Những công nghệ cho phép cải tiến trong sản xuất
Nội dung bài viết
Cải tiến sản xuất đóng vai trò quan trọng khi nó cho phép mọi nhà máy tiết kiệm nguồn lực từ chi phí, nguyên vật liệu cho đến các thao tác… Ngày nay, sự hiện đại của các công nghệ, máy móc đã giúp cho việc cải tiến trong sản xuất ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
Khái niệm cải tiến trong sản xuất
Cải tiến trong sản xuất là việc mà các doanh nghiệp liên tục tối ưu hoá các quy trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm thiểu lãng phí, tiết kiệm chi phí triệt để nhằm tăng khả năng cạnh tranh. Việc này tập trung vào cải tiến công suất máy móc, thiết bị (bao gồm cả việc trang bị thêm máy móc phục vụ sản xuất) hay các thao tác trong sản xuất.
Việc cải tiến sản xuất đòi hỏi mỗi doanh nghiệp tính toán kỹ lưỡng các phương án triển khai cũng như chuẩn bị nguồn lực tài chính đủ mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện cải tiến đồng bộ sẽ tạo ra những sự thay đổi mang tính đột phá cho các doanh nghiệp.
Đọc thêm: Khám phá những nhà máy ứng dụng Lean
Vì sao ứng dụng công nghệ nên được các doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu trong cải tiến sản xuất?
Ngày nay, sự mở rộng của các chuỗi cung ứng toàn cầu đã tạo ra cơ hội và lợi thế đối với mọi doanh nghiệp nếu như biết nắm bắt thời cơ nhanh chóng. Trước những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường, cạnh tranh về giá và việc tham gia vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc cải tiến sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả năng suất.
Thế nhưng, những phương pháp công cụ truyền thống cho dù đã cải thiện hiệu suất giao hàng và giảm chi phí sản xuất, tuy nhiên, những cải tiến này là quá nhỏ để nhà máy thực sự bắt kịp một thị trường luôn biến động nhanh chóng như hiện nay. Theo đó, việc ứng dụng đổi mới công nghệ, coi công nghệ là công cụ chiến lược sẽ bảo đảm phát triển doanh nghiệp một cách nhanh chóng và mạnh mẽ nhất. Những lợi ích của việc triển khai công nghệ tại các khu vực sản xuất bao gồm:
- Cho phép doanh nghiệp thực hiện các quy trình cải tiến không ngừng nghỉ;
- Đảm bảo được các hoạt động cải tiến liên tục hiệu quả;
- Từ đó doanh nghiệp của bạn có khả năng vượt lên trước đối thủ cạnh tranh;
Các công nghệ cho phép doanh nghiệp cải tiến trong sản xuất
Công nghệ Nano – Vật liệu tham gia sản xuất
Nano là một loại vật liệu có cấu trúc các hạt, các sợi, ống, hay các tấm mỏng với kích thước rất nhỏ khoảng từ 1 – 100 nanomet. Theo đó, công nghệ nano là công nghệ liên quan đến việc thiết kế, phân tích, chế tạo ứng dụng các cấu trúc, thiết bị và hệ thống bằng việc điều khiển hình dáng, kích thước ở quy mô nanomet.
Việc ứng dụng công nghệ Nano trong nhà máy sẽ làm cho các quá trình sản xuất (đặc biệt là lĩnh vực hóa chất) hiệu quả hơn bằng cách tiết kiệm năng lượng, giảm thiểu chất thải và cũng sẽ tạo ra nhiều ứng dụng hơn trong lĩnh vực y tế và dược phẩm.
Andon kỹ thuật số – Công nghệ theo dõi quá trình sản xuất
Hệ thống Andon thông minh được thiết kế dựa trên công nghệ vi xử lý giao tiếp trực tiếp với máy tính thông qua hệ thống máy chủ. Nhờ đó mà người quản lý dù không có mặt tại xưởng sản xuất vẫn dễ dàng kiểm soát mọi sự cố xảy ra theo thời gian thực ngay trên màn hình máy tính, điện thoại…
Mô hình bảo trì năng suất tổng thể TPM – Công cụ đảm bảo sự hoạt động của quá trình sản xuất
Nhờ công nghệ số, việc bảo trì năng suất tổng thể thông qua hệ thống cảm biến sẽ trở nên ưu việt hơn, từ đó giúp xác định lỗi của máy hoặc linh kiện sớm hơn và cảnh báo người vận hành thực hiện các nhiệm vụ bảo trì. Với những công cụ hiện đại, người quản lý có thể giám sát điều kiện tương tác và phân tích dữ liệu lớn nhằm có các chẩn đoán và đưa ra các phương án xử lý dựa trên phương pháp bảo trì dự đoán.
- Giải pháp quản lý điều hành nhà máy MES – Công cụ quản trị tổng thể khu vực nhà máy
Trong các nhà máy sản xuất hiện đại, hệ thống MES được ứng dụng giúp ghi lại toàn bộ quá trình sản xuất trong thời gian thực. Nhờ có hệ thống này mà người quản lý có thể đánh giá được trong quá trình sản xuất sai sót đang diễn ra ở khâu nào từ đó có thể cải tiến sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, việc hệ thống MES kết nối với hệ thống ERP, RFID, IoT, QR code… cũng sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động của MES thông qua thu thập, phân tích, xử lý dữ liệu trong quá trình cải tiến nhanh chóng, kịp thời và chính xác.
Kết luận
Trong bối cảnh chuyển đổi sang công nghệ số trên thế giới và trong nước, việc ứng dụng công nghệ chính là giải pháp hàng đầu cho phép mỗi nhà máy cải tiến hiệu quả sản xuất từ đó nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng với xu hướng phát triển của thế giới.
Đọc thêm: Vì sao nhà máy thông minh là đích đến của mọi doanh nghiệp sản xuất?
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved