháp Kanban
Phương pháp Kanban có thể được coi là một hệ thống tín hiệu và phản hồi. Khi một mặt hàng sắp hết tại một trạm vận hành, sẽ có một dấu hiệu trực quan chỉ định số lượng cần đặt từ nguồn cung cấp. Người quản lý bộ phận sẽ đặt hàng theo số lượng được chỉ định bởi hệ thống xử lý của Kanban, từ đó kết nối tới nhà cung cấp số lượng hàng hóa chính xác được yêu cầu.
Phương pháp Kanban có thể được sử dụng dễ dàng trong nhà máy, nhưng nó cũng có thể được áp dụng để mua hàng tồn kho từ các nhà cung cấp bên ngoài. Một trong những mục tiêu chính của Kanban là hạn chế tích tụ hàng tồn kho tại bất kỳ quy trình nào trên dây chuyền sản xuất.
Khi các thùng chứa nguyên vật liệu trống, các thẻ tài liệu sẽ xuất hiện, mã hóa theo thứ tự ưu tiên, cho phép sản xuất và vận chuyển nhiều hơn trước, qua đó giảm hoặc loại bỏ tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Phương pháp Kanban cần sự kết nối và liên kết giữa các bộ phận của công ty để diễn ra hiệu quả. Mỗi bộ phận cần dựa trên hệ thống dữ liệu chung để xử lý các vấn đề phát sinh tại một thời điểm cụ thể, sau đó điều chỉnh quy trình sang bộ phận khác để phòng tránh trong tương lai.
Bốn Nguyên tắc cơ bản của phương pháp:
- Bắt đầu với cái đã biết, sau đó thực hiện những vấn đề chưa biết
- Sẵn sàng chấp nhận thay đổi
- Tôn trọng các quy trình và vai trò hiện có của quy trình đó
- Khuyến khích phát triển kỹ năng lãnh đạo ở các cấp độ khác nhau
Để hiểu rõ chi tiết về bốn nguyên tắc cơ bản của phương pháp Kanban, bạn có thể tham khảo bài viết: Các thuộc tính cốt lõi của mô hình Kanban
Lợi ích của phương pháp Kanban
Kanban là một trong những phương pháp phát triển phần mềm phổ biến nhất được các doanh nghiệp áp dụng hiện nay. Kanban cung cấp một số lợi ích dành cho doanh nghiệp như:
Khả năng hiển thị tốt hơn – Khả năng hiển thị là một trong những lợi ích hiệu quả nhất mà phương pháp Kanban có thể mang lại. Qua việc sử dụng Kanban, doanh nghiệp có thể quan sát các nhiệm vụ giữa quy trình sản xuất đang diễn ra. Sự đơn giản trong cách trình bày trực quan của phương pháp cho phép bạn dễ dàng phát hiện ra các vấn đề phát sinh và ngay lập tức giải quyết nó.
Cải thiện hiệu quả công việc – Lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng Kanban là hiệu công việc được cải thiện ngay sau khi phương pháp này được triển khai trong doanh nghiệp của bạn. Việc trực quan hóa quy trình của doanh nghiệp sẽ nhanh chóng làm nổi bật các khu vực kém hiệu quả. Từ đó nhanh chóng giải quyết triệt để các vấn đề, và giảm lãng phí phát sinh.
Cải thiện sự linh hoạt – Đối với nhiều công ty, nỗ lực đạt được sự hiệu quả trong kinh doanh được thúc đẩy bởi việc xử lý linh hoạt các tình huống. Bằng cách chọn hướng đi với lộ trình Kanban thay vì dựa vào kế hoạch dự án chung cứng nhắc, người quản lý sản phẩm có thể tự do đánh giá lại các ưu tiên trước mắt dựa trên những thay đổi trên thị trường. Từ đó đưa ra những định hướng và phát triển tốt hơn cho doanh nghiệp.
Trong một thị trường biến động liên tục, quy trình kinh doanh của bạn cần phải linh hoạt. Phản ứng nhanh với nhu cầu khách hàng cũng quan trọng như phản ứng với những thay đổi của thị trường.
Tăng năng suất – Một trong những giá trị cốt lõi của phương pháp Kanban là sự tập trung mạnh mẽ vào việc liên tục cải thiện hiệu suất và hiệu quả của doanh nghiệp với mỗi lần lặp lại công việc. Trong Kanban, thời gian chu kỳ và thông lượng là các thước đo năng suất chính, theo dõi thời gian chu kỳ và thông lượng một cách nhất quán sẽ giúp doanh nghiệp theo dõi và đánh giá một cách hiệu quả quy trình làm việc.
Để doanh nghiệp có thể hiểu hơn về độ hiệu quả của phương pháp Kanban trong sản xuất, dưới đây là một ví dụ:
Nike sử dụng Kanban
Nike nổi tiếng vì đã áp dụng phương pháp sản xuất tinh gọn để đối phó với dư luận tiêu cực về điều kiện làm việc tồi tệ trong các nhà máy của mình.
Trước tiên ban lãnh đạo Nike đã đi qua các nhà máy của chính họ và khảo sát người lao động để tìm ra cách tốt nhất khắc phục những vấn đề đáng chú ý. Ban lãnh đạo của Nike chọn cách cố gắng tiêu chuẩn hóa nhu cầu của người lao động để ổn định công việc, từ đó trực tiếp loại bỏ các đơn đặt hàng trễ và những thay đổi đột ngột về nguyên liệu. Họ cũng thành lập Nike Grind để giảm thiểu sự lãng phí, sử dụng vật liệu tái chế từ các sản phẩm cũ và cải thiện môi trường làm việc của nhân viên.
Để trải nghiệm đầy đủ các lợi ích của Kanban, điều quan trọng là phải theo dõi dữ liệu một cách hiệu quả và chính xác. Phương pháp đã trở thành một trong những công cụ hiệu quả nhất để sản xuất tinh gọn hiện nay. Các thuộc tính cơ bản của mô hình Kanban ở trên có thể coi là kim chỉ nam cho các doanh nghiệp đang muốn áp dụng nó vào các cơ sở sản xuất. Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần tư vấn về các phương pháp lập kế hoạch sản xuất, quản lý chất lượng hiệu quả, hãy gọi đến số hotline của chúng tôi: 092.6886.855 để được tư vấn.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved