Đâu là giải pháp nhà máy thông minh phù hợp với doanh nghiệp Việt?

27/08/2021

Cùng với những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mô hình nhà máy thông minh xuất hiện như một sự tất yếu của công nghiệp sản xuất thời đại mới. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, việc triển khai mô hình này không phải là điều dễ dàng bởi nhiều hạn chế về kiến thức, tài chính, công nghệ,… Dẫu biết khó khăn, nhưng không có nghĩa rằng doanh nghiệp Việt không thể tìm được giải pháp nhà máy thông minh phù hợp cho doanh nghiệp của mình

Nhà máy thông minh – minh chứng rõ nhất cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và tác động rộng khắp trên mọi lĩnh vực trên toàn cầu, mà minh chứng rõ nhất chính là trong các ngành sản xuất. Đây là sự kết hợp của công nghệ trong ngành vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới. Những thay đổi này được cho là sẽ có các tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội. Cách mạng công nghiệp 4.0 đặc trưng bởi các đặc điểm sau: 

      Là cuộc cách mạng dựa trên nền tảng kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (cloud computing) và kết nối Internet vạn vật (IoT) nhằm thúc đẩy sự phát triển và hệ thống sản xuất thông minh và máy móc tự động hóa.

      Sử dụng công nghệ in 3D (3D printing) để sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ thống nhất các dây chuyền sản xuất. Công nghệ mới này cũng cho in ra sản phẩm mới bằng khi bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. 

Để hòa nhập vào quá trình nghiệp hóa này, hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam và thế giới đang tìm cách đưa các công nghệ mới nhất vào phục vụ quá trình sản xuất của mình. Thể hiện rõ nhất cho hoạt động này chính là việc xây dựng và đưa vào triển khai giải pháp nhà máy thông minh.

Theo Tạp chí Forbes, “nhà máy thông minh có thể được định nghĩa là nơi hệ thống không gian mạng thực – ảo (Cyber physical system) giao tiếp dựa trên kết nối Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ con người và máy móc trong việc thực hiện công việc.” Nói cách khác, các giải pháp nhà máy thông minh cho doanh nghiệp tận dụng các ứng dụng khoa học công nghệ mới nhất để giúp việc vận hành sản xuất trơn tru, nhanh chóng và tạo ra sản phẩm chất lượng, doanh thu tốt hơn.

>>>Đọc thêm: Lợi thế của triển khai giải pháp nhà máy thông minh trong đại dịch Covid – 19

Thế nào là một giải pháp nhà máy thông minh hoàn hảo cho doanh nghiệp?

Với vai trò đầu não vận hành và kiểm soát mọi hoạt động của doanh nghiệp, một nhà máy thông minh phải có khả năng thu thập dữ liệu trong thời gian thực, mọi quy trình và phương thức quản lý đều được số hóa. Từ đây, giải pháp này sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các bài toán về chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất và cả chi phí hoạt động. Cụ thể, một giải pháp nhà máy thông minh hoàn hảo sẽ mang đến những lợi ích như sau cho doanh nghiệp:

      Kiểm soát chất lượng. Bằng khả năng dự đoán, cảnh báo và truy xuất nguồn gốc,  giúp doanh nghiệp phát hiện sự cố khác thường và nâng cao quy trình quản lý chất lượng.

      Cải thiện tiến độ giao hàng. Khi đưa vào vận hành mô hình nhà máy thông minh, hệ thống các giải pháp này sẽ giúp các bộ phận trong nhà máy chủ động hơn trong việc cân đối nguồn lực và định hướng kế hoạch sản xuất phù hợp với thời hạn giao hàng.

      Tối ưu hóa chi phí. Nhờ vào các phần mềm quản trị thông minh trong hệ sinh thái nhà máy thông minh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tính toán được chi phí sản xuất thực tế và xác định những yếu tố gây hao phí nguồn lực. Dựa vào đó, các nhà quản lý  có thể tìm những giải pháp tốt nhất nhằm tối ưu hóa các chi phí trong doanh nghiệp sớm nhất và chính xác nhất.

Dĩ nhiên, để có thể giải quyết được những bài toán trên, một giải pháp nhà máy thông minh được xây dựng sẽ bao gồm rất nhiều các yếu tố khác nhau. Ví dụ như các yếu tố về công nghệ, phần mềm quản trị được sử dụng trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp sẽ cần đến những giải pháp khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp đó.

>>>Đọc thêm: Xu hướng phát triển giải pháp Nhà máy thông minh năm 2021

Đi tìm giải pháp nhà máy thông minh phù hợp cho doanh nghiệp Việt

Như định nghĩa tạp chí Forbes đã nói về nhà máy thông minh, nơi đây là tập hợp của một hệ thống không gian mạng thực – ảo (Cyber physical system) giao tiếp dựa trên kết nối Internet vạn vật (IoT) để hỗ trợ con người thực hiện và vận hành công việc sản xuất. Do đó, một giải pháp nhà máy thông minh sẽ không chỉ đơn thuần là đưa các công nghệ mới vào doanh nghiệp. Nó sẽ bao gồm một bộ giải pháp giúp doanh nghiệp đi từ việc chuyển đổi số dựa trên sự kết hợp giữa công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT), cùng với nhiều ứng dụng khác như Dữ liệu lớn, AI,… dựa trên nền tảng kết nối Internet vạn vật. Công nghệ hiện đại sẽ được thực hiện toàn diện và đưa vào từng ngóc ngách trong nhà máy nhằm giúp doanh nghiệp đạt được mục đích cuối cùng của mình.

Chính vì vậy, một khi doanh nghiệp muốn xây dựng nhà máy thông minh, ngoài vấn đề chi phí, làm thế nào để tìm được một đơn vị có thể mang đến một giải pháp gần như hoàn hảo như trên cũng là một bài toán khó. Không khó để doanh nghiệp có thể lựa chọn được một nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực này tại Việt Nam. 

Tại Việt Nam giải pháp nhà máy thông minh 3S iFACTORY được nhiều doanh nghiệp lớn trong nước ứng dụng như: Traphaco CNC, Goldsun, Ricco Glass, HTMP,… Mới đây nhất, ITG đã trở thành đối tác của tập đoàn Sunhouse trong triển khai nhà máy thông minh. Đây cũng là giải pháp xuất sắc được xướng tên tại Sao Khuê 2021 với giải thưởng cho phần mềm xuất sắc nhất. 

3S iFACTORY được kiến trúc theo tiêu chuẩn ISA-95 của Hiệp hội Tự động hóa thế giới. Giải pháp này giúp tạo dựng một dòng chảy thông tin xuyên suốt trong toàn bộ nhà máy, cho phép theo dõi, giám sát mọi hoạt động sản xuất theo thời gian thực. Bên cạnh đó, 3 3S iFACTORY cũng thúc đẩy kiểm soát toàn diện chất lượng ngay trên từng công đoạn và hỗ trợ việc truy xuất các lỗi trên sản phẩm từ khâu sản xuất đến khâu phân phối. Hơn thế, nếu trong quá trình sản xuất xảy ra, hệ thống cảnh báo được thiết lập tự động sẽ nhận diện và khoanh vùng lỗi ngay trên công đoạn sản xuất (WIP).

Ngoài ra, những dữ liệu trực quan từ tầng điều hành sản xuất MES sẽ được đẩy lên hệ thống ERP để giải quyết triệt để bài toán lập kế hoạch sản xuất (MPS) và lập kế hoạch nguyên vật liệu (MRP). Từ đó, doanh nghiệp có thể chủ động trong việc cân đối nguồn lực, định hướng kế hoạch sản xuất để đồng thời đảm bảo hạn chế tối đa tồn kho do sản xuất thừa mà còn rút ngắn tiến độ giao hàng.

GIẢI PHÁP NHÀ MÁY THÔNG MINH

3S iFACTORY được ứng dụng tại cánh chim đầu đàn ngành gia dụng Việt Nam Sunhouse

>>>Đọc thêm: “Ông lớn” ngành gia dụng Việt Nam Sunhouse triển khai giải pháp nhà máy thông minh

Kết luận

Một giải pháp nhà máy thông minh phù hợp sẽ là bệ phóng quan trọng giúp một doanh nghiệp tiến nhanh hơn vào cách mạng công nghiệp 4.0. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp có thể tìm đến giải pháp nhà máy thông minh của ITG để rút ngắn quá trình hội nhập vào công nghệ hiện đại. Để được hỗ trợ thêm thông tin, doanh nghiệp vui lòng liên hệ tới số Hotline 092.6886.855.

 

5/5 - (1 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng