Điểm danh những ứng dụng công nghệ 4.0 được ông lớn Amazon sử dụng
Nội dung bài viết
Amazon được biết đến là ông vua trong ngành thương mại điện tử toàn cầu. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại bởi việc tạo môi trường trung gian cho người mua và bán giao dịch với nhau trên nền tảng Internet, Amazon còn đang có những tham vọng cách mạng hóa ngành công nghiệp trong tương lai.
>>>Đọc thêm: Học Hugo Boss triển khai nhà máy may thông minh
Amazon được thành lập bởi tỷ phú Jeffrey P. Bezos vào những năm đầu của thập kỷ 90. Nhận thấy nhu cầu mua sắm, đặc biệt là tại các nước phát triển đang ngày một tăng cao, Jeff Bezos đã tận dụng mạng Internet đang trên đà bùng nổ để cho ra đời một website bán hàng trực tuyến. Vào tháng 7/1995, website chính thức được hình thành và đi vào hoạt động.
Trải qua hơn 25 năm, từ mặt hàng đầu tiên được mua bán là sách truyện, đến nay có hàng triệu mặt hàng từ hàng triệu nhà cung cấp có mặt trên nền tảng thương mại điện tử khổng lồ này. Rất nhiều doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh coi Amazon là một mảnh đất phì nhiêu có thể giúp họ tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, với Amazon để có được tên tuổi như ngày hôm nay, giá trị giao dịch, sự tiện lợi nhanh chóng chỉ là một trong những yếu tố tiên quyết. Những cải tiến về công nghệ hay trải nghiệm trên không gian ảo là điều khiến trang web này trở thành một đối thủ đáng gờm cạnh tranh ngay cả với những đơn vị chuyên về công nghệ trên thế giới hiện nay.
>>>Đọc thêm: Mô hình nhà máy thông minh tiêu chuẩn Mỹ tại Việt Nam
Dấu ấn công nghệ 4.0 tại Amazon
Tại Amazon, có một điều vô cùng đặc biệt là hàng nghìn nhân viên sẽ cùng làm việc. Tuy nhiên không phải là tham gia dây chuyền sản xuất, đóng hàng, dán nhãn hàng, việc họ làm đó làm cùng nhau phát triển và tìm cách áp dụng các ứng dụng của AI và IoT.
IoT và AI là gì chắc hẳn không ai còn lạ lẫm. Internet vạn vật (IoT) là một mạng lưới liên kết rộng lớn giữa các thiết bị vật lý với nhau, như các thiết bị điện tử, cảm biến, bộ dẫn động và nhiều thiết bị khác. Trong khi Trí tuệ nhân tạo (AI ) là một hệ thống được trang bị với khả năng mô phỏng lại quá trình nhận thức và suy nghĩ của con người. Điều này có nghĩa, AI sẽ không chỉ phản hồi một cách máy móc theo những gì đã lập trình mà còn có thể có suy nghĩ và tự đưa ra quyết định vượt ra khỏi phạm vi lập trình ban đầu. Hai ứng dụng công nghệ này đang được ứng dụng linh hoạt tại Amazon nhằm tạo nên một chuỗi các quy trình tự động chính xác, trơn tru và linh hoạt nhất,
Điểm này hoàn toàn khác biệt với những gã khổng lồ trong ngành công nghệ như Google, các tập đoàn giao hàng lớn như Fedex. Từ lâu, AI đã được sử dụng để tạo ra một trong những bộ lọc email hiệu quả nhất cho hộp thư Gmail miễn phí. Hay những công ty giao hàng lớn như FedEx, UPS áp dụng AI vào doanh nghiệp nhằm lên kế hoạch các tuyến đường giao hàng hiệu quả.
Tuy nhiên tại Amazon, AI được nghiên cứu để đưa vào ứng dụng hiệu quả. Ngay từ khi truy cập vào trang web Amazon.com, AI đã xuất hiện để hỗ trợ người dùng. Công cụ tìm kiếm mạnh mẽ nhờ vào AI hoàn toàn hiểu người dùng đang tìm kiếm gì, Và từ đó, các đề xuất mua sắm theo ý muốn xuất hiện ngay lập tức theo hệ thống để người dùng chọn lựa.
Tuy nhiên không dừng lại ở đó, với hệ thống trí tuệ nhân tạo siêu việt, Amazon còn khiến mọi người bất ngờ vào quy trình sau khi đơn đặt hàng được tạo cho đến khi giao tận tay khách hàng. Mọi thứ đều được chi phối, phân tích và thực hiện bởi AI. Ví dụ như khi có một đơn hàng, Amazon sẽ sử dụng AI để chọn một trung tâm để xử lý đơn hàng. Đặc biệt, trung tâm nằm có thể không nằm ở gần nơi bạn nhất mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chỉ có Amazon mới biết. Nhưng theo nhiều chuyên gia, AI sẽ dự đoán và đưa ra kết quả dựa theo hàng tồn kho, lượng tồn dư các đang hàng đang xử lý các trung tâm. Điều này dựa vào các kết quả thu thập được từ hệ thống IoT tại các cơ sở của Amazon.
Và dĩ nhiên không chỉ dừng lại ở tận dụng AI hay IoT vào mọi quy trình tại tập đoàn, Amazon còn có nhiều tham vọng hơn như vậy.
Đọc thêm: Trí tuệ nhân tạo của IBM có khả năng dự đoán chính xác 95% những nhân viên sẽ nghỉ việc
Tham vọng sấm sét của Amazon
Một cuộc cách mạng công nghệ mới đang được Amazon ấp ủ để thay đổi nền công nghiệp toàn cầu. Amazon Website Services chính là chìa khóa trong kế hoạch Amazon và thực tế đơn vị này đã làm thay đổi toàn cảnh lĩnh vực điện toán trong doanh nghiệp. Đến nay AWS đã mở rộng phạm vi thị trường bằng cách tận dụng mạnh mẽ quy mô độc đáo của mình để cung cấp các dịch vụ chi phí thấp cho khách hàng. Trong quý 2 năm 2020, AWS đã tạo ra gần 11 tỷ đô la doanh thu trong quý, tăng trưởng 29% so với cùng kỳ năm trước cho dù đơn vị này đã giảm kha khá chi phí cho khách hàng cho đại dịch Covid – 19. Và tới nay, AWS đang có sự thay đổi theo định hướng phát triển mới của doanh nghiệp.
Phần lớn sự đổi mới của AWS xung quanh IoT tập trung vào kết nối và các công cụ dành cho nhà phát triển. AWS IoT Core cho phép người dùng kết nối thiết bị với các ứng dụng đám mây, theo dõi tin nhắn trong khi xử lý và định tuyến dữ liệu đến các điểm cuối thích hợp. Greengrass là một nền tảng sáng tạo cho phép xử lý dữ liệu cục bộ bằng các thiết bị cạnh. Các dịch vụ khác bao gồm các dịch vụ AI của Amazon, chẳng hạn như FreeRTOS, SiteWise, Device Management và Things Graph cung cấp một bộ khả năng mạnh mẽ cho các nhà phát triển để tạo các ứng dụng giám sát dữ liệu công nghiệp từ các thiết bị tiên tiến, cảm biến và các nguồn khác, sử dụng các dịch vụ và phân tích nâng cao của Amazon AI để cung cấp khả năng dự đoán.
Dự án khủng đang được kỳ vọng tại Amazon
Có thể nói rằng, việc chuyển sang các dịch vụ IoT công nghiệp chính là lời thách thức của Amazon với các gã khổng lồ công nghệ như Microsoft hay Google. Và chắc chắn, các tập đoàn này cũng cần phải dè chừng bởi dự án lớn sắp tới của Amazon.
Theo như báo cáo của Business Insider, Amazon đang triển khai trên một dịch vụ hoàn toàn mới được thiết lập nhằm cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp trong tương lai. Dự án này được đặt tên là AWS Thor, tận dụng công nghệ BI (Business Intelligence) tham chiếu đến các tài liệu nội bộ. Có thể cho rằng, đây là một phần mềm mới được sử dụng để giám sát các nhà máy công nghiệp lớn.
Cụ thể, với tham vọng của Amazon, Thor được kỳ vọng sẽ cung cấp khả năng Bảo trì Dự đoán, sử dụng phân tích các phép đo nhiệt độ, âm thanh và rung động để dự đoán thời điểm máy cần bảo trì trước khi xảy ra sự cố. Các dịch vụ AI của Amazon hiện đang được thử nghiệm ở Thụy Điển và dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào tháng 10 năm nay. Mục tiêu sử dụng ban đầu là quản lý tòa nhà thông minh cho các cơ sở công nghiệp lớn.
Đối với Amazon, Thor đại diện cho một động thái “nâng cấp” vào các ứng dụng, nơi mà những thành công của AWS đã bị trộn lẫn, với các dịch vụ như email, Chime (hội nghị truyền hình) và lịch trình không thu được nhiều sức hút. Trong một lĩnh vực mới nổi như Bảo trì dự đoán và các lĩnh vực liên quan đến IoT công nghiệp, phần lớn sự cạnh tranh bao gồm các ứng dụng chuyên biệt, dọc hoặc riêng và thị trường bị phân mảnh. Với việc sử dụng AWS rộng rãi, Thor có thể có cơ hội tốt để thiết lập thị phần có ý nghĩa trong thị trường công nghiệp và có khả năng mở rộng các trường hợp sử dụng và mức độ sử dụng nói chung.
Copyright © 2021 ifactory.com.vn All right reserved