IoT ngành cơ khí chế tạo có đang thực sự trở nên “hot”?
Nội dung bài viết
Trong cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, in-tơ-nét vạn vật (IoT) đang dần trở thành một phần không thể thiếu, đặc biệt là IoT ngành cơ khí chế tạo.
Bắt kịp xu thế ứng dụng IoT ngành cơ khí chế tạo vào sản xuất
Tại Việt Nam, các ứng dụng về IoT đã được nghiên cứu, phát triển dưới nhiều hình thức về giao thông, nông nghiệp thông minh, y tế thông minh… Ứng dụng IoT sẽ giúp doanh nghiệp (DN) nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sáng tạo, sản xuất ra những sản phẩm, dịch vụ tốt hơn và hợp lý hơn với người tiêu dùng. Như đối với ngành cơ khí chế tạo, các giải pháp IoT sẽ giúp quản lí máy móc, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, thiết lập quy trình ứng phó với các tình huống, qua đó giảm áp lực nhân lực, chi phí vận hành và xử lý dữ liệu.
>>>Đọc thêm: Kết hợp iot và erp: nền tảng đưa doanh nghiệp phát triển trong cuộc cmcn 4.0
Tuy nhiên, để có được kết quả thì DN cần áp dụng công nghệ đồng bộ IoT cho ngành cơ khí chế tạo từ ban đầu và tất cả hoạt động được kiểm soát bằng phần mềm. Khi thu hoạch sản phẩm thì chỉ cần lấy những dữ liệu để truy xuất nguồn gốc, điều này còn tạo sự minh bạch trong hoạt động.
Cơ hội và thách thức đối với IoT ngành cơ khí chế tạo
Theo các chuyên gia, hiệu quả từ việc ứng dụng IoT vào ngành cơ khí chế tạo trong đời sống xã hội đang ngày càng hiện hữu rõ ràng, nhất là đối với các vấn đề quản trị công nghệ, quản trị sản xuất…, cụ thể:
Một là, IoT áp dụng cho ngành cơ khí chế tạo cho phép DN cơ khí tiếp cận thông tin, tiếp cận tri thức, tiếp cận các công nghệ tiên tiến…
Hai là với những đột phá về công nghệ mới giúp giảm mạnh chi phí chế tạo và vận hành rô bốt, giảm mạnh chi phí sản xuất của công nghệ sản xuất đắp dần (công nghệ in 3D), do đó làm tăng khả năng ứng dụng rô bốt, công nghệ đắp dần thay thế công nghệ cắt gọt trong sản xuất cơ khí đối với những nước có tiềm lực kinh tế hạn chế như Việt Nam.
Ba là, IoT cho ngành cơ khí chế tạo là cơ hội để Việt Nam “đi tắt đón đầu”. Ngành Cơ khí nước ta chưa phát triển, quy mô còn nhỏ nên quán tính nhỏ, sự rủi ro xảy ra có thể không gây tổn thất quá lớn.
Bốn là, lao động ngành Cơ khí có tố chất ham học hỏi và nhanh nhạy, dễ thích ứng với cái mới, cho nên rất dễ dàng thích ứng với những cơ hội, công nghệ mới đến từ CMCN 4.0, từ đó, nâng cao trình độ, sáng tạo và nắm bắt công nghệ tiên tiến để ứng dụng.
Năm là, với việc tiếp cận nhanh nhạy và ứng dụng linh hoạt những thành tựu của IoT cho ngành cơ khí chế tạo, ngành Cơ khí nước ta sẽ có nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, tăng năng suất, rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường, sản xuất được những sản phẩm có chất lượng, giá cả cạnh tranh… qua đó, làm thay đổi phương thức quản lý, quản trị trong sản xuất cơ khí.
Bên cạnh cơ hội, IoT cho ngành cơ khí chế tạo cũng mang lại nhiều thách thức cho ngành Cơ khí Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, trong cuộc CMCN 4.0, lao động ngành Cơ khí có thể gặp khó khăn trong tìm kiếm việc làm, bởi những việc làm thủ công sẽ được tự động hóa thay thế bằng rô bốt, máy móc tự động. Việc hình thành, phát triển lực lượng lao động ngành Cơ khí được trang bị kỹ năng, trình độ để khai thác, làm chủ được công nghệ, phương thức vận hành mới cũng là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực ngành Cơ khí nước ta hiện nay.
Thứ hai, DN cơ khí nước ta phần lớn là DN nhỏ và vừa, chưa đủ năng lực cạnh tranh, chưa sẵn sàng tiếp cận công nghệ mới. Nhiều DN còn bị động với các xu thế phát triển mới, chưa sẵn sàng chuyển hướng mô hình tổ chức kinh doanh, trong đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt và đứng trước áp lực về nguồn lực đầu tư để chuyển đổi, đổi mới sáng tạo, đột phá.
>>>Đọc thêm: Tác động của internet vạn vật (iot) đến ngành sản xuất
Thứ ba, IoT ngành cơ khí chế tạo đã làm thay đổi hoàn toàn công nghệ cắt gọt truyền thống của ngành Cơ khí Việt Nam. Công nghệ này cho phép khách hàng đặt hàng sản phẩm với kiểu dáng tùy chỉnh và được sản xuất với tốc độ nhanh hơn và trên thế giới công nghệ này đang có những chuyển biến ngày càng mạnh mẽ, không chỉ giới hạn trong việc sản xuất các sản phẩm từ vật liệu nhựa, giờ đây vật liệu kim loại cũng đang được ứng dụng công nghệ này.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved