Lợi thế của triển khai giải pháp nhà máy thông minh trong đại dịch Covid – 19

20/07/2021

Đại dịch Covid-19 kéo dài trong suốt gần 2 năm qua là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế và sản xuất trên toàn cầu. Gần như mọi hoạt động kinh doanh sản xuất trong nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, các nhà máy thông minh lại nổi lên như một điểm sáng. Với sự hội tụ sức mạnh của tự động hóa với sự kết hợp của các công nghệ ưu việt như IIoT,BigData… Việc sớm triển khai giải pháp nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh sớm hơn so với đối thủ.

>>>Đọc thêm: JAGER – Nhà máy nội thất thông minh đầu tiên tại Việt Nam và góc nhìn khác biệt về ứng dụng Công nghệ

Điểm trừ của các nhà máy hoạt động theo phương thức truyền thống

Đại dịch COVID-19 đã phơi bày những hạn chế của hoạt động vận hành thủ công và dựa trên giấy tờ theo phương thức quản lý và vận hành truyền thống, làm gián đoạn các quy trình sản xuất vận hành và cách thức làm việc tại văn phòng, hạn chế quá trình chia sẻ công việc và chuyên môn của các nhà quản lý.

Thực tế cho thấy, trên thị trường hiện nay còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng phương pháp làm việc thủ công. Mọi quy trình hồ sơ giấy tờ, vận hành doanh nghiệp đều bằng giấy tờ hay chỉ là một vài ứng dụng công nghệ đơn giản. Chỉ có số ít các  doanh nghiệp áp dụng ứng dụng và chuyển đổi kỹ thuật số trong các hoạt động của họ trên quy mô lớn. Đây chính là trở ngại làm giảm đáng kể hiệu quả và sự nhanh nhạy của nhà sản xuất – đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng. 

Cụ thể, tại nhiều cơ sở sản xuất vào thời gian giao ca, nhiều nhân viên tập trung gần nhau trong một phòng để họp giao ban. Các ghi chú được viết trên bảng trắng và nhân viên sẽ cặm cụi ghi chép những phần công việc của mình theo cách riêng. Sự mất thời gian này có tác động to lớn đến năng suất và việc ra quyết định bị ảnh hưởng do thiếu sáng suốt. 

Cách tiếp cận thủ công này đối với các quy trình sản xuất đã được thử nghiệm bởi cuộc khủng hoảng COVID-19: số lượng công nhân trong một ca phải giảm, không có sự hướng dẫn chỉ bảo từ công nhân chủ chốt nghỉ ốm và việc đóng cửa sản xuất đồng nghĩa với một phần trong chuỗi cung ứng bị đứt gãy.

Với các doanh nghiệp sản xuất, phương thức làm việc tại nhà không hề khả thi. Họ không thể vận hành sản xuất sản phẩm khi không có bất kỳ phương thức hỗ trợ nào. Trong đại dịch này, một số nhà máy đã nghĩ ra các giải pháp thay thế. Ví dụ: tuân thủ các quy tắc về khoảng cách xã hội bằng cách chỉ có năm người trở xuống trong một phòng họp, làm việc ở các khu vực khác nhau và giao tiếp đặc biệt trên các nền tảng không gian làm việc và các cuộc gọi hội nghị.

Tuy nhiên, các hành động này được đưa ra muộn hơn và làm gián đoạn, hay giảm năng suất chung của doanh nghiệp. Nếu như họ đã đưa các công nghệ số, chuyển đổi số các dữ liệu hướng dẫn sản xuất, thì mọi chuyện đã khác.

Lợi thế của hoạt động vận hành tại nhà máy thông minh

Một trong những thách thức chính đối với các nhà sản xuất là sự chênh lệch giữa các công nhân có thâm niên và công nhiên thông thường. Vậy làm thế nào để doanh nghiệp có thể giải quyết vấn đề hướng dẫn, đưa các quy trình một cách an toan và nhanh chóng cho các công nhân để chỉ cho họ cách xử lý vấn đề sản xuất nào là khôn ngoan? Đó chính là cần đưa mọi quy trình, thông tin, dữ liệu lên hệ thống công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Hay nói cách khác đó là chuyển đổi số.

Quá trình chuyển đổi số này sẽ mất thời gian vô cùng cho doanh nghiệp khi họ phải xây dựng cơ sở hạ tầng, đưa các dữ liệu lên hệ thống,… Với những doanh nghiệp đã thực hiện điều này, họ hoàn toàn có thể xử lý mọi thứ một cách đơn giản. Ví dụ như đưa kế hoạch sản xuất đến từng cá nhân thay vì phải tụ tập họp hành, đưa các thông tin hướng dẫn về từng công nhân thay vì phải có người chỉ bảo. Các nhà quản lý thậm chí không cần đến cơ sở sản xuất do giãn cách xã hội mà có thể có mọi thông tin mình cần dựa trên một hệ thống tích hợp.

Ngoài ra, dựa trên nền tảng hoạt động kỹ thuật số, doanh nghiệp có thể đã cắt giảm khoảng 100 phút khi họ phải đọc các báo cáo quản trị đầy các dữ liệu- con số này chiếm 21% thời gian làm việc trong ngày – và sẽ tiết kiệm 30 phút mỗi ngày cho các nhà quản lý tại các dây chuyền sản xuất. Thời gian này cho phép công nhân có thêm thời gian nắm bắt kiến ​​thức trong hệ thống và cũng khiến cho mọi hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp trở nên đơn giản và đỡ áp lực hơn rất nhiều, ngoài những áp lực từ đại dịch.

>>>Đọc thêm: “Ông lớn” ngành gia dụng Việt Nam Sunhouse triển khai giải pháp nhà máy thông minh

Nhà máy trở nên linh hoạt hơn dưới tác động của đại dịch

Có thể thấy rằng một nhà máy đưa các công nghệ và ứng dụng kỹ thuật số vào sản xuất đã gia tăng sức chống chịu trước đại dịch Covid-19 từ những điều đơn giản nhất như thế nào. Cụ thể những ứng dụng kỹ thuật số thông minh đã giúp ích cho doanh nghiệp thời đại dịch như sau:

  • Cho phép nhà quản lý điều hành các hoạt động của doanh nghiệp từ xa

Các nhà máy thông minh phá vỡ các khuôn mẫu truyền thống và thường mang lại những thay đổi trong quy trình hoạt động. Tại Schneider Electric, chiến lược họp nhanh diễn ra trong các nhà máy thông minh và các trung tâm phân phối thông minh. Các cuộc họp quản lý kéo dài trong khoảng thời gian ngắn (SIM), tuân theo các nguyên tắc linh hoạt và nhằm thu hút năng suất bằng cách phân tích dữ liệu hiệu suất, lập kế hoạch công việc và điều phối các nhóm.

Do nhân viên không thể tập trung tại cơ sở sản xuất trong thời gian xảy ra đại dịch, nên các cuộc họp được tiến hành thông qua các ứng dụng phần mềm kỹ thuật số đã được triển khai tại các địa điểm trước đại dịch. Các ứng dụng này kết nối thông tin hiệu suất có liên quan và kích hoạt quy trình hành động để duy trì mức hiệu suất sản xuất trong khi đảm bảo giãn cách xã hội.

  • Tối ưu hóa hiệu suất thông qua nội dung thời gian thực, thông tin xử lý

Không có một khoảnh khắc nào bị bỏ phí khi một nhà máy chính thức trở nên “thông minh”. Trung tâm của bất kỳ nhà máy thông minh nào là cấu trúc và nền tảng hỗ trợ IoT cho phép các tổ chức tận dụng tất cả các thiết bị và cảm biến được kết nối. Nền tảng IoT có thể được thiết kế để dễ dàng triển khai và mở rộng quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của từng khách hàng. Các kiến ​​trúc hỗ trợ IIoT mở cho phép các tổ chức tận dụng các thiết bị và cảm biến được kết nối để tăng năng suất và tiết kiệm.

Trong một trận đại dịch, nhân viên có thể giám sát hoạt động của máy tại nhà và khắc phục các sự cố trước khi chúng gây ra hỏng hóc. Đặc biệt, những công nghệ như vậy có thể dẫn đến sự phối hợp tốt hơn giữa các nhà máy trên toàn thế giới. Ví dụ: nhóm kỹ sư của Schneider tại Singapore có thể hợp tác với một đối tác ở Châu Âu để triển khai bảo trì dự đoán từ xa trên dây chuyền sản xuất cho một nhà máy thông minh ở Philippines.

>>>Đọc thêm: Một số công nghệ tiêu tiểu trong nhà máy thông minh

  • Tiết kiệm điện năng tiêu thụ, lãng phí nhờ vào nền tảng IIoT

Các nhà máy truyền thống theo dõi việc sử dụng năng lượng theo khoảng thời gian và điều chỉnh cho phù hợp bằng phương pháp thủ công. Nhưng trong các nhà máy thông minh, sự đổi mới và tính bền vững đi đôi với nhau: quản lý năng lượng theo thời gian thực vì dữ liệu thu thập được theo thời gian thực.

Dữ liệu thời gian thực được thu thập hoàn toàn minh bạch và có thể được chuyển đổi thành thông tin có ý nghĩa, một cách tự động hoặc do con người xử lý. Các dữ liệu được phân tích giúp cho nhà quản lý có thể điều chỉnh một cách hiệu quả năng lượng trong toàn bộ cơ sở. Cụ thể, nhờ vào hệ thống IIoT, nhà máy Schneider Electric Lexington tiết kiệm năng lượng 3,5% so với cùng kỳ năm 2020, ngoài 6,6 triệu đô la tiết kiệm trong khu vực kể từ năm 2012. Các lợi ích khác bao gồm giảm 20% chỉ số thời gian sửa chữa trung bình và 90 % loại bỏ thủ tục giấy tờ.

  • Sử dụng phân tích dự đoán được hỗ trợ bởi IIoT để đạt được hiệu quả của quy trình

Các nhà máy thông minh cho phép các nhà điều hành sử dụng thực tế tăng cường (AR) để tăng tốc độ vận hành và bảo trì nhằm tăng năng suất. Với phần mềm AR, nhân viên có thể quét mã QR và xem dữ liệu hoạt động trực tiếp được gửi đến điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Người lao động có thể kiểm tra các vấn đề và vấn đề an toàn trước khi chúng trở thành lỗi, cảnh báo hoặc vấn đề an toàn. Quá trình điều khiển bằng AR cũng giúp đào tạo các mô hình phân tích để làm cho máy móc hoạt động tốt hơn theo thời gian. 

Nhờ vào AR, năng suất lao động tại các cơ sở sản xuất tăng lên nhiều lần trong khi có thể hạn chế được sự tham gia của nhiều nhân viên tại cơ sở sản xuất cùng một lúc. Thêm vào đó, việc hạn chế lỗi sẽ giúp doanh nghiệp sản bớt được các rủi ro ngoài những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch.

Kết luận

Đại dịch Covid 19 mang đến những tác động tiêu cực vào mọi mặt đời sống trên toàn cầu. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để các ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến được dùng trong nhà máy thông minh phát huy hiệu quả của mình.

Ông Nguyễn Xuân Hách

CEO ITG Technology

Ông Nguyễn Xuân Hách có hơn hơn 18 năm kinh nghiệm tư vấn trong lĩnh vực giải pháp ERP, MES và Smart Factory cho các công ty, tập đoàn lớn của Việt Nam cũng như các doanh nghiệp FDI lớn của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ông thấu hiểu những vấn đề mà các nhà máy tại Việt Nam đang gặp phải khi tiến hành chuyển đổi số. Ông và đội ngũ đã sáng lập ra nhiều giải pháp về quản trị điều hành doanh nghiệp như ERP, MES, và đặc biệt là sản phẩm 3S iFACTORY sẽ mang lại cho doanh nghiệp áp dụng không chỉ là phần mềm, mà là kiến trúc và chiến lược công nghệ toàn diện trong thời kỳ CMCN 4.0.

5/5 - (2 bình chọn)
Bạn muốn chuyên gia tư vấn nhanh?
Bạn đang tìm hiểu về các giải pháp chuyển đổi số và muốn chuyên gia tư vấn trực tiếp tức thì? Đừng ngại ngần kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ giải pháp nhanh chóng