Mô hình nhà máy thông minh: lợi ích và hiệu quả ra sao?

28/11/2018

Mô hình nhà máy thông minh liệu có phù hợp với mọi doanh nghiệp? Việc xây dựng mô hình nhà máy thông minh thường được các doanh nghiệp áp dụng để nâng cao sản xuất, quản lý nhà máy tốt hơn, giảm bớt chi phí, phát triển an toàn và bền vững. Để biến nhà máy hiện tại thành nhà máy thông minh thì các nhà quản lý cần có sự hiểu biết sâu rộng, tìm hiểu kỹ càng công nghệ, chuẩn bị sẵn về con người, vốn, công nghệ. Đánh giá liên tục về tính khả quan của dự án này. Sau đây chúng tôi xin chỉ ra các lợi ích mà mô hình nhà máy thông minh mang lại.

Chi phí dành cho nhà máy giảm xuống:

Các quy trình sản xuất được tối ưu hóa so với mô hình truyền thống. Các quy trình kiểm kê thông thường trước đây phải sử dụng con người thì hoàn toàn có thể thay thế bằng các cảm biến đếm thông minh. Thông tin về nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phầm đều dễ dàng được thông kế, kiểm soát. Tình hình kho cũng được kiểm soát tốt, hệ thống liên hệ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp được kiểm soát, từ dự đoán và cảnh báo về lượng sản xuất có thể ra các quyết định nhập hàng, đẩy hàng, lựa chọn nhà cung cấp có giá thành tốt, giảm chi phí nhập hàng. Ngoài ra, các máy móc được liên kết với hệ thống để đưa ra các báo cáo về tình trạng của máy móc, cảnh báo thời gian bảo hành bảo trì tới hệ thống, từ đó giảm chi phí dành cho sửa chữa, bảo hành máy móc.

An toàn và phát triển bền vững

Nhà máy thông mình được áp dụng cũng sẽ tăng độ an toàn trong lao động dành cho người lao động. Bằng các hệ thống cảnh báo nguy hiểm, hệ thống sẽ giúp quản lý các sự cố đáng tiếc có thể xây ra, ngoài ra các phần việc nặng nhọc, nguy hiểm có thể sử dụng máy móc để thay thế. Việc máy móc có thể hoạt động 24/24, chính xác, tỷ lệ sai hỏng gần như bằng 0, giúp cho người lao động không còn phải là việc căng thẳng và mệt mỏi. Với các cảm biến về môi trường, các nhà quản lý có thể hạn chế chất thải, môi trường làm việc của công nhân cũng được cả thiện nhằm đàm bảo sức khỏe cho công nhân.

Khai thác tối đa công suất của nhà máy

Sử dụng cảm biến, kết hợp IoT kết nối máy móc thiết bị với nhau, thu thập dữ liệu và tạo ra báo cáo liên tục. Từ các báo cáo, dữ liệu này các nhà quản lý tối ưu hóa quá trình sản xuất, hiệu quả đạt được là giảm thời gian chết, tối ưu được các công đoạn, tăng công suất và hiệu quả của dây chuyền sản xuất.

Tăng chất lượng sản phẩm

Bằng việc tối ưu hóa hệ thống, báo cáo và dự đoán về các sự cố lỗi hỏng, khiếm khuyết của máy móc, dây chuyền. Nhà quản lý có thể kết nối việc sản xuất rời rạc, giảm tỷ lệ lỗi hỏng, giảm phế liệu, thời gian bán hàng, tăng lỷ lệ lấp đầy và năng suất. Với mô hình nhà máy thông minh thì chất lượng sản phẩm sẽ tăng lên và lỗi hỏng ít hơn.

Tác động của các nhà máy thông minh trên quy trình sản xuất:

Các nhà quản lý khi xây dựng nhà máy thông minh cần cân nhắc các khoản đầu tư tùy thuộc và sự cần thiết của từng giai đoạn phát triển khác nhau. Điều quan trọng là nhu cầu tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp, các khoản đầu tư nhà máy phù hợp với kế hoạch phát triển, quy mô, đặc thù của doanh nghiệp.

 

 

Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng